Вы находитесь на странице: 1из 46

GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC

LÁI CẨU

MỤC LỤC
A/ CÁC KIẾN THỨC VỀ PHƯƠNG TIỆN...................................................................3
A.I.PHẦN DI CHUYỂN..................................................................................................3
1- Sơ lược về động cơ đốt trong :...................................................................................3
a/ Nguyên lý hoạt động; phân loại - Các hệ thống trong động cơ:..............................3
b/ Yêu cầu kỹ thuật :..................................................................................................5
2/ Hệ thống gầm :.........................................................................................................7
a/ Các điểm khác biệt giữa phần gầm của máy nâng chuyển với các phương tiện vận
tải............................................................................................................................... 7
b/ Yêu cầu kỹ thuật :..................................................................................................7
3/ Hệ thống điện :.........................................................................................................8
a/ Nguyên tắc điều khiển chung của hệ thống điện điều khiển tự động : Sơ lược
nguyên lý điều khiển tự động , các bộ phận trong hệ thống :.....................................8
b/ Yêu cầu kỹ thuật :..................................................................................................9
A.II/ PHẦN NÂNG :......................................................................................................10
1/ Cơ cấu treo tải :......................................................................................................10
a/ Cáp; phân loại; các yêu cầu về tính năng hoạt động :.........................................10
b/ Móc, phân loại, chức năng của từng loại móc:..................................................... 15
c/ Pu ly, các yêu cầu:................................................................................................15
2/ Hệ thống tời :..........................................................................................................15
a/ Mô tơ tời : Phân loại và nguyên lý hoạt động :.....................................................15
b/ Tang, phanh, cơ cấu an toàn của hệ thống tời :.....................................................16
c/ Yêu cầu kỹ thuật :.................................................................................................18
4/ Cơ cấu nâng hạ cần và thay đổi chiều dài cần :.................................................19
a/ cơ cấu nâng hạ của cẩu cơ : .................................................................................19
b/ Cơ cấu nâng hạ câng thủy lực :............................................................................20
c/ Cơ cấu thay đổi chiều dài cần của cẩu thuỷ lực:...................................................20
b/ Yêu cầu kỹ thuật :.................................................................................................22
B/ CÁC YÊU CẦU THAO TÁC...................................................................................23
B.I. YÊU CẦU KHI DI CHUYỂN................................................................................23
B.II. YÊU CẦU KHI VẬN HÀNH PHẦN NÂNG.......................................................24
1/ Yêu cầu về các công cụ hỗ trợ ngoại vi : Cáp, ma ní ............................................24
2/ Yêu cầu khi thao tác phưong tiện: Tuyệt đối tuân thủ các bước thực hiện sau:26
a/ Công tác xác lập phương án thực hiện :...........................................................26
b/ Thực hiện phương án:.......................................................................................28
c/ Kiểm tra từng bước thực hiện :.........................................................................31
d/Tầm với:................................................................................................................ 31
e/ Làm việc với 2 cẩu :.............................................................................................31
3/ Các yêu cầu khác:..................................................................................................31
a/ Yêu cầu về vị trí đứng và cách kê chân đế :.....................................................31

© Vietranstimex 2013 Trang 1 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

b/ Cách tính toán áp lực gió :................................................................................32


c/ Yêu cầu hiểu biết về tính năng của từng chi tiết trong phương tiện và đặc
điểm phương tiện :.................................................................................................32

© Vietranstimex 2013 Trang 2 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

A/ CÁC KIẾN THỨC VỀ PHƯƠNG TIỆN


A.I.PHẦN DI CHUYỂN
1- Sơ lược về động cơ đốt trong :
a/ Nguyên lý hoạt động; phân loại - Các hệ thống trong động cơ:
Nguyên lý chung của các loại động cơ nổ là biến đổi nhiệt năng từ quá trình đốt
cháy nhiêu liệu thành cơ năng .
Buồng cháy là phần không gian nơi diễn ra quá trình cháy nhiên liệu.
Động cơ đốt trong là động cơ có buồng cháy nằm trong xy lanh động cơ.
Chu trình làm việc của động cơ đốt trong phân ra làm nhiều kỳ; mỗi kỳ đặc trưng
cho từng trạng thái nhiệt động học của hỗn hợp trong xy lanh.
Động cơ 4 kỳ được đặc trưng bởi các kỳ :
* Nạp : Piston đi xuống, áp suất trong xy lanh thấp hơn bên ngoài, hỗn hợp nhiên
liệu (Đối với động cơ xăng), không khí (Đối với động cơ diesel) được nạp vào xy lanh;
xu páp nạp mở, xu páp thải đóng.
* Nén : Xy lanh đi lên, áp suất trong xy lanh tăng, xu páp nạp và thải đóng kín.
* Nổ : Khi đạt được áp suất quy định, đối với động cơ xăng hệ thống đánh lửa bắt
đầu khởi động, đối với động cơ diesel hệ thống phun bắt đầu phun nhiên liệu vào xy lanh
mở đầu chu kỳ nổ. Các xu páp đóng kín.
* Xả : Xy lanh đi lên, xu páp nạp đóng , xu páp xả mở, hỗn hợp khí trong xy lanh
được tống ra ngoài chuẩn bị cho một chu kỳ mới .

Động cơ đốt trong được phân loại theo :


+ Số chu kỳ hoạt động : Chia ra làm 02 loại : 2 kỳ và 4 kỳ. (Trong phạm vi giáo
trình chỉ quan tâm đến động cơ 04 kỳ)
+ Loại nhiên liệu : Động cơ xăng và động cơ diesel;
+ Cấu hình sắp xếp xy lanh : Loại I : xy lanh thẳng hàng, loại V : xy lanh xếp
thành 2 hàng lệch nhau 1 góc quy định ; động cơ hình sao.

© Vietranstimex 2013 Trang 3 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

+ Ngoài ra còn có các tiêu chí phân loại khác như : Cơ cấu phun nhiên liệu : trực
tiếp, gián tiếp; hệ thống điều khiển cơ cấu phun : Phun điện tử , phun thường ...
Các hệ thống trong động cơ 4 kỳ :
+ Hệ thống nhiên liệu :
Có chức năng cung cấp nhiên liệu cho quá trình sinh công :
Sơ lược cấu tạo :

Lược đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

Lược đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Xăng


+ Hệ thống bôi trơn :
Có chức năng giảm thiệt hại bởi ma sát trong các chi tiết chuyển động, tăng tuổi
thọ, hiệu suất khai thác của động cơ.
Bao gồm các chi tiết chính : Bơm, lọc và các đường ống dẫn. Bơm chuyển dầu bôi
trơn từ các te qua lọc lên các chi tiết : Trục khuỷu, thanh truyền, thành xy lanh, đỉnh
piston và các chi tiết khác : Cần sú páp, cam. Áp lực làm việc trung bình 37 kgf/cm2.
Dầu bôi trơn trong hệ thống phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về : độ pH, tính
ăn mòn, độ nhớt ở các nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ sôi, đông đặc...
+ Hệ thống làm mát : Sơ lược cấu tạo :

© Vietranstimex 2013 Trang 4 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Lược đồ hệ thống làm mát


Chất làm mát - thông thường là nước trộn lẫn hoá chất làm tăng nhiệt độ sôi , giảm
nhiệt độ đông đặc và chống đóng cặn - được bơm chuyển qua két làm mát, lưu lượng
được khống chế bằng van hằng nhiệt tới làm mát cho xy lanh, nắp máy và các cơ cấu sinh
nhiệt khác với áp suất : 24 atm và nhiệt độ công tác không vượt quá 800C.
+ Hệ thống nạp khí :
Không khí (hỗn hợp khí) được nạp vào xy lanh qua các xu páp được dẫn động qua
cò mổ, cần đẩy và các vấu cam trên trục cam.
Trong động cơ xăng không khí từ môi trường ngoài (qua lọc không khí) đi vào bộ
chế hoà khí (lưu lượng dòng khí được khống chế bằng một van tiết lưu - hay được gọi là
bướm gió) làm bốc hơi xăng trong chế hoà khí, hỗn hợp nhiên liệu và không khí được
trộn lẫn và nạp vào trong xy lanh ( lưu lượng dòng hỗn hợp này được khống chế bằng
bướm ga) trong kỳ nạp.
Trong động cơ diesel không khí sau khi qua lọc được nạp hoặc trực tiếp vào xy
lanh hoặc được tăng áp trước khi nạp - Trong các phương tiện của Công ty, cơ cấu tăng
áp là turbo tăng áp, tận dụng động năng của khí xả làm quay cánh quạt, nén không khí
với áp suất nạp  0,8 atm vào xy lanh.
+ Ngoài các hệ thống nói trên, trong động cơ còn có các hệ thống khác như : Điện
khởi động, điện điều khiển, cơ cấu nén khí,... Trong phạm vi giáo trình không liệt kê chi
tiết của tất cả các hệ thống mà chỉ hướng dẫn sơ bộ nhằm tránh trùng lặp. Anh (chị) chú ý
tham khảo thêm ở các giáo trình chuyên đề động cơ hay điện do Phòng phát hành.
b/ Yêu cầu kỹ thuật :
Mỗi nhà chế tạo đều có tiêu chuẩn khai thác riêng mà bắt buộc người sử dụng phải
tuân thủ . Riêng trong từng hệ thống đều có từng đặc trưng :
+ Hệ thống nhiên liệu : Tuân thủ các yêu cầu :
* Sử dụng đúng nhiên liệu quy định :
Không pha trộn làm thay đổi thành phần nhiên liệu. Các chỉ số cần đảm bảo của
nhiên liệu :
- Chỉ số xê tan của diesel : 4060 (Là phần trăm thể tích của chất xê tan C 16H34
trong nhiên liệu). Số xê tan thể hiện tính dễ cháy của nhiên liệu diesel.
- Chỉ số ốc tan của xăng : 5685 (Là phần trăm thể tích của chất ốc tan C 8H18
trong nhiên liệu). Số ốc tan thể hiện tính chống kích nổ của nhiên liệu xăng. Đối với

© Vietranstimex 2013 Trang 5 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

nhiên liệu thông dụng chỉ số ốc tan tăng khi chỉ số xê tan giảm và ngược lại. Động cơ dễ
nổ khi chỉ số xê tan cao và hoạt động êm khi chỉ số ốc tan cao.
- Độ nhớt động học ở 200C : Xăng 0,6-0,85 cSt , diesel 2,5-8,5 cSt.
* Không cho phép động cơ quá tải :
- Quá tải nhiệt : Sự thay đổi nhiệt độ trong xy lanh trong chu kỳ nổ lớn hơn quy
định
T
> Ct (T : độ thay đổi nhiệt đô, : Góc quay trục khuỷu trong kỳ nổ,

Ct : tiêu chuẩn nhà chế tạo).
- Quá tải cơ : Sự thay đổi của mômen xoắn trục khuỷu trong kỳ nổ lớn hơn quy
định
M
> Cm (M : độ thay đổi mô men xoắn, : Góc quay trục khuỷu trong

kỳ nổ, Cm : tiêu chuẩn nhà chế tạo).
Thông thường, nhà chế tạo không biểu diễn các chỉ số C t ,Cm song khi xảy ra hiện
tượng quá tải, có thể cảm nhận được : Xuất hiện khói xanh, nhiệt độ nước làm mát cao,
có tiếng gõ trong xy lanh ...
+ Hệ thống bôi trơn :
Tuân thủ các yêu cầu :
* Sử dụng chất bôi trơn đúng chủng loại : Tuân thủ độ nhớt quy định, độ pH, tính
ăn mòn và các đặc tính lý hoá khác. Nếu không tìm hiểu được các thông số thì tuyệt đối
tuân thủ quy định hiện hành về chủng loại dầu mỡ phụ.
* Đảm bảo số lượng chất bôi trơn theo quy định.
* Khi tính chất lý hoá của chất bôi trơn thay đổi do sử dụng, lập tức thay thế (tuân
theo quy định hiện hành).
* Đảm bảo nhiệt độ, áp suất làm việc của hệ thống bôi trơn luôn ở mức cho phép
(3-7 kgf/cm2 ; -20  1400C)
+ Hệ thống làm mát :
Tuân thủ các yêu cầu :
* Tuân thủ yêu cầu về đặc tính của chất làm mát : Độ pH, tính ăn mòn, nhiệt độ
sôi và đông đặc .
* Không làm việc khi chất làm mát vượt  80% nhiệt độ sôi;
* Áp suất chất làm mát trong hệ thống :  2-4 atm.
2/ Hệ thống gầm :
a/ Các điểm khác biệt giữa phần gầm của máy nâng chuyển với các
phương tiện vận tải
Điểm đặc trưng tiêu biểu của phần gầm trong các xe cẩu thuỷ lực hiện có tại Công
ty là hệ thống treo có thể điều chỉnh được - Hệ thống treo gồm các xy lanh thuỷ lực kết
hợp với các lá nhíp parabol đảm bảo sự đàn hồi khi vận hành trên đường đồng thời điều
chỉnh chiều cao và mặt ngang tuyệt đối cho phương tiện. Riêng xe nâng đặc trưng hệ
thống treo là hoàn toàn cứng.
Các đặc trưng khác :

© Vietranstimex 2013 Trang 6 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

- Hệ thống lái :
Có nhiều trục dẫn hướng, cơ cấu lái trợ lực thuỷ lực, góc lái truyền dẫn cơ học
giữa các trục. Riêng các xe 05 trục góc lái của các trục sau điều khiển bằng thuỷ lực
(P&H, KMK120, KMK 110).
- Hệ thống phanh :
Phanh thuỷ lực, phanh đĩa.
- Hộp số và ly hợp :
Tất cả các cần cẩu thuỷ lực và hầu hết xe nâng tại Công ty đều có ly hợp thuỷ lực,
hộp số điều khiển tự động thuỷ lực.
- Chassis :
Do đặc trưng khai thác, các xe cẩu có hệ thống khung chịu lực cao, ngoài các dầm
chính còn có các phần chịu lực ở chân chống, mâm xoay. Bộ phận này quyết định phần
lớn đến tính năng hoạt động của phương tiện.
b/ Yêu cầu kỹ thuật :
Trong hệ thống gầm của cần cẩu có rất nhiều chi tiết quyết định độ an toàn trong
hoạt động, do đó đòi hỏi về kỹ thuật nghiêm ngặt hơn các phương tiện vận tải thông
thường : Độ bền mỏi, biến dạng của chassis, khả năng chịu tải của các chân chống, lốp,
cơ cấu an toàn hệ thống thuỷ lực phải được kiểm tra thường xuyên.
Ngoài ra : Đảm bảo đúng chủng loại của các loại dầu công tác trong hệ thống :
Dầu thuỷ lực, dầu phanh - Đặc tính lý hoá, thành phần rắn, khả năng hoà tan bọt khí (khi
xuất hiện bọt khí trong hệ thống - các xy lanh thuỷ lực không còn khả năng chịu tải; bơm,
động cơ thuỷ lực xuất hiện ứng xuất cục bộ, giảm tuổi thọ).
- Hệ thống lái :
Đảm bảo độ đồng tâm của các trục dẫn hướng khi vào cua, giữa các chi tiết lắp ráp
của cơ cấu lái không có độ rơ, hệ thống thuỷ lực lái đảm bảo đúng áp suất làm việc.
- Hệ thống treo :
Độ ổn định khi chịu tải, không có các sai sót : rò rỉ, tụt ...
- Hệ thống phanh :
Độ ăn đồng thời, lực phanh.
- Hộp số và ly hợp :
Không nhảy số, ly hợp không tự nhả, trườn. Không gây xung động khi làm việc.
3/ Hệ thống điện :
a/ Nguyên tắc điều khiển chung của hệ thống điện điều khiển tự động : Sơ lược
nguyên lý điều khiển tự động , các bộ phận trong hệ thống :
Phần này chỉ liên quan đến các xe cẩu thuỷ lực hiện đại .
Sơ đồ nguyên lý : (Các mạch điện trong hệ thống điều khiển hiện có là không hồi tiếp)

© Vietranstimex 2013 Trang 7 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Các cảm biến nhận tín hiệu từ các bộ phận (Áp suất dầu thuỷ lực, vị trí,...) chuyển
các tín hiệu cơ học thành xung điện. Các tín hiệu điện qua lọc nhằm loại trừ nhiễu được
khuếch đại và chuyển đến bộ xử lý tổng hợp. Phần mềm xử lý sẽ tổng hợp các tín hiệu và
đưa ra các cơ cấu chấp hành (Các van điện từ mở mạch dầu, các công tắc điện mở
dòng ...).
Từ đó người thao tác sẽ điều khiển các cơ cấu của phương tiện trong phạm vi khai
thác mà phần mềm xử lý cho phép.
Mạch điều khiển như vậy ta gọi là mạch không hồi tiếp: Cơ cấu chấp hành không
tác động lên các tín hiệu đầu vào. Ngược lại ta gọi là mạch hồi tiếp.
Mạch hồi tiếp dương: Cơ cấu chấp hành tác động cùng dấu với tín hiệu đầu vào;
Mạch hồi tiếp âm: Cơ cấu chấp hành tác động trái dấu với tín hiệu đầu vào;
Mạch hồi tiếp mềm: Mạch xử lý ở mọi chế độ hoạt động;
Mạch hồi tiếp cứng: Mạch chỉ xử lý ở số lượng giới hạn chế độ hoạt động;
- Các bộ phận tham gia trong mạch điều khiển :
* Cảm biến tín hiệu đầu vào: Các sensor vị trí, đo góc, bộ đếm vòng, áp suất thuỷ
lực, nhiệt độ, ....
* Lọc tín hiệu : Các cơ cấu khử dao động, điốt, lõi từ tự cảm ...
* Khuếch đại : Transistor, mạch khuếch đại ...
* Bộ xử lý : ECM (electronic control modul) và các phần mềm ...
* Cơ cấu chấp hành : Các rơ le mở dầu, các công tắc đóng mạch ...
b/ Yêu cầu kỹ thuật :
Phần mềm điều khiển hoạt động không trục trặc . Chức năng an toàn đúng yêu cầu
chế tạo về chế độ khai thác. Các phần cứng không bị hư hỏng .

© Vietranstimex 2013 Trang 8 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

A.II/ PHẦN NÂNG :


1/ Cơ cấu treo tải :
a/ Cáp; phân loại; các yêu cầu về tính năng hoạt động :
Cáp thép cầu trục được chế tạo từ những sợi thép các bon tốt (ít lưu huỳnh, phốt
pho). Các sưọi thép được chế tạo bằng công nghệ kéo nguội có đường kính từ 0,5 đến 2-
3mm. cá sợi thép này được bện thành cáp bằng các thiết bị bện chuyên dùng. Để chống
rỉ, người ta tráng lớp kẽm lên sợi thép, tuy nhiên sợi thép sau khi tráng kẽm có độ bền
giảm đi 10%.
Đặc điểm quan trọng nhất và quí nhất của cáp thép cầu trục bện là chế tạo bằng
các sợi thép có giới hạn bền tăng lên rất cao nhờ vật liệu được lèn đi lèn lại nhiều lần
(biến cứng) trong quá trình kéo thành sợi, trị số Kk đạt đến 14000-20000kg/cm2, nghĩa
là gấp 2-3 lần giới hạn của các loại thép tương ứng chế tạo bằng cán thông thường.
Kết cấu của cáp, nghĩa là cách bện cáp có ảnh hưởng rất lớn đến độ mềm và độ bền mòn
của cáp. Cáp bện đơn là loại có kết cấu đơn giản nhất, trong đó các sợi được bện thành
những lớp đồng tâm quanh sợi lõi. Loại cáp này có độ cứng lớn, do đó không dùng được
trong các công việc của những máy trục mà cáp phải vòng qua pu ly và quấn quanh tang
có đường kính khá nhỏ. Cáp bện đơn được dùng để chằng cột buồm, dùng làm cáp kéo,
làm cáp tải của đường gòng treo.
Cáp bện kép thích hợp với các công việc của máy trục, như tên gọi, nó được bện
bằng hai thao tác: đầu tiên các sợi thép bện thành dánh, sau đó dánh bện thành cáp. ở tâm
của cáp và đôi khi ở cả tâm của dánh có lõi mềm bằng dây đay, sợi bông hoặc amiăng.
Lõi này là một trong những nhân tố chính quyết định độ mềm của cáp. Việc nghiên cứu
các loại cáp bện có kết cấu khác nhau chứng tỏ rằng độ mềm của cáp tăng lên cùng với số
lượng lõi. Vì lý do đó một thời gian trong thực tế đã xuất hiện cáp bện ba, quá trình bện
gồm ba thao tác: mới đầu những sợi dây nhỏ được bện thành dánh đơn, giữa có lõi mềm,
sau đó dánh đơn bện thành dánh kép, giữa cũng có lõi và cuối cùng dánh kép bện thành
cáp, giữa cũng lại có lõi. Do quá trình công nghệ như trên, giữa các sợi thép có lõi mềm
khiến độ mềm của cáp tăng lên. Tuy vậy cáp bện ba không được dùng nhiều lắm vì phải
dùng thép nhỏ, bị mòn nhanh do tiếp xúc với bề mặt pu ly và tang, chưa nói đến việc chế
tạo phức tạp và giá thành cao.
Như vậy loại cáp chính dùng cho máy trục là cáp bện kép. Cáp có thể bện xuôi,
trong đó các sợi bện thành dánh và dánh bện thành cáp theo cùng một chiều; và bện chéo,
trong đó các dánh và cáp được bện theo các chiều trái nhau. Cáp bện chéo áp không sát
vào bề mặt của pu ly và tang, lại cứng hơn lên bị mòn nhanh hơn là cáp bện xuôi. Vì vậy
chủ yếu lên dùng cáp bện xuôi.
Trường hợp nâng tải trọng bằng một nhánh cáp (không có pa lăng) phải dùng cáp
bện chéo vì cáp bên xuôi sẽ bị xoắn lại.
Tiêu chuẩn loại bỏ cáp thép cầu trục:

© Vietranstimex 2013 Trang 9 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Theo số sợi đứt và mức độ mòn của các sợi lớp ngoài cùng. Khi dây cáp thép cầu trục đang
dùng có sợi đứt, rỉ, mòn phải căn cứ vào các qui định sau đây để xét việc loại bỏ:
1-Những cáp thép được chế tạo từ những sợi có đường kính như nhau khi có số
sợi đứt trên một bước bện lớn hơn giá trị ghi trong bảng 1 phải loại bỏ.

Hình 1. Số sợi đứt lớn nhất cho phép trên một bước bện

2-Bước bện của cáp là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của một tao cáp
sau khi đã cuộn đúng một vòng xung quanh dây cáp. Bước bện của cáp được xác định
như sau: trên bề mặt của một tao bất kỳ nào đó đánh dấu (điểm A hình 1) từ đó đếm dọc
theo tâm cáp bằng số tao cáp có trong cáp ( ví dụ bằng 6 đối với cáp 6 tao) và ở sau tao
cuối cùng (ở trong trường hợp 6 tao lấy tao thứ 7) đánh dấu thứ 2 (điểm B). Khoảng cách
giữa A và B là bước bện của cáp.
Đối với cáp được bện theo nhiều lớp (ví dụ cáp 18×19=342 sợi lõi
gai có 6 tao ở lớp trong và 12 tao ở lớp ngoài) thì bước bện được xác
định theo số tao ở lớp ngoài.

Về cấu tạo sợi cáp:


Dây cáp là một loại dây bao gồm một số sợi dây kim loại được đặt (hoặc xoắn) theo
đường xoắn ốc. Ban đầu dây được sủ dụng rèn bằng sắt, nhưng ngày hôm nay thép là
vật liệu chính được sử dụng cho các dây cáp
Lõi của dây có thể là một dây cáp độc lập (lõi thép, IWRC, FC hoăc CW) trong
nhiều trường hợp tự nó đã là một dây cáp. Lõi này cung cấp 10% - 50% ( trong những
cấu trúc chống xoay) độ bền của dây cáp thép

© Vietranstimex 2013 Trang 10 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

FC - Lõi hữu cơ IWRC - Lõi thép

 FC (Fiber Core) - Lõi nhựa tổng hợp


 IWRC (Independent Wire Rope Core) - Lõi là một dây cáp độc lập
 WS (Wire strand Core) - lõi là cáp
 Sự khác nhau lớn nhất trong dây cáp thép là số tao , cấu trúc của tao, kích thước
lõi , và chiều xoắn của tao so với lõi
Cách xác định đường kính Cáp:

- Đường kính Cáp là khoảng cách lớn nhất của 2 bó sợi (tao) đối diện nhau.

Ngày nay, Cáp thép được sử dụng rộng rãi hơn dây thừng hay các loại dây khác bởi:
- Cáp thép có khả năng tải trọng lớn hơn cho cùng đường kính và trọng lượng
- Khả năng chịu tải và chiều dài của cáp thép không thay đổi cho dù làm việc trong môi
trường biển hay trên cạn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Cáp thép có độ bền và khả năng chịu tải cao hơn các loại dây khác

© Vietranstimex 2013 Trang 11 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

© Vietranstimex 2013 Trang 12 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

3-Những dây cáp thép được chế tạo từ những sợi có đường kính khác nhau thì lúc xác
định việc loại bỏ cáp phải căn cứ vào bảng 1 nhưng trong trường hợp này số sợi đứt phải
tính theo số sợi đứt qui đổi. Khi tính số sợi đứt qui đổi, qui ước cứ 1 sợi nhỏ đứt là 1 còn
1 sợi lớn đứt là 1,7.
Ví dụ: cáp 6×19=114 + lõi gai bện chéo có hệ số dự trữ bền ban đầu là 6 có 6 sợi nhỏ và
5 sợi lớn bị đứt, hay xác định chất lượng cáp.
Số sợi đứt qui đổi trong trường hợp này là:
6×1+5×1,7=14,5 sợi
Theo bảng 1 thì số sợi đứt cho phép đến 12 nhưng ở đây số sợi là 14,5 vậy cáp phải loại
bỏ.
4-Khi cáp thép có cấu tạo không giống cấu tạo của các cáp ở trong bảng 1 thì số sợi đứt
cho phép trên 1 bước bện của cáp đó được xác định bằng cách sau:
Lấy tiêu chuẩn loại bỏ của cáp ở trong bảng 1 có cấu tạo và số lượng sợi bện gần giống
với cấu tạo và số lượng sợi bện của cáp đang cần tìm rồi nhân với hệ số sau đây:
Tổng số sợi của cáp không có trong bảng 1
Tổng số sợi của cáp có trong bảng 1 sẽ được tiêu chuẩn loại bỏ cáp không có trong bảng
1.
Ví dụ: cáp 8 x19=152 bện xuôi có hệ số dự trữ bền ban đầu là 10 (loại cáp này không có
trong bảng 1). Xác định số sợi đứt cho phép của cáp đó. Cáp 6×19=114 sợi là cáp trong
bảng 1 có cấu tạo giống với cáp 8×19=152 sợi, theo bảng 2 thì số sợi đứt cho phép lớn
nhất của cáp 6×19=114 sợi là 8 sợi khi hệ số dự trữ bền ban đầu của cáp trên 7.
Vậy số sợi đứt cho phép của cáp là 8×19=152 sợi là:8×152/114 = 10,64 = 11 sợi.
5-Cáp của những thiết bị nâng dùng để nâng người, vận chuyển kim loại nóng chẩy, kim
loại nóng, chất nổ, chất dễ cháy và chất độc hại phải loại bỏ khi số sợi đứt trên một bước
bện bằng một nửa số sợi đứt ghi trong bảng 1.
6- Khi cáp bị mòn hoặc rỉ ở mặt ngoài thì số sợi đứt để loại bỏ cáp phải giảm xuống
tương ứng với độ mòn của lớp sợi bên ngoài, xác định theo bảng 2.

Bảng 2: Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo độ mòn


của đường kính của các sợi lớp ngoài cùng

© Vietranstimex 2013 Trang 13 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

7-Khi cáp bị đứt mòn quá tiêu chuẩn cho phép thì được phép sử dụng để nâng những tải
nhỏ hơn trọng tải. Trọng tải của cáp phải được qui định lại dựa trên cơ sở thực tại tình
trạng của cáp và phải đảm bảo hệ số dự trữ bền theo đúng qui định của tiêu chuẩn này.
8-Nếu tải được treo trên 2 cáp riêng biệt thì mỗi cáp phải được xem xét và loại bỏ riêng.
9-Khi cáp có 1 tao bị đứt phải loại bỏ ngay không cần xét đến số sợi đứt và độ mòn các
sợi lớp ngoài cùng.
10- Một điều không thể quên khi sử dụng an toàn cầu trục là chúng ta cần phải kiểm định
cầu trục và bảo trì, bảo dưỡng đình kỳ

Yêu cầu khi chọn cáp:


Đối với các phương tiện hiện có : Chọn cáp có đường kính sợi lớn - tuy khó uốn
và cứng nhưng lâu mòn. Các loại cáp có sợi nhỏ : dẻo, dễ uốn nhưng độ bền thấp, thời
gian sử dụng thấp. Nên chọn loại cáp 6 x 19; ngoài ra: khi lựa chọn tuỳ thuộc vào đặc thù
khai thác nên chọn loại cáp bện xuôi hay bện chéo.
Yêu cầu khi bảo quản:
Thường xuyên bôi mỡ để tránh sét rỉ và tăng tuổi thọ.
Yêu cầu khi khai thác:
Hệ số an toàn của cáp cần trục khi khai thác bắt buộc là n = 4. Trong lúc vận hành
cáp chịu các ứng suất khác nhau :
- Xoắn do dây cáp được bện từ những sợi thẳng;
- Uốn do dây cáp quấn trên pu ly hay tang;
- Dập do các mặt tiếp xúc;
- Quan trọng nhất là ứng suất kéo do mang tải.
Các ứng suất này tuỳ thuộc vào đặc thù chế tạo sợi cáp, cách bện, số sợi, số tao,
lõi ... Thực nghiệm cho thấy độ bền của cáp phụ thuộc vào các yếu tố chính là : Lực căng
cáp lớn nhất Smax và tỷ số đường kính pu ly hay tang so với cáp.
Lực kéo cho phép tuỳ thuộc vào đường kính cáp (Tham khảo trong bảng TCAT 01
do Công ty ban hành về mối liên hệ giữa lực kéo lớn nhất cho phép và đường kính cáp
cũng như số sợi bị đứt trong một bước bện). Phương pháp thông dụng nhằm tăng khả
năng chịu tải của hệ thống cáp treo là đan nhiều sợi cáp qua nhiều pu ly (tao cáp là một
đầu cáp móc vào tải trọng)
Sơ đồ hệ pu ly + cáp lợi lực
Ta gọi bội suất a của hệ là :
a = Số nhánh dây giữ vật / Số nhánh dây quấn lên tang.
Lực kéo của dây cáp lúc đó là S  Q/a ( Xấp xỉ bằng do
trong pu ly có ma sát , cáp biến dạng ...Trên tính toán
đơn giản ta lấy bằng )
Hệ như vậy ta gọi là hệ lợi lực. ( a>1)

© Vietranstimex 2013 Trang 14 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

b/ Móc, phân loại, chức năng của từng loại móc:


Móc là bộ phận treo tải phổ biến nhất trong các máy trục. Vật liệu chế tạo của móc
là loại thép có độ dẻo và độ bền cao, thông thường là C20, chế tạo bằng phương pháp rèn
hay dập (Hạn chế sử dụng móc đúc vì quá trình đúc luôn tạo bọt khí trong vật liệu). Móc
bị nứt phải loại bỏ, không được hàn lại .
Phân loại và chức năng :
Theo hình dạng : Đuợc chia ra làm móc đơn và móc đôi.
Theo phương pháp chế tạo : Móc rèn và móc tấm.
+ Móc rèn sử dụng trong các máy trục có chế độ khai thác nghiêm ngặt, tải trọng
lớn. Móc rèn khó gia công, đòi hỏi vật liệu và thiết bị chế tạo phức tạp.
+ Móc tấm chế tạo từ các tấm thép ghép lại; dễ gia công, dễ thay thế khi từng tấm
bị hư hỏng; tuy nhiên độ tin cậy trong khai thác không cao, khối lượng lớn.
c/ Pu ly, các yêu cầu:
Pu ly cẩu thường được chế tạo từ gang xám hoặc nhựa cứng bằng phương pháp
đúc (các cẩu của Công ty có pu ly loại này đã được hoán cải bằng: Thép tấm CT3
tiện ) hoặc hàn .
Các kích thước chủ yếu của ròng rọc được
căn cứ theo đường kính cáp dc , cụ thể :
h = (56) dc ;
D  (e -1 ) dc . Với e là hệ số thực
nghiệm = 1825 ;
 = 300
R = ( 0,60,7) dc
Pu ly bằng thép chịu lực tốt hơn, lâu mòn.
Tuy nhiên dễ làm cáp mòn, khi sử dụng pu ly nhựa
tuổi thọ của cáp tăng  2,5 lần. Do vậy người ta còn
xử lý bằng cách đổ nhựa cứng lên pu ly sắt. Rãnh
pu ly được bôi trơn bằng mỡ hay dầu trước khi sử
dụng.
Trục pu ly hoạt động trên ổ lăn hay bạc.

2/ Hệ thống tời :
a/ Mô tơ tời : Phân loại và nguyên lý hoạt động :
Mô tơ tời là thiết bị tạo chuyển động quay cho tang cáp để thay đổi chiều dài cáp
treo hàng. Trong các xe cẩu cơ hiện có không có mô tơ tời riêng biệt mà tang cáp được
dẫn động bằng các cơ cấu truyền động cơ học từ động cơ : ly hợp, bánh răng, xích...
Riêng các xe cẩu thuỷ lực mô tơ tời là các động cơ thuỷ lực.
Cơ cấu truyền động cơ học trong các cẩu cơ đơn giản trong chế tạo, sửa chữa tuy
nhiên tuổi thọ không cao, độ tin cậy thấp.
Các mô tơ thuỷ lực cấu tạo an toàn khi sử dụng, độ tin cậy cao tuy nhiên cấu tạo
phức tạp, đòi hỏi nghiêm ngặt khi sử dụng .
Mô tơ thuỷ lực có nhiều loại: Động cơ bánh răng, động cơ hướng trục, hướng tâm.

© Vietranstimex 2013 Trang 15 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Động cơ bánh răng :


Cấu tạo giống bơm bánh răng gồm 2 bánh răng ăn khớp nhau và vỏ bao kín, khi
dầu có áp lực được đưa vào trong động cơ sẽ sinh ra chuyển động quay của động cơ tại
trục dẫn động của động cơ. Để đảm bảo hiệu suất hoạt động bơm và động cơ đều có
những đặc thù riêng do vậy không thể đổi động cơ thành bơm và ngược lại .
Động cơ đĩa nghiêng :
Là loại động cơ piston hướng trục, trong đó các piston đặt song song với trục
quay. Chuyển động tịnh tiến của các piston trong xy lanh gây ra bởi dòng dầu áp suất cao
(120250 atm), dòng chất lỏng được điều tiết bởi các khe điều khiển nằm tại đĩa điều
khiển trên đỉnh xy lanh. Chuyển động tịnh tiến của các piston qua đĩa lệch sẽ gây ra
chuyển động quay của trục.
Động cơ trục nghiêng :
Cấu tạo và tính năng
hoạt động giống như động cơ
đĩa nghiêng.
Ngoài các loại động cơ
nói trên còn có các loại động cơ
khác như : Động cơ piston
hướng tâm (động cơ hình sao).
Loại động cơ này có mô men
xoắn lớn song kích thước cồng
kềnh do đó ít được sử dụng trên
các máy trục.

Trong đa phần các xe cẩu hiện có : Mô tơ tời là động cơ trục nghiêng (KMK120,
KMK110, GMT100, P&H...)
b/ Tang, phanh, cơ cấu an toàn của hệ thống tời :
Tang quấn cáp dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để
nâng hay hạ vật. Trên tang có một đầu dây cáp được kẹp chặt cố định còn đầu kia được
nối vào móc cẩu nâng hàng. Thông thường tang được chế tạo từ gang xám GX 15-32
hoặc thép đúc hay hàn từ thép CT3 và có dạng hình trụ.
Có hai loại tang hay được sử dụng là tang trơn và tang có rãnh.
+ Tang có rãnh có ưu điểm : Dây cáp không bị chồng chéo, không bị kẹt và xố,
dây cáp ít mòn và áp suất tác dụng lên bề mặt tang nhỏ nhờ có diện tích tiếp xúc lớn.
Tang có rãnh chia làm 02 loại tang đơn và tang kép (trong các xe cẩu của Công ty chỉ có
tang đơn). Bước các rãnh t = dc + (23)mm và bán kính rãnh r = 0,54 dc
+ Tang trơn hiện không sử dụng trong các xe cẩu của Công ty.
Đường kính tang :
D (e-1) dc , e : Hệ số thực nghiệm =1525, ta lấy e = 25 cho các xe cẩu của Công
ty.

© Vietranstimex 2013 Trang 16 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Chiều dài tang :


L = (Z1 + Z2 )t/; Z1 : số vòng cáp làm việc trên tang; Z 2 : số vòng cáp dự trữ, t :
bước rãnh,  : hệ số sắp xếp = 0,9.
Chiều dày của tang :
 = 0,02D + ( 610 ) mm cho tang bằng gang.
 = 1,2dc cho tang bằng thép.
Cáp được cố định một đầu trên tang bằng các tấm cặp với hệ số an toàn của bu
lông siết ít nhất  2,5.
Phanh hãm tời :
Cơ cấu đảm bảo an toàn khi làm việc cũng như điều chỉnh chiều cao nâng vật
chính xác. Phân ra làm 02 nhóm chính :
+ Nhóm 1 : Phanh hãm bằng khoá cóc, khoá dừng ma sát; loại này không điều
chỉnh được vận tốc nâng .
+ Nhóm 2 : Gồm các loại phanh ma sát, loại này có ưu điểm vừa phanh dừng vừa
có thể điều chỉnh vận tốc nâng hạn chế dao động và xung động trong quá trình phanh.

Cơ cấu phanh hãm nhóm 2 được chia ra các loại sau :


+ Theo công dụng : Phanh dừng, phanh thả.
+ Theo kết cấu : Phanh đai, phanh má, phanh đĩa, phanh nón.
+ Theo nguyên lý điều khiển : Phanh tự động và phanh có thể điều khiển.
+ Theo nguyên tắc làm việc : Phanh thường mở và phanh thường đóng.

© Vietranstimex 2013 Trang 17 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Trong tất cả các cơ cấu nâng của các xe cẩu hiện có trong Công ty đều là phanh
thường đóng - Phanh thường đong đảm bảo an toàn trong hoạt động kể cả khi có sự cố kỹ
thuật.
Các xe cẩu hiện đại: KMK 120, KMK 110, GMT 100, P&H, GMT70, LIEBHERR
... có phanh tời và phanh mâm xoay là phanh đĩa: Cơ cấu phanh gồm nhiều tấm ma sát có
răng ăn khớp trong và ăn khớp ngoài xếp xen kẽ nhau; các tấm ma sát răng ăn khớp trong
ăn khớp với một trục cố định (trục này là trục dẫn của động cơ thuỷ lực, khi động cơ
không hoạt động trục này đuợc hãm cố định trong động cơ); các tấm răng ăn khớp ngoài
ăn khớp với răng của tang tời, các tấm này được ép sát nhau bằng các lò xo chịu lực cao
nhờ vậy tời luôn được hãm cứng khi không hoạt động. Khi nhả phanh, các van điều khiển
sẽ mở, dầu thuỷ lực từ bơm sẽ tác dụng lên các piston, các piston này sẽ nén các lò xo lại,
lực ma sát giữa các tấm triệt tiêu, tời sẽ quay tự do bởi trọng vật.
Cơ cấu an toàn của hệ thống tời trên các xe nói trên dựa trên nguyên tắc tự động
hoá : Các cảm biến : áp suất dầu trong xy lanh nâng, chiều dài cần, góc nghiêng cần, lực
căng dây cáp báo các tín hiệu về bộ xử lý  Bộ xử lý tổng hợp các tín hiệu dựa trên phần
mềm cài sẵn sau đó hiển thị các thông số khai thác : tầm với, tải trọng, tải trọng cho phép,
chiều cao nâng cáp tối đa đồng thời nếu các thông số này vượt quá giá trị quy định cơ cấu
an toàn sẽ ngắt một hay nhiều van điều khiển, lúc đó hoặc ngưng mọi hoạt động hoặc chỉ
có thể thao tác ở hình thức thiết lập lại chế độ an toàn : Chỉ có thể nâng cần -không hạ
cần, chỉ có thể hạ cáp chứ không thể nâng cáp ....
c/ Yêu cầu kỹ thuật :
- Cơ cấu tời quyết định phần lớn đến tính an toàn khi hoạt động. Ngoài các chỉ tiêu
an toàn và yêu cầu kỹ thuật mà nhà chế tạo đưa ra, tuyệt đối tuân thủ TCAT 01 mà Công
ty ban hành. Quan trọng hơn hết trong cơ cấu tời là cơ cấu phanh cáp, các chi tiết như
tấm ma sát, lò xo áp lực, các bu lông ghép trục, bơm ... khi sửa chữa hay thay thế phải
chịu sự giám sát của nhân viên Kỹ thuật chức năng, tuyệt đối không sửa chữa, thay thế
khi chưa tham khảo kỹ về tính năng hoạt động. Nên thay thế các cơ cấu an toàn bằng phụ
tùng chính hãng.
Công thức sơ bộ để tính lực phanh cho phanh đĩa giả thiết mô men phanh là M ph
cho trước :
M0 = Mph / Z
M0 : Mô men ma sát tại mỗi mặt tiếp xúc
Z : số mặt tiếp xúc ;
Lực phanh lực đó sẽ bằng : N = 2Mph/ZDf
D = ( D1+ D2)/2 : Đường kíng vòng tròn trung
bình;
f : Hệ số ma sát  0,30,4 .
Từ công thức này để tính lực lò xo nén hay
lực nhả phanh .

Bảng tính các kích thước cho phanh đai theo mô men phanh :

© Vietranstimex 2013 Trang 18 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Mô men phanh Mph (N.mm) 700-860 1400-1600 1800-2100 2800-4000


Đường kính bánh phanh D (mm) 100-200 250-320 400-500 630-800
Chiều rộng đai B ( mm) 30-70 70-90 900-110 120-150
Chiều dày đai  ( mm) 3-4 4-6 4-7 6-10
Khoảng hở hướng tâm  (mm) 0,8 1,0 1,25 1,5
Lực vòng trên bánh xe : P = 2Mph/D (D : đường
kính tang)
Các lực S1 và S2 được tính theo công thức :
S1 = S2 .efa
S1 = P. efa /( efa -1)
S2 = P/( efa -1) .
f : Hệ số ma sát giữa đai và bánh .
 : Góc ôm giữa đai và bánh (tính theo rad)

3/ Cơ cấu nâng hạ cần và thay đổi chiều dài cần :


a/ Cơ cấu nâng hạ cần của cẩu cơ:

Trong các cần cẩu cơ có hai loại cơ cấu nâng cần : Cơ cấu cứng và cơ cấu mềm .
+ Cơ cấu cứng (Xem hình) :
Các cơ cấu cứng như : bánh răng, vấu cam, tay quay... song thông dụng nhất là
kiểu bằng xy lanh thuỷ lực. Các cơ cấu này cho phép ngăn ngừa sự tự chuyển động của
cần dưới tác dụng của lực ngang (gió, lực quán tính ...).
+ Cơ cấu mềm : dễ điều khiển, kết
Trong Công ty hiện tất cả các cần cẩu cơ đều có cơ cấu
mềm. Gồm có một bộ tời và hệ ròng rọc lợi lực. Loại kết cấu này

© Vietranstimex 2013 Trang 19 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

cấu đơn giản, tuy nhiên độ an toàn không cao, khó khống chế khi
xảy ra sự cố.
b/ Cơ cấu nâng hạ cần của cẩu thuỷ lực :
Gồm có một xy lanh thuỷ lực gắn vào cần. Đây là cơ cấu
cứng
Cơ cấu này dễ điều khiển, độ an toàn cao, dễ khống chế
mức độ rủi ro.

Tuy nhiên cơ cấu này cấu tạo phức tạp, yêu cầu kiến thức khi sửa chữa, tháo lắp.
c/ Cơ cấu thay đổi chiều dài cần của cẩu thuỷ lực:
Trong hình dưới đây là sơ đồ chi tiết cấu tạo của cơ cấu thay đổi chiều dài cần của
cần cẩu thuỷ lực KRUPP 70. Bao gồm 01 xy lanh một tầng tác dụng hai chiều và 01 xy
lanh hai tầng tác dụng hai chiều. Cơ cấu hoạt động có thể tóm lược như sau :

+ Khi tăng chiều dài cần xy lanh thứ nhất : Dầu thuỷ lực được cấp từ ống 2 vào xy
lanh qua van chặn một chiều số 4, phần dầu trong phía không tác dụng của piston sẽ qua
ống 1 về két và rẽ nhánh một phần qua piston điều khiển của van 4 đóng chặt van một
chiều 4 đảm bảo tính an toàn khi ra cần.
+ Khi tăng chiều dài cần của xy lanh số 02 : dầu thuỷ lực từ ống 3 đi qua lòng xy
lanh số 01 vào xy lanh số 2 qua van 6. Phần dầu phía không tác dụng của xy lanh sẽ đi
qua van một chiều rẽ nhánh một phần đi vào xy lanh phụ thêm cho dầu từ ống 3 một phần
sẽ tác dụng vào piston điều khiển đóng chặt van 6 đảm bảo an toàn cho thao tác, lúc này
xylanh chỉ thay đổi chiều dài tại tầng số 1. Cho tới khi tầng số 1 ra hết chiều dài, lúc đó
đường dầu từ tầng 1 sẽ thông với tầng 2 tiếp tục đẩy piston e cho tới khi cả 2 piston d và

© Vietranstimex 2013 Trang 20 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

e hoàn tất toàn bộ hành trình. Van an toàn tại piston e khống chế áp lực dầu trong các xy
lanh nhằm tránh hư hỏng khi các piston vượt quá hành trình.
+ Khi giảm chiều dài của xy lanh 01 : dầu thuỷ lực từ ống 1 đi vào phía tác dụng
kia của xy lanh, một phần dầu này trích ra tác dụng lên xy lanh điều khiển van 4, van 4 sẽ
mở cửa dầu về két (hướng mũi tên trong van 4) xy lanh b sẽ rút lại.
+ Khi giảm chiều dài của xy lanh 2, dầu trong xy lanh 1 qua đường 5 khoá van 7
đi vào trong piston e, qua các lỗ trên thành đi vào xy lanh d ép piston e đi xuống cho tới
khi hết hành trình; lúc đó thông cửa dầu vào xy lanh c đẩy piston d đi xuống cho tới khi
đường dầu trên thành xy lanh c mở ra tiếp tục nén xy lanh d cho tới hết hành trình.
Khi tăng chiều dài cần : Thứ tự thực hiện là xy lanh 1 và 2 có thể song song, còn khi rút
xy lanh 1 và tầng e có thể song song, còn tầng d chỉ có thể thực hiện khi tầng e thực hiện
xong hành trình.

d/ Yêu cầu kỹ thuật :


Cơ sở tính toán lực kéo của tời và lực căng dây cáp trên cơ cấu nâng hạ cần của cần cẩu
cơ :
Giả sử cần cẩu mang trọng vật P, góc
nghiêng của cần là  , góc nghiêng của cáp nâng
cần là  .
Bội suất của ròng rọc Q .
Ta có : Phương trình mômen tại điểm O.
P.sin.(a+b) = T.sin.a
 T = P.sin.(a+b)/asin
Giá trị T này biểu diễn giá trị tĩnh, trong khai
thác phải nhân với hệ số động 1,3.
Lực căng trên dây và lực kéo của tời :
F = Tx1,3/Q = 1,3P.sin.(a+b)/asin.Q

Ngoài ra khi tính toán ta còn lưu ý một điểm : Trong các cơ cấu nói trên còn thất
thoát do ma sát do vậy ta phải nhân thêm giá trị thất thoát trung bình k = 1,3.
Từ giá trị này ta có thể tính toán các yêu cầu kỹ thuật liên quan : Mô men phanh,
mômen tời, lực kéo cho phép của cáp... khi sử dụng và sửa chữa.
Cơ sở tính toán lực nâng của xy lanh thuỷ lực :

© Vietranstimex 2013 Trang 21 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Giả sử xy lanh nâng có đường kính 


Lập phương trình mô men tương tự trường hợp
trên, Ta có:
P.sin.(a+b) = N.sin.a
 N = P.sin.(a+b)/a.sin (Nhân thêm với 1,3
hệ số động)  Áp suất dầu thuỷ lực trong xy lanh A
A = 1,3.4.P.sin.(a+b)/(a.sin.2)
Từ giá trị A đã tính toán ta có thể áp dụng vào
các yêu cầu của hệ thống thuỷ lực: Bơm, van, ống ... với
hệ số thất thoát k = 1,3.

Tham khảo hình vẽ ta thấy: So sánh cơ cấu nâng cần bằng tời + ròng rọc và cơ cấu
nâng bằng xy lanh: ứng suất nén của cần trong cơ cấu ròng rọc lớn hơn trong cơ cấu bằng
xy lanh do chiều của lực kéo cùng chiều với tải trọng. Đây là khuyết điểm cơ bản của cơ
cấu ròng rọc.
4/ Cơ cấu quay cần :
a/ Các bộ phận của cơ cấu quay:
Một trong những chi tiết quan trọng quyết định đến độ an toàn của xe cẩu là ổ bi
mâm xoay. Ổ bi mâm xoay có kết cấu như hình vẽ: Bao gồm một bạc đạn, ca trong gắn
với kết cấu trên, ca ngoài gắn với kết cấu dưới bằng bu long có cường độ chịu lực cao
(thông thường cấp bền của bulong là 12.9). Phần ngoài của mâm xoay có các răng ăn
khớp với răng của mô tơ mâm xoay.
Mô tơ mâm xoay thông thường có cấu tạo giống
nhæ mä tå tời có cơ cấu tự hãm khi không chịu tác
dụng của người điều khiển (Phanh thường đóng - Xem
phần cấu tạo mô tơ tời).
Khi van điều khiển được mở bởi người thao tác,
dầu thuỷ lực được cấp vào mô tơ đẩy các piston nhả
phanh và làm quay trục dẫn động có gắn bánh răng ăn
khớp - khi trục này quay sẽ làm cho toàn bộ kết cấu
trên quay theo .

© Vietranstimex 2013 Trang 22 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

b/ Yêu cầu kỹ thuật :


Ở hình vẽ bên cạnh là sơ đồ lực của
một mâm xoay thông thường: Ống cần
nghiêng với phương đứng một góc  tầm
với tại trường hợp đang xét là t, vật nâng P,
đối trọng G, tổng trọng lượng kết cấu trên là
C, có cánh tay đòn S, các kích thước a và b
thiết kế.

Từ sơ đồ lực như trên ta thấy :


N2 = P + G + C
Mn = P.t + C.s - G.b
 Lực quy đổi : N1 = (P.t + C.s - G.b)/a theo phương ngang.
Từ các giá trị trên, có thể tính các ứng suất trên ổ bi đỡ và trên bu long ghép mâm
xoay, từ đó có thể kiểm tra tính an toàn khi thay thế hay sửa chữa. Tuy nhiên vì đây là
một chi tiết quyết định chính đến độ an toàn của phương tiện, hàng hoá và con người do
vậy khi thay thế nên thay thế bằng các chi tiết phụ tùng chính hãng và tuân thủ nghiêm
ngặt các hướng dẫn của nhà chế tạo và cán bộ kỹ thuật chuyên trách .

© Vietranstimex 2013 Trang 23 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

B/ CÁC YÊU CẦU THAO TÁC


B.I. YÊU CẦU KHI DI CHUYỂN
Trước và trong khi di chuyển, người điều khiển phải đảm bảo các yếu tố sau :
1+ Động cơ có các công chất : Dầu bôi trơn, nước làm mát,... đủ số lượng đúng chất
lượng quy cách;
Động cơ và các hệ thống liên quan ( đề ma rơ , dy na mô... ) được bảo dưỡng đúng
quy định;
Động cơ hoạt động bình thường (không có tiếng kêu, gõ ), các thông số hiển thị
nằm ở giá trị cho phép : Áp suất dầu bôi trơn , áp suất hơi, nhiệt độ nước làm
mát ,...
2+ Hệ thống gầm được bảo dưỡng đúng quy định, các công chất : Dầu phanh, dầu côn,
dầu hộp số đúng quy cách số lượng;
Các chi tiết ghép nối phải được kiểm tra kỹ trước khi vận hành; không có các hiện
tượng rơ rão tại các mối ghép;
Các cơ cấu truyền động : Hộp số, trục các đăng, không xuất hiện các hiện tượng :
tiếng kêu lạ, khó ăn khớp, ...
Lốp xe được bơm đúng áp suất theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo, bu lông tích kê siết
đúng lực ...
Khác với các phương tiện di chuyển khác
3+ Đặc biệt chú ý tới các đèn báo trên bảng hiển thị: Cài cầu, cài vi sai, phanh lóc
kê,...Khi di chuyển trong điều kiện bình thường các vi sai ngang và vi sai dọc phải
được nhả .
Khác với các phương tiện di chuyển khác, các xe cẩu thuỷ lực hiện có trong Công
ty hầu hết đều có các trục lái phiá sau - đặc biệt lưu ý khi sử dụng các trục này khi
mật độ giao thông trên đường cao ( Do các trục phía sau không điều chỉnh góc lái
chính xác theo bán kính của đường do vậy sẽ dễ gây tai nạn do người điều khiển
không kiểm soát được phần đuôi xe )
Để tìm hiểu kỹ về các kỹ năng di chuyển, đề nghị xem thêm trong tài liệu dành
cho lái xe, trong đề thi sẽ đề cập tất cả các kỹ năng này .

© Vietranstimex 2013 Trang 24 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

B.II. YÊU CẦU KHI VẬN HÀNH PHẦN NÂNG


1/ Yêu cầu về các công cụ hỗ trợ ngoại vi : Cáp, ma ní ....
- Việc kiểm tra an toàn căn cứ vào “ TIÊU CHUẨN AN TOÀN PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI,XẾP DỠ VÀ THIẾT BỊ, CÔNG CỤ” ( TCAT- 01) trong Quy trình 10 bộ tiêu
chuẩn ISO 9001 - 2000 mà Công ty đang áp dụng. Ngoài ra cần bổ sung các kiến thúc
khác như :
+ Quy định về số khoá cáp ( Sơ ri cáp ) đối với đường kính cáp
Đường kính dây cáp (mm) 11-18 19-24 25-31 32-34 35-37 38-44
Số khoá cáp 3 4 5 6 7 8
Bắt các khoá cáp cách nhau >5dc( lớn hơn 5 lần đường kính cáp). Khoá cáp có
rãnh xoắn phù hợp với loại cáp (chiều xoắn, đường kính). Khi lắp,lưu ý sao cho 3 khoá
cáp liên tiếp phải cùng chiều nhau và bụng khóa cáp hướng về phía cáp ngắn.
+ Tăng đơ quay: Để đâu móc quay lên
trên, đầu gài hướng xuống dưới, khi tăng vào
phải dùng cây để hãm 2 đầu và dùng tuýp dài
tối thiểu 01m để quay tạo lực căng dây (do 01
người thực hiện)
+ Ma ní: Móc ma ní đúng khi đầu cần
móc nằm chính giữa cung tròn và đầu còn lại
nằm giữa chốt ma ní ( khi vặn chốt cần lưu ý
vặn chặt chốt sau đó nới ra 1/16 vòng).

Sơ đồ ghép khoá cáp và móc ma ní


đúng

Một điểm cần lưu lý khi sử dụng cáp nâng hàng :


Cho sơ đồ cáp nâng hàng như hình vẽ : Trọng vật khối lượng m được nâng lên với
gia tốc a các góc cáp là  và . Lực nâng của cẩu được tính như sau :

© Vietranstimex 2013 Trang 25 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

P : lực nâng của cẩu để nâng khối lượng m với


gia tốc a - Theo định luật 2 Newton
P - Q = m.a  P = Q + ma ( Với Q = m.g
trọng lượng kiện hàng )
P = m(g+a) . Từ đây ta có thể thấy được
sức nâng của cẩu bị khống chế bởi thành phần
gia tốc chuyển động của kiện hàng, hiệu suất
nâng tối đa khi a= 0, tức là chuyển động của
kiện hàng là thẳng đều.(Đây đòi hỏi kỹ năng
thao tác và kinh nghiệm của người điều khiển)

Lực căng trên cáp nâng hàng là T được phân tích ra làm hai thành phần : T đ theo
phương đứng và Tn theo phương ngang, với kiện hàng như hình vẽ ( trọng tâm nằm đối
xứng ) ta có Tđ = P/2 = m(g+a)/2 
Lực căng trên dây cáp T = Tđ/sin = m(g+a)/2sin
Thành phần lực ngang Tn = Tđ/tg = m(g+a)/2tg; lực này bóp ngang kiện hàng,
nếu các kiện hàng có kết cấu dễ biến dạng phải triệt tiêu tối đa .
Như vậy khi cẩu một kiện hàng khi lựa cáp nâng hàng ta phải lựa cáp có chiều dài
lớn nhất có thể để giảm bớt số gia tải trọng trên dây cáp ( Bởi vì trong phạm vi 0 <90
khi  tăng  sin và tg tăng  Lực căng dây T và lực bóp ngang kiện hàng T n giảm )
đồng thời phải có một hệ số dự trữ nhất định ( theo quy định của Công ty góc 450 ) lúc
đó hệ số dự trữ phải  1,2 ( chưa tính đến các yếu tố ngoại lai khác : gió ...)
Ngoài việc yêu cầu lựa cáp như đã nói - Cần đặc biệt lưu ý khi kiện hàng có trọng
tâm nằm lệch - Lúc đó phải lựa cáp sao cho tâm của móc cẩu phải đi qua trọng tâm của
kiện hàng theo phương thẳng đứng, nếu không kiện hàng sẽ bị xô lệch về một bên khi
nâng hàng  Sẽ rất nguy hiểm vì ngoài khả năng va đập kiện hàng vào người hay đồ vật,
còn khả năng xuất hiện các dao động con lắc của kiện hàng làm tăng tải trọng đầu cần
hay thay đổi tầm với . Đây là điều đặc biệt tránh .
2/ Yêu cầu khi thao tác phưong tiện: Tuyệt đối tuân thủ các bước thực hiện
sau:
a/ Công tác xác lập phương án thực hiện :
+ Nhận thông tin cần thiết về kiện hàng : Khối lượng; kích thước; vị trí trọng tâm;
diện tích hứng gió; tầm với tối đa; chiều cao nâng bắt buộc - Tất cả các thông tin trên đều
quyết định đến khả năng hoạt động của phương tiện .
Thông thường các nhà chế tạo luôn đính kèm sản
phẩm của họ các thông tin về sản phẩm trong danh mục
(list) hoặc trong các văn bản khác. Trong trưòng hợp
thiếu một trong các thông tin trên , người điều khiển cẩu
phải xác minh lại thông tin còn thiếu trước khi thực
hiện .

© Vietranstimex 2013 Trang 26 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

+ Nhận thông tin cần thiết về khu vực hoạt động và các yếu tố khác :
- Nền đất : Đây là thông tin tuyệt đối quan trọng khi khai thác cẩu, quyết định đến
khả năng khai thác và an toàn; nếu không có các thông tin về nền đất, bắt buộc phải kiểm
tra bằng phương pháp gần đúng như sau :
Dùng kích thuỷ lực có gắn
động hồ áp lực được gắn vào 02 điểm
chắc trên nền đất như hình vẽ, bơm
dần kích cho tới khi nền đất hết lún
thì đọc giá trị trên đồng hồ áp suất
(Nếu nền vẫn lún thì tăng diện tích
mặt đế T cho tới khi hết lún - thông
thường với nền đất cát pha , hành
trình lún ban đầu khoảng 3-5cm).

Kích thuỷ lực có đường kính (cm), áp suất dầu thuỷ lực là P(kg/cm 2), diện tích
mặt đế là T(m2) thì áp suất mặt nền sẽ là : Q = 2.P/4T ( đ/ vị là kg/m2)
- Khu vực hoạt động : Các vật cản trở hoạt động, cản trở tầm nhìn, vị trí đứng, tĩnh
không so với đường dây điện
- Khi cẩu làm việc ở gần đường dây tải điện phải đảm bảo trong suốt quá trình làm
việc khoảng cách nhỏ nhất từ cẩu hoặc từ tải đến đường dây tải điện gần nhất
không được nhỏ hơn giá trị sau: Theo TCVN 4244-86.
+ 1,5m đối với đường dây có điện thế đến 1 KV
+ 2 m đối với đường dây có điện thế từ 1 đến 20 KV
+ 4m đối với đường dây có điện thế từ 35 đến 110 KV
+ 5m đối với đường dây có điện thế từ 150 đến 220 KV
+ 6 m đối với đường dây có điện thế 330 KV
+ 9 m đối với đường dây có điện thế 500 KV

- Môi trường : Sức gió, lượng mưa, ánh sáng, ...


+ Đối chiếu các thông tin trên với các tiêu chuẩn khai thác của phương tiện và
xác lập phương án thực hiện :
Từ các thông tin về kiện hàng và khu vực hoạt động, trong trường hợp không có
phương án đã được phê duyệt -Người điều khiển bắt buộc phải kiểm tra các tiêu chuẩn
khai thác như : Tầm với, chiều dài cần, đối trọng ( hoặc đối trọng phụ nếu bắt buộc) chiều
cao rút cáp ; số tao cáp ( xem lại công thức tính bội suất ròng rọc). Một điều cần lưu ý đó
là diện tích chân đế : trong đa số các cần cẩu thuỷ lực đều có các bảng tính áp lực chân
cẩu theo tải trọng,tầm với và góc mâm xoay. Đối chiếu với áp suất nền cho phép để tính
toán diện tích chân đế cần kê theo công thức :
Schân đế  P/Qcho phép ( P: áp lực cho từng chân đế; Qcho phép: Áp suất mặt nền cho phép
Schân đế : Diện tích chân đế tối thiểu )

© Vietranstimex 2013 Trang 27 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Trong trường hợp nhà chế tạo không lập các bảng tính áp lực chân cẩu, cần thiết
phải tính toán kiểm nghiệm lại bằng phương pháp mô men. Xem bài toán ví dụ tham
khảo dưới đây: Bài toán ví dụ : Cho một xe cẩu có sơ đồ như hình vẽ :
Tự trọng của xe cẩu (không kể ống
cần) là Px , trọng lượng của ống cần là Pc ,
mang đối trọng Pđt đang cẩu kiện hàng có
khối lượng Ph , tính toán áp lực chân cẩu
tại chân A và B biết các kích thước như
hình vẽ .

Tổng m men tại chđn B : M = PA.(l+m)- Px.m- Pc.(n+m)- Pđt.(m-s)- Ph.(r+m).


Điều kiện cđn bằng lă M = 0 như vậy phản lực tại chđn A
PA =  Px.m+ Pc.(n+m)+- Pđt.(m-s)+ Ph.(r+m)/(l+m). Tương tự như vậy tại chđn B
PB =  Px.l + Pđt.(l+s) +Pc.(l-n)-Ph.(r-l)/(l+m) .)
 Từ tất cả các thông tin trên tiến hành xác lập phương án thực hiện sao cho
thoả mãn hai yêu cầu :
+ Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối khi khai thác ;
+ Đảm bảo hiệu quả khai thác phương tiện và nhân lực;
Đây là hai yêu cầu tiên quyết cho bất cứ người điều khiển phương tiện nào .
+ Lập phương án khắc phục và dự phòng: Đây không bắt buộc cho người điều
khiển phương tiện, song qua đây có thể đánh giá trình độ và tinh thần trách nhiệm của cá
nhân người sử dụng. Phương án dự phòng dựa trên các mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu
tố: Kiện hàng, hoàn cảnh, kinh nghiệm bản thân và đặc điểm phương tiện:
Ví dụ : Với cẩu đang gặp trục trặc nhỏ về mô tơ tời thuỷ lực- mô tơ yếu không đủ
áp suất công tác, người sử dụng nên lập ra phương án khắc phục: tăng số tao cáp để giảm
tải trọng tời...
Phương án dự phòng hỗ trợ bổ sung chứ không mâu thuẫn phương án thứ nhất .
b/ Thực hiện phương án:
Khi khai thác, các động tác không cần nhanh song phải tuyệt đối chính xác;
trước mọi thao tác, người điều khiển phải vạch ra những phương án thực hiện
(những phương án con nằm trong phương án thực hiện tổng thể ) và phương án khắc
phục tức thời khi xảy ra sự cố. Tuyệt đối tránh thực hiện 02 hành động trong 01 thao
tác ( Ví dụ vừa xoay cần vừa hạ cáp...) khi không cần thiết, bởi vì gần như không thể
kiểm soát được trạng thái vật lý của kiện hàng.

( Các phương án con phải thoả mãn :


+ Không mâu thuẫn với phương án tổng thể; luôn kèm theo phương án phòng
ngừa;
+ Mang tính chi tiết ở mức cao nhất : Ví dụ : tốc độ thao tác, thứ tự các thao tác,
thời gian thao tác...

© Vietranstimex 2013 Trang 28 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

+ Các phương án con được lập ra bởi người điều khiển, người điều khiển chịu
trách nhiệm về phương án con này;
+ Nếu hai hay nhiều cẩu cùng nâng một kiện hàng, các phương án con này phải
được thống nhất với các đồng nghiệp trước khi thực hiện.)
Các bước thực hiện :
- Đưa phương tịện vào vị trí thao tác : Thoả mãn tất cả các yêu cầu đã nêu ra :
tầm với, nền đất, các vật cản, tầm nhìn, ...
- Kê chân đế : Đảm bảo diện tích chân đế luôn lớn hơn hoặc bằng 1,3lần diện
tích chân đế đã tính toán ( hệ số động học 1,3) với kết cấu bệ gỗ theo đúng quy
định của Công ty ( Đề nghị tham khảo trong Giáo trình huấn luyện an toàn do
Công ty phát hành - trong đề thi sẽ đề cập đến các kiến thức trong đó ); lúc này
chassis của cẩu phải theo phương ngang tuyệt đối ( kiểm tra li vô cân bằng ).
- Chuẩn bị điều kiện hoạt động cho phương tiện : Chiều dài cần, đan tao cáp,
chuẩn bị cáp nâng hàng và các công cụ hỗ trợ khác như : ma ní, móc ...
Cần đặc biệt lưu ý : Chiều dài cần phải được sẵn sàng trước, hạn chế
tuyệt đối thay đổi chiều dài cần khi đang có tải, riêng tăng chiều dài cần tuyệt
đối cấm nếu không có sự chỉ đạo của cán bộ hiện trường hoặc cán bộ an
toàn Công ty Đa Phương Thức.
Móc cáp tạo tầm với, kiểm tra lại (double check): Khi căng cáp, phải đảm bảo
được tâm móc cẩu đi qua tâm kiện hàng theo phương đứng tránh xảy ra các sự cố đáng
tiếc như đã giải thích ở trên đồng thời phải kiểm tra lại một lần nữa tầm với của cẩu, độ
ổn định của các chân đế, dung sai xuất hiện tại mâm xoay - Yêu cầu tuân thủ nghiêm
ngặt không được bỏ qua bước kiểm tra lại này đối với các kiện hàng quan trọng ;
- Thao tác : Trong khi thao tác đòi hỏi kỹ năng của người điều khiển phương tiện
nhằm tránh xuất hiện các hiện tượng vật lý có tác động tiêu cực : dao động,
xung động ..Để thuần thục các động tác, yêu cầu người sử dụng khi được giao
mới phương tiện phải có thời gian làm quen với hệ thống điều khiển và đặc tính
chi tiết của phương tiện.
- Các kỹ năng điều khiển quyết định đến 80% điều kiện làm việc của phương tiện;

© Vietranstimex 2013 Trang 29 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Lưu đồ tiến trình

© Vietranstimex 2013 Trang 30 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

c/ Kiểm tra từng bước thực hiện :


Song song với việc thực hiện các thao tác, người điều khiển ( đồng thời với cán
bộ chỉ đạo hay cán bộ an toàn ) phải kiểm soát toàn bộ công việc đang tiến hành, không
thể bỏ sót các yếu tố sau :
- Trạng thái làm việc của phương tiện: Các thông số, trạng thái hoạt động của
động cơ, các thông số và trạng thái của cơ cấu thuỷ lực (đối với cẩu thuỷ lực),
các cơ cấu chịu tải : Chân, buly, cáp tời, cáp nâng, móc và các cơ cấu an toàn :
phanh, ly hợp..
- Trạng thái của kiện hàng: Dao động, xung động, trạng thái chuyển động trong
không gian...
- An toàn cho những người xung quanh : Phụ cẩu, người đứng gần kiện hàng...
- An toàn cho bản thân : Phương án thoát hiểm tức thời khi gặp sự cố .
( Xem kỹ ở Giáo trình huấn luyện an toàn - Đề thi sẽ đề cập )
d/ Tầm với :
- Tầm với, sức nâng thực tế phải nhỏ hơn hoặc bằng với sức nâng cho phép trong
bảng tải.
- Sức nâng ở tầm với tương ứng nằm trong giới hạn cho phép của bảng tải (không
vượt quá giá trị 75%). Trong trường hợp cần thiết phải xin ý kiến Lãnh đạo
Công ty bằng văn bản tuy nhiên không vượt quá giá trị 85%.
(Chú ý: Sức nâng của cẩu phụ thuộc vào tầm với, chiều dài cần, vị trí chân chống,
hướng cẩu, đối trọng, chế độ cài đặt).
e/ Làm việc với cùng lúc 2 cẩu:
- Không được tự ý dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trọng. Các
trường hợp đặc biệt phải có giải pháp an toàn được tính toán và được duyệt. Tải phân
bố lên mỗi thiết bị nâng không lớn hơn trọng tải. Trong giải pháp an toàn phải có sơ
đồ móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự các thao tác, yêu cầu về kích thước,
tải trọng an toàn của các dụng cụ nâng. Phải giao trách nhiệm cho người có chuyên
môn kinh nghiệm chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển. Người đánh tín hiệu phải có
kinh nghiệm.

3/ Các yêu cầu khác:


a/ Yêu cầu về vị trí đứng và cách kê chân đế :
- Các bệ kê phải thoả mãn các quy định về
an toàn của Công Ty;
- Các bệ kê càng nằm xa trọng tâm càng
đảm bảo khả năng chống lật, chống lún
chân đế;
- Các bệ kê phải nằm tại điểm có kết cấu
vững chắc trên chassis;

- Không nên để xy lanh chân chống ra hết hành trình;

© Vietranstimex 2013 Trang 31 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

- Đặc biệt lưu ý với cẩu P&H 90tấn : Các chân chống ra chéo, do vây còn phải lưu ý tới
khả năng trượt chân chống với nền trơn : đất đỏ, bùn ...
b/ Cách tính toán áp lực gió :
Áp lực gió tính bằng tấn được tính theo công thức sau :
P = 0,001p.S
Với S : Diện tích hứng gió
Và p : Áp suất riêng của gió được tính theo công thức
p = C.vg2/16 ( C thướng lấy =1,3 và vg vận tốc gió tính theo m/s)
Vận tốc gió theo hệ thống đo hàng hải được tính theo thang chia Beufort gồm 12
mức như sau:

Cấp gió Đặc điểm của gió Tốc độ gió ở độ cao 6m trên mực nước biển (m/s)
Trung bình Khi gió giật
0 Lặng gió 0 - 0,5 1
1 Gió rất nhẹ 0,6 - 1,7 3,2
2 Gió nhẹ 1,8 - 3,3 6,2
3 Gió nhỏ 3,4 - 5,2 9,6
4 Gió vừa 5,3 - 7,4 13,6
5 Gió khá mạnh 7,5 - 9,8 17,8
6 Gió mạnh 9,9 - 12,5 22,2
7 Gió khá to 12,6 - 15,2 26,8
8 Gió to 15,3 - 18,2 31,6
9 Gió rất to 18,3 - 21,5 36,7
10 Gió bão 21,6 - 25,1 42,0
11 Gió bão to 25,2 - 29,0 47,3
12 Cuồng phong Lớn hơn 29,0 53,0
Gió không chỉ gây ra dao động và xung động mà nguy hiểm hơn cả là gây ra sự
thay đổi tầm với thực tế (tham khảo trong bài toán giới thệu trong Giáo trình huấn luyện
an toàn) do vậy Công ty đã có quy định về giới hạn thời tiết:
Để đảm bảo an toàn , không tiến hành bốc xếp bằng cẩu khi điều kiện thời tiết :
trời mưa trên 50mm , gió cấp 5 . Khi trời mưa dưới 50mm , gió từ cấp 3 đến cấp 5 chỉ
tiến hành thao tác ở chế độ khai thác 75% hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào độ tin cậy của các
hệ thống trên phương tiện( người chỉ đạo hiện trường ,cán bộ an toàn và nhất là lái cẩu
phải nắm rõ tính chất của từng phương tiện trước hoạt động ).
c/ Yêu cầu hiểu biết về tính năng của từng chi tiết trong phương tiện và đặc
điểm phương tiện :
Trước khi vận hành phương tiện, người điều khiển phải hiểu toàn bộ chức năng
của các chi tiết trên phương tiện, đây là yếu tố quyết định đến khả năng vận hành và thao
tác của người điều khiển.

© Vietranstimex 2013 Trang 32 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Engine Start Động cơ khởi động

Engine stop Động cơ ngừng

Crane without outriggers Cẩu không ra chân

Differential lock Distributor gear Khoá vi sai Hộp phân phối

Differential lock (Cross lock) Khoá vi sai (Khớp chữ thập)

Differential lock (Longitudinal Khoá vi sai (Khoá trục cácđăng)


lock)

Outrigger beams-extending or Ra hoặc vào chân cẩu


retracting

Outrigger Supporting- cylinder Lên hoặc xuống xilanh chân cẩu


extending or retracting

Outrigger beams- or cylinder Ra chân hoặc xuống xilanh chân cẩu


extending

Outrigger beams- or cylinder Vào chân hoặc lên xilanh chân cẩu
retracting

Outrigger rear on the left Ra chân cẩu sau bên trái

Outrigger front on the left Ra chân cẩu trước bên trái

Outrigger rear on the right Ra chân cẩu sau bên phải

Outrigger front on the right Ra chân cẩu trước bên phải


© Vietranstimex 2013 Trang 33 / 46
GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Operating position Vị trí cẩu hoạt động

Front axle locking Khoá trục trước

Sky light wiper Thanh gạt nước kính

Telescopic section I extention Ra cần 1

Telescopic section I retraction Vào cần 1

Telescopic section II extention Ra cần 2

Telescopic section II retraction Vào cần 2

Auxilary hoist- lifting Cuốn tời nâng lên

Auxilary hoist- lowering Nhả tời hạ xuống

Heater- Internal air supply Nạp khí cho bộ sấy nóng


Heater- External air supply Xả khí cho bộ sấy nóng

Telescopic section II + III extention Ra cần II + III

© Vietranstimex 2013 Trang 34 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Axle lock - out Khoá trục bánh xe

Telescope cylinder 1 Xilanh cần I

Telescope cylinder 2 Xilanh cần II

Load control Điều chỉnh tải

Pre - heating Sấy nóng ban đầu

Circuit closer - SLI Sơ đồ đóng - Chỉ thị tải an toàn

Disconnection SLI Không nối - Tải không an toàn

Zero point adjustment Điều chỉnh vị trí không

Oil pressure engine Áp suất dầu động cơ

Cylinder head teaperature Nhiệt độ nắp máy

Engine over teaperature Động cơ quá nhiệt

Transmission oil over temperature Hẹ thống truyền lực quá nhiệt

© Vietranstimex 2013 Trang 35 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Counterweight retracting Rút ngắn tầm đối trọng

Counterweight extending Kéo dài tầm đối trọng

Assisted steering Trợ lực lái

Directrices Chuyển hướng

Locking brake Phanh lốckê

Service brake Phanh hoạt động

Slewing gear brake Xoay cơ cấu phanh

Wiper Thanh gạt nước kính

Instrument panel lamp Đèn bảng dụng cụ

High beam Đèn pha cao

Direction indicator Chỉ thị chuyển hướng

Hazard warning light Đèn cảnh báo nguy hiểm

Fog tail lamp Đèn sương mù

All-around light Đèn sáng xung quanh

Break down-central warning light Đèn cảnh báo đổ vỡ xuống giữa

Working searchlight Đèn pha làm việc


© Vietranstimex 2013 Trang 36 / 46
GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Fuel gauge Mức nhiên liệu

Air filter Lọc không khí

Break down-central warning light Đèn cảnh báo đổ vỡ xuống giữa

Working searchlight Đèn pha làm việc

© Vietranstimex 2013 Trang 37 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Horn Còi

Outriggers Chân cẩu

Safe load indication early warning Cảnh báo chỉ thị tải an toàn trể

With outriggers (restricted turning Với chân cẩu (hạn chế khả năng quay
capacity) của cẩu)

Free on wheels (restricted turning Bánh xe tự do (hạn chế khả ngăng


capacity) quay của cẩu)

Anemometer Máy đo tốc độ gió

Hydraulic system I Hệ thống thuỷ lực I

Hydraulic system II Hệ thống thuỷ lực II

Hydraulic system III Hệ thống thuỷ lực III

Hydraulic system IV Hệ thống thuỷ lực IV

Temperature hydraulic oil Nhiệt độ dầu thuỷ lực

Slewing gear brake (on and off) Xoay cơ cấu phanh (mở và tắt)

Slewing (right - left) Sự xoay (phải - trái)

Telescope cylinder 3 Xilanh cần 3

Lifting/Lowering Nâng cần/ hạ cần

Extension Ra cần
© Vietranstimex 2013 Trang 38 / 46
GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Derricking Cần trục

Hydraulic filter Lọc dầu

Oil cooler Làm mát dầu

Heating Bộ sấy

Temperature Nhiệt kế

Temperature steering oil Nhiệt độ dầu trợ lái

Oil pressure - gearing Ap suất dầu dẫn động

Working hour counter Tải trọng làm việc trên giờ

Assisted steering I Trợ lực lái I

Assisted steering II Trợ lực lái II

Push button "on" "off" Ấn nút "bật" "tắt"

Push button Ấn nút

Hand brake first circuit Mạch phanh tay I

Hand brake second circuit Mạch phanh tay II

Service brake first circuit Dòng phanh I hoạt động

Service brake second circuit Dòng phanh II hoạt động


© Vietranstimex 2013 Trang 39 / 46
GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

Windscreen wiper interval switch Công tắc thanh gạt nước kính chắn
gió

Clignoteur trailer

Outrigger right Chân cẩu bên phải

Outrigger left Chân cẩu bên trái

Auxiliary drive Dẫn động cơ cấu phụ

Couterweight lowering Hạ thấp đối trọng

Couterweight lifting Nâng đối trọng

Road speed Tốc độ đường thẳng

Cross country speed Tốc độ đường địa hình

Luffting gear upwards Gió nâng cần lên

Luffing gear downwards Gió hạ cần xuống

Hoisting gear lifting Tời rút cáp nâng lên

Hoisting gear lowering Tời nhả cáp hạ xuống

Ventilating system Hệ thống thông gió

Recovery winch Sự luân chuyển tời

© Vietranstimex 2013 Trang 40 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

TÍN HIỆU CẨU :

© Vietranstimex 2013 Trang 41 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

© Vietranstimex 2013 Trang 42 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

© Vietranstimex 2013 Trang 43 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

BẢNG THÔNG SỐ TẢI TRỌNG AN TOÀN CỦA CÁC BỘ CÁP 1 - 4 NHÁNH


Hệ số an toàn 5 : 1 - Áp dụng cho loại cáp có sức căng (Tensile Strength) 1770N/mm²
Lực kéo
đứt nhỏ Bộ cáp 1
Mắt mềm tiêu
Đường kính nhất nhánh
chuẩn(Standard Bộ cáp 2 nhánh (Two legs sling) Bộ cáp 4 nhánh (Four legs sling)
cáp(Diameter) (Minimum (One leg
soft eye)
breaking sling)
load)
FC IWRC FC IWRC FC IWRC FC IWRC
(mm) (mm) (Tấn) (Tấn) (Tấn)

Hệ số tải theo góc nâng (Load angle --- --- 300


600
900
300
60 0
900 300 600 900 300 600 900
facter) 1 1 1.0351.1541.4141.0351.1541.4141.0351.1541.4141.0351.154 1.414
6 100 2.17 2.48 0.4 0.5 0.8 0.8 0.6 1.0 0.9 0.7 1.7 1.5 1.2 1.9 1.7 1.4
8 160 3.87 4.41 0.8 0.9 1.5 1.3 1.1 1.7 1.5 1.2 3.0 2.7 2.2 3.4 3.1 2.5
9 160 4.89 5.58 1.0 1.1 1.9 1.7 1.4 2.2 1.9 1.6 3.8 3.4 2.8 4.3 3.9 3.2
10 200 6.04 6.90 1.2 1.4 2.3 2.1 1.7 2.7 2.4 2.0 4.7 4.2 3.4 5.3 4.8 3.9
11 200 7.29 8.33 1.5 1.7 2.8 2.5 2.1 3.2 2.9 2.4 5.6 5.1 4.1 6.4 5.8 4.7
12 200 8.67 9.91 1.7 2.0 3.4 3.0 2.5 3.8 3.4 2.8 6.7 6.0 4.9 7.7 6.9 5.6
13 260 10.18 11.64 2.0 2.3 3.9 3.5 2.9 4.5 4.0 3.3 7.9 7.1 5.8 9.0 8.1 6.6
14 260 11.8 13.5 2.4 2.7 4.6 4.1 3.3 5.2 4.7 3.8 9.1 8.2 6.7 10.4 9.4 7.6
16 260 15.5 17.7 3.1 3.5 6.0 5.4 4.4 6.8 6.1 5.0 12.0 10.7 8.8 13.7 12.3 10.0
18 300 19.6 22.4 3.9 4.5 7.6 6.8 5.5 8.7 7.8 6.3 15.1 13.6 11.1 17.3 15.5 12.7

© Vietranstimex 2013 Trang 44 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

20 300 24.2 27.6 4.8 5.5 9.4 8.4 6.8 10.7 9.6 7.8 18.7 16.8 13.7 21.3 19.1 15.6
22 300 29.2 33.3 5.8 6.7 11.3 10.1 8.3 12.9 11.5 9.4 22.6 20.2 16.5 25.7 23.1 18.8
24 360 34.7 39.7 6.9 7.9 13.4 12.0 9.8 15.3 13.8 11.2 26.8 24.1 19.6 30.7 27.5 22.5
26 360 40.7 46.5 8.1 9.3 15.7 14.1 11.5 18.0 16.1 13.2 31.5 28.2 23.0 35.9 32.2 26.3
28 400 47.4 54.1 9.5 10.8 18.3 16.4 13.4 20.9 18.8 15.3 36.6 32.9 26.8 41.8 37.5 30.6
30 400 54.4 62.1 10.9 12.4 21.0 18.9 15.4 24.0 21.5 17.6 42.0 37.7 30.8 48.0 43.1 35.1
32 460 61.7 70.5 12.3 14.1 23.8 21.4 17.5 27.2 24.4 19.9 47.7 42.8 34.9 54.5 48.9 39.9
34 460 69.6 79.6 13.9 15.9 26.9 24.1 19.7 30.8 27.6 22.5 53.8 48.2 39.4 61.5 55.2 45.0
36 500 78.1 89.2 15.6 17.8 30.2 27.1 22.1 34.5 30.9 25.2 60.4 54.1 44.2 68.9 61.8 50.5
38 500 87.0 99.4 17.4 19.9 33.6 30.2 24.6 38.4 34.5 28.1 67.2 60.3 49.2 76.8 68.9 56.2
40 600 96.6 110.0 19.3 22.0 37.3 33.5 27.3 42.5 38.1 31.1 74.7 67.0 54.7 85.0 76.3 62.2
42 600 106.2 121.5 21.2 24.3 41.0 36.8 30.0 47.0 42.1 34.4 82.1 73.6 60.1 93.9 84.2 68.7
44 700 116.6 133.3 23.3 26.7 45.1 40.4 33.0 51.5 46.2 37.7 90.1 80.8 66.0 103.0 92.4 75.4
46 700 127.5 145.7 25.5 29.1 49.3 44.2 36.1 56.3 50.5 41.2 98.6 88.4 72.1 112.6 101.0 82.4
48 800 138.8 158.6 27.8 31.7 53.6 48.1 39.3 61.3 55.0 44.9 107.3 96.2 78.5 122.6 109.9 89.7
50 900 151.0 173.0 30.2 34.6 58.4 52.3 42.7 66.9 60.0 48.9 116.7 104.7 85.4 133.7 119.9 97.9
52 1000 162.9 186.2 32.6 37.2 63.0 56.5 46.1 72.0 64.5 52.7 125.9 112.9 92.2 143.9 129.1 105.3
54 1000 175.6 200.8 35.1 40.2 67.9 60.9 49.7 77.6 69.6 56.8 135.7 121.7 99.3 155.2 139.2 113.6
56 1100 189.0 217.0 37.8 43.4 73.0 65.5 53.5 83.9 75.2 61.4 146.1 131.0 106.9 167.7 150.4 122.8
58 1100 202.6 231.6 40.5 46.3 78.3 70.2 57.3 89.5 80.3 65.5 156.6 140.5 114.6 179.0 160.6 131.0
60 1200 217.0 249.0 43.4 49.8 83.9 75.2 61.4 96.2 86.3 70.4 167.7 150.4 122.8 192.5 172.6 140.9
62 1200 231.5 264.7 46.3 52.9 89.5 80.2 65.5 102.3 91.8 74.9 178.9 160.5 131.0 204.6 183.5 149.8
64 1300 246.7 282.0 49.3 56.4 95.3 85.5 69.8 109.0 97.7 79.8 190.7 171.0 139.6 218.0 195.5 159.5
66 1300 262.4 299.9 52.5 60.0 101.4 91.0 74.2 115.9 104.0 84.8 202.8 181.9 148.5 231.8 207.9 169.7
68 1400 278.5 318.4 55.7 63.7 107.6 96.5 78.8 123.1 110.4 90.1 215.3 193.1 157.6 246.1 220.7 180.1
70 1400 295.1 337.4 59.0 67.5 114.0 102.3 83.5 130.4 116.9 95.4 228.1 204.6 167.0 260.8 233.9 190.9

Lực kéo đứt nhỏ nhất của cáp Số nhánh của bộ cáp
TẢI AN TOÀN CỦA BỘ CÁP
(WLL)
= X
Hệ số an toàn Hệ số tải theo góc nâng

© Vietranstimex 2013 Trang 45 / 46


GIÁO TRÌNH THI NÂNG BẬC
LÁI CẨU

© Vietranstimex 2013 Trang 46 / 46

Вам также может понравиться