Вы находитесь на странице: 1из 20

Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

GIỚI THIỆU MỘT QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG DẦM


CHUYỂN TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN
KHỐI TẠI VIỆT NAM
ThS. Lê Thái Hòa, ThS. Nghiêm Hà Tân, ThS. Lê Đình Tiến
Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng,
55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tóm tắt:
Dầm chuyển (transfer beam) là cấu kiện dầm có tác dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng
trong kết cấu công trình. Dù đã xuất hiện từ lâu, việc thiết kế kết cấu và quy trình thi công
dầm chuyển vẫn luôn là một vấn đề được đặc biệt quan tâm do tính chất quan trọng của
cấu kiện chuyển trong công trình, cũng như tính đặc thù của nó đối với từng công trình cụ
thể. Trong một số nghiên cứu trước đây, dầm chuyển có thể được tính toán thiết kế bằng
mô hình giàn ảo, tuy nhiên việc ứng dụng mô hình này trong các trường hợp đa dạng kết
cấu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bài báo trình bày một quy trình tính toán dầm chuyển
áp dụng tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-02, và giới thiệu quy trình thi công dầm chuyển áp dụng
cho các công trình cao tầng tại Việt Nam.

Từ khóa: dầm chuyển, quy trình thi công, thiết kế, nhà nhiều tầng

INRODUCTION OF DESIGN AND CONSTRUCTION METHOD FOR


TRANSFER BEAM IN REINFORCEMENT CONCRETE CONSTRUCTION IN
VIETNAM
Abstract:
Transfer beam is a beam element that redistributes vertical loads in building structure.
Although it has been researched for a long time, the structural design and construction
process of transfer beam is always a concern due to its significant role in transfer structure,
as well as its particular features in construction. Previous studies often use virtual rig model
to calculate transfer beams, however, this should be carefully considered in case of
structural diversity in property. The paper shall present a process of calculation for design
of transfer beam applying American Standard ACI 318M-02, and introduce the process of
construction for transfer beam for high-rise building in Vietnam.
Key words: transfer beam, construction process, design, high-rise building

1
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

1. Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, ngành
công nghiệp xây dựng cũng có những bước tiến mạnh và đa dạng. Nhằm đáp ứng tốc độ
đô thị hóa nhanh, dân số tăng cao và có xu hướng chuyển dịch về các đô thị, thành phố lớn,
nhiều công trình cao tầng đang được xây dựng và hoàn thiện với quy mô ngày càng lớn.
Cụ thể, các công trình cao tầng hiện nay đòi hỏi phải được thiết kế với không gian lớn bên
dưới sử dụng cho các mục đích sinh hoạt công cộng như: bãi đỗ xe, trung tâm thương mại,
siêu thị, không gian văn phòng, v.v… Các tầng bên trên khu công cộng có không gian nhỏ
hơn sẽ được thiết kế cho mục đích sử dụng cá nhân như căn hộ gia đình. Như vậy, nhằm
xử lý vấn đề thay đổi kết cấu từ không gian lớn ở các tầng dưới lên không gian nhỏ hơn ở
các tầng trên, dầm chuyển được sử dụng với mục đích đỡ các vách cứng hoặc cột, thay đổi
hướng truyền tải trọng trong kết cấu công trình.

(a) Dầm chuyển đỡ một cột (b) Dầm chuyển đỡ nhiều cột

(c) Dầm chuyển đỡ vách liên tục (d) Dầm chuyển đỡ vách không liên tục
Hình 1. Phân loại dầm chuyển theo công năng kết cấu
Về khái niệm, dầm chuyển bê tông cốt thép (BTCT) là một loại dầm thường có độ
cứng và tiết diện hình học tương đối lớn (thông thường, tỷ lệ chiều dài trên chiều cao phải
nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 đối với nhịp liên tục và 2 đối với nhịp đơn). Cấu kiện này có tác

2
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng trong kết cấu công trình, ví dụ: thay đổi trạng thái
làm việc của hệ kết cấu từ hệ dầm cột chịu lực sang hệ dầm vách chịu lực hoặc hệ dầm cột
nhưng với số lượng cột phải trên dầm nhiều hơn số lượng cột phía dưới dầm [1].
Về công năngtính chất chịu lực, dầm chuyển gánh đỡ toàn bộ tải trọng kết cấu bên
trên nó rồi phân bố xuống từng kết cấu chịu tải đứng bên dưới (cột hoặc vách). Có thể phân
loạidầmchuyểndựatheocôngnăngtínhchấtchịulựccủakếtcấunhưHình1Hình1cáchình1,2,3,4nhưtrên.Nhưvậy,dầm
chuyển giúp tạo không gian lớn cho các tầng bên dưới, giảm kích thước cấu kiện các tầng
trên kết cấu chuyển.
Tuy nhiên, kết cấu này tồn tại nhược điểm khó ổn định khi có động đất hoặc lực tác
động lớn, việc tính toán và thi công phức tạp. Thông qua việc thực hiện nghiên cứu lý
thuyết kết hợp thực tiễn quá trình thi công, bài báo trình bày quy trình thiết kế dầm chuyển
theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-02 [2], đồng thời giới thiệu quy trình thi công kết cấu dầm
chuyển cho tổ hợp công trình thuộc dự án Sun Grand City Ancora Residence, số 3 Lương
Yên, thành phố Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo, cũng như các dự án xây dựng sử dụng phương án kết cấu
dầm chuyển sau này.
2. Quy trình thiết kế dầm chuyển theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-02
Khái niệm về dầm chuyển nói riêng, và kết cấu chuyển nói chung đã được biết đến
tại Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây dầm chuyển
với quy mô lớn mới xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình tổ hợp trung tâm thương
mại, chung cư cao cấp... Việc thiết kế kết cấu dầm chuyển là phức tạp do tính chất quan
trọng của nó đòi hỏi quá trình mô hình hóa và tính toán được cân nhắc một cách cẩn trọng.
Do các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, cập nhật
những cấu kiện và những hệ kết cấu đặc biệt, để thiết kế kết cấu dầm chuyển, các kỹ sư đã
và đang lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài – một trong số đó là Tiêu chuẩn Mỹ ACI
318M-02.

Tải trọng và tác Tính toán thiết kế


Tổ hợp nội lực cấu kiện Kiểm tra độ võng
động (TCVN 5574-2012, UBC97) (ACI 318M-02, BS (TCVN 5574-2012)
(TCVN 2737-1995) 8110:1997, Eurocode 2)

Hình 2. Quy trình thiết kế dầm chuyển và các tiêu chuẩn thiết kế

3
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Quy trình phổ biến để thiết kế dầm chuyển hiện nay tại Việt Nam, cũng như các tiêu
chuẩn thiết kế có thể được lựa chọn trong quá trình tính toán được thể hiện trong Hình 2 Hình 1. Field Code Changed
Tải trọng tác dụng lên dầm chuyển được xác định bằng việc xây dựng mô hình phần thân Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt

của các tầng phía triên và chất tải lên các tầng này theo tiêu chuẩn về tải trọng và tác động
được lựa chọn trong tính toán. Các tải trọng này sau đó sẽ được xuất ra một mô hình độc
lập để phân tích nội lực trong cấu kiện; phần mềm SAFE thường được lựa chọn trong công
đoạn này (Hình 3).

Hình 3. Mô hình SAFE của cấu kiện dầm chuyển


Bảng 1. Các bước tính toán và kiểm tra dầm chuyển BTCT thi công trong hai đợt

Giai đoạn Nội dung Tiêu chuẩn


Tính toán kiểm tra lực cắt ACI 318M-02
Tính toán kiểm tra trạng thái làm việc ACI 318M-02
1
Tính toán kiểm tra trạng thái giới hạn ACI 318M-02
Kiểm tra độ võng TCVN 5574-2012
Tính toán kiểm tra lực cắt ACI 318M-02
Tính toán kiểm tra trạng thái làm việc ACI 318M-02
2
Tính toán kiểm tra trạng thái giới hạn ACI 318M-02
Kiểm tra độ võng TCVN 5574-2012
Đặc thù của cấu kiện dầm chuyển trong các công trình cao tầng là chiều cao dầm lớn,
thể tích bê tông tập trung trong một cấu kiện có thể lên đến hàng ngàn mét khối dẫn đến
thực tế khi thi công, bê tông được đổ làm nhiều đợt. Vậy, quá trình tính toán dầm chuyển

4
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

cũng cần phải tính đến các giai đoạn thi công này. Trong từng giai đoạn, dầm chuyển sẽ
được thiết kế với đầy đủ các bước tính toán và kiểm tra. Bảng 1 trình bày các bước tính
toán, kiểm tra sử dụng kết hợp tiêu chuẩn ACI 318M-02 và TCVN 5574-2012 của một
dầm chuyển BTCT được thi công làm hai đợt.
Sau khi đã có nội lực trong kết cấu, người kỹ sư sẽ tiếp tục sử dụng tiêu chuẩn ACI
318M-02 để thiết kế dầm chuyển với lý thuyết dầm cao (deep beam). Có hai lựa chọn khi
thiết kế dầm cao [1], đó là: (1) xét đến phân bố phi tuyến của ứng suất và biến dạng trong
cấu kiện; và (2) áp dụng mô hình giằng nối (strut-and-tie model) được trình bày trong Phụ
lục A của tiêu chuẩn.
Trong số hai lựa chọn trên, mô hình giằng nối là mô hình phổ biến trong tính toán lý
thuyết (Hình 4).

Hình 4. Các thuật ngữ trong mô hình giằng nối (a) Mô hình; (b) Nút chịu 3 lực nén; (c) và
(d) Nút chịu nén và kéo
Vùng nút được mô tả là: “Vùng bê tông được giả thiết làm nhiệm vụ truyền lực dọc trong
các thanh giằng và thanh nối” [2]. Các bước tính toán được tóm tắt trong Phụ lục A như
sau:
- Giả thiết trọng tâm của dải chịu kéo BC cách mặt dưới của dầm một khoảng nhất
định. Một giá trị được khuyến nghị là 0.05D (với D là chiều cao dầm) [1].
- Tương tự, giả thiết trọng tâm của nút A cách mặt trên của dầm 0.05D.
- Từ các giả thiết, xác định hình dạng hình học của các giằng nối, đường truyền nội lực

5
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

và tính toán nội lực kéo-nén trong các thanh. Gọi lực dọc trong các thanh là Fu .
- Xác định cường độ danh nghĩa (nominal strength – Fn ) của các thanh giằng, thanh
nối và nút.
- Công thức thiết kế và kiểm tra các cấu kiện trong mô hình giằng nối khi đó là:
 Fn  Fu (1)

trong đó:  là hệ số giảm cường độ (quy định trong ACI Tiểu mục 9.3.2.6)
Cường độ danh nghĩa của thanh giằng (strut – thanh chịu nén) được xác định bằng
công thức sau:
Fns  0.85s f 'c Ac (2)

trong đó:  s  1 với thanh giằng lăng trụ

s  0.75 với thanh giằng cổ chai có cốt thép


 s  0.60 với thanh giằng cổ chai không cốt thép;  là hệ số phụ thuộc
loại bê tông (quy định trong ACI Tiểu mục 11.7.4.3)
f 'c là cường độ nén mẫu trụ

Ac là diện tích mặt cắt ngang của thanh giằng

Cường độ danh nghĩa của thanh nối (tie – thanh chịu kéo) được tính bởi công thức:
Fnt  Ast f y (3)

trong đó: Ast là diện tích cốt thép chịu kéo

fy là cường độ chảy của cốt thép


Cường độ danh nghĩa của nút (node) được tính bởi công thức:
Fnn  0.85n f 'c An (4)

trong đó:  n  1 với nút C-C-C

 n  0.80 với nút C-C-T tại vùng neo 1 thanh nối


 n  0.60 với nút C-C-T tại vùng neo 2 thanh nối
An là diện tích mặt nút vuông góc với lực dọc Fu

6
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

3. Giới thiệu quy trình thi công dầm chuyển cho một công trình cao tầng tại Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu là tổ hợp công trình cao tầng thuộc dự án Sun Grand City
Ancora Residence, địa điểm số 3 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội (Hình 5 minh họa phối cảnh dự án và hình ảnh thực tế khi thi công dầm chuyển tại Field Code Changed
tầng 6).. Tổ hợp gồm 3 tầng hầm với tổng diện tích 10,658 m2, 3 tháp với 27 tầng nổi. Dầm Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt, French
(France)
chuyển nằm ở cao độ 23.5m so với cốt 0.00; kích thước dầm chuyển B×H = (1250~4400)
× (1500~2000) mm. Để thi công hệ dầm chuyển này, hơn 1,400 tấn thép và 3,500m3 bê
tông đã được sử dụng.

Hình 5. Tổ hợp công trình số 3 Lương Yên - Dự án Sun Grand City Ancora Residence
Dầm chuyển được thi công cùng các kết cấu khác của công trình, tuân thủ các
nguyên tắc thi công bê tông cốt thép đổ tại chỗ [3]. Tuy nhiên, vì có kích thước lớn, quá
trình thi công cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc thi công bê tông khối lớn [4]. Việc đảm
bảo thi công liên tục sẽ giúp kết cấu đảm bảo khả năng chịu lực một cách tốt nhất theo thiết
kế. Tổng quan, quy trình thi công dầm chuyển gồm các bước như sau:
- Công tác chuẩn bị chung
- Công tác thi công ván khuôn
- Công tác thi công cốt thép
- Công tác thi công và bảo dưỡng bê tông
3.1. Công tác chuẩn bị chung
- Công tác chuẩn bị trước khi triển khai thi công ngoài hiện trường gồm có các công
việc cơ bản khi thi công nhà cao tầng như:

– hay còn gọi là bản vẽ shopdrawingbản vẽ biện pháp thi công, bản vẽ shop), lập tiến
độ và kế hoạch tổ chức thi công, chuẩn bị nhân lực thi công.
- Vệ sịnh, dọn dẹp và chuẩn bị mặt bằng.
- Chuẩn bị dụng cụ thi công, mặt bằng tập kết vật tư, vật liệu. Kiểm tra chủng loại, số
7
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

lượng vật tư theo yêu cầu thiết kế, đồng thời có dự trù để đáp ứng tiến độ thi công
theo yêu cầu.
- Chuẩn bị trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công bao gồm: đồ bảo hộ lao động, biển
báo, các phương án an toàn khi thi công trên cao, lắp đặt hệ thống giáo ngoài, lưới
chắn vật rơi, chắn bụi và lan can an toàn khi thi công nhà cao tầng.
- Chuẩn bị các thiết bị phục vụ công tác thi công BTCT toàn khối như cẩu tháp, máy
và hệ thống ống bơm, xe vận chuyển, v.v…
Để thực hiện tốt công tác chuẩn bị, nhà thầu thi công cần triển khai biện pháp thi
công cũng như các bản vẽ shop trên hiện trường. Đây là căn cứ duy nhất để dự trù vật tư
và thiết bị cần thiết, phục vụ công tác thi công trong tương lai. Các bản vẽ yêu cầu phải thể
hiện đầy đủ thông tin về kết cấu như vị trí cấu kiện, đường mực trắc đạt, chủng loại, vị trí
vật tư, thiết bị; ngoài ra, chi tiết cấu tạo các vị trí chờ của các kết cấu khác cũng cần phải
được thể hiện. Hồ sơ biện pháp thi công cần có đủ bản vẽ và thuyết minh, đóng dấu thẩm
tra của các đơn vị có chức năng. Các bản vẽ shop drawing được triển khai từ bản vẽ biện
pháp và bản vẽ kết cấu cần có phê duyệt của các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự
án (TVGS, TVQLDA) trước khi thi công.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, nhà thầu cần kiểm tra thiết bị
xây dựng, yêu cầu chính xác theo catalog từ nhà cung cấp và có thí nghiệm thiết bị. Catalog
nhà cung cấp là căn cứ để tính toán biện pháp thi công phù hợp. Việc thực hiện thí nghiệm
đối với các loại vật tư, thiết bị phục vụ thi công như giáo chống, hộp mạ kẽ, xà gồ, máy
đầm, máy đo, GPS, v.v… là cần thiết, nhằm kiểm tra khả năng làm việc thực tế, đảm bảo
an toàn trong quá trình thi công.
Cuối cùng, một công tác quan trọng trong quá trình chuẩn bị trước khi thi công là
khâu lập tiến độ. Tiến độ thi công là một sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các hạng mục
công việc nhằm xây dựng và hoàn thiện công trình theo hợp đồng thi công đã ký kết giữa
nhà thầu và chủ đầu tư, nhà thầu với các đơn vị thi công khác (nhà cung cấp, thầu phụ,
v.v…). Khi lập tiến độ, cần lưu ý các yếu tố: (1) Xác định rõ trình tự công việc, (2) Dự trù
thời gian và nguồn lực thực hiện công việc bao gồm nhân lực, vật tư, nguyên liệu, mấy thi
công cho từng công việc theo tiến độ đề xuất, (3) tiến độ thi công cần được các bên liên
quan thống nhất, thỏa thuận. Thông thường, yêu cầu về tiến độ thi công và hoàn thiện phụ
thuộc nhiều về phía chủ đầu tư.
3.2. Công tác thi công ván khuôn
Trước khi triển khai lắp dựng, hệ ván khuôn cần được tính toán, thiết kế đảm bảo
đủ khả năng chịu lực trong suốt quá trình thi công dầm chuyển. Nhà thầu cần xác định các
loại tải trọng tác dụng lên hệ ván khuôn trong suốt quá trình thi công công trình nói chung,
và thi công hệ dầm chuyển nói riêngBước đầu tiên đối với ván khuôn là tính toán, nhà thầu
cần xác định các loại tải trọng tác dụng lên hệ ván khuôn trong suốt quá trình thi công công
trình nói chung, và thi công hệ dầm chuyển nói riêng. Cụ thể:

8
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

- Khả năng chịu tải của sàn BTCT thông thường, theo TCVN 5574-2012 [5] gồm:
 Tĩnh tải (gây bởi các lớp hoàn thiện sau này): 0.26T/m2 × 1.1 = 0.29T/m2
 Hoạt tải thiết kế: 0.25T/m2 × 1.2 = 0.3T/m2
 Tổng: 0.59T/m2
- Tải trọng của sàn BTCT khi thi công, theo TCVN 4453-1995 [6] gồm:
 Tĩnh tải (do bản thân sàn BTCT dày 20cm): 0.2 × 2.5 × 1.2 = 0.60T/m2
 Hoạt tải thi công (người và máy thi công): 0.45T/m2 × 1.3 = 0.585T/m2
 Tổng: 1.185T/m2 < 2.5 × 0.59 = 1.475T/m2
 Như vậy, chỉ cần chống 02 tầng sàn kế cận và chống 50% lượng giáo chống
ở tầng kế tiếp là đủ khả năng chịu lực khi thi công dầm sàn BTCT thông
thường Tính toán này đúng với quy định về việc chống ván khuôn dầm sàn
khi thi công công trình BTCT toàn khối tại TCVN 4453-1995 [6].
- Tính toán số tầng chống truyền khi thi công dầm chuyền:
 Tĩnh tải (ví dụ với dầm cao 2.0m): 2.0 × 2.5 × 1.2 = 6.0T/m2
 Hoạt tải thi công (người và máy thi công): 0.45T/m2 × 1.3 = 0.585T/m2
 Tổng: 6.585T/m2
 Như vậy, nếu chỉ chống tại tiết diện dầm hoặc hệ dầm sàn chuyển thì số lượng
tầng chống truyền cần thiết là: 6.585 ÷ 0.59 = 11.1 ~ 11 tầng.
 Tuy nhiên, do thực tế tải trọng phân bố ra sàn tầng BTCT bên dưới đã thi
công xong trước và đạt cường độ (sự làm việc đồng thời của hệ kết cấu giáo
chống với kết cấu chính đã thi công); vì vậy, nhà thầu cần tính toán lại để tìm
ra số tầng chống truyền đủ khả năng chịu lực. Mô hình kết cấu chính của
công trình và hệ giáo chống được dựng lại trong phần mềm ETABS, sơ đồ
tính bỏ qua sự làm việc của hệ giằng ngang (coi giằng chống chỉ giúp đảm
bảo tính ổn định).

9
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Hình 6. Khai báo tải trọng thi công trong ETABS


- Mô hình cột giáo chống chỉ làm việc chịu nén, sử dụng tính năng phân tích phi tuyến
tính Nonlinear với phần mềm ETABS:
 Khai báo tải trọng thi công là Nonlinear (Hình 6Hình 6).
 Giới hạn lực kéo trong mô hình cột giáo chống bằng 0. ETABS chạy theo
mô hình phi tuyến sẽ tự động loại các thanh chống chịu kéo và phân phối lại
nội lực trong hệ giáo.
 Sau khi có kết quả tải đứng phân về hệ kết cấu chính (cột, vách) công trình
và hệ giáp từng tầng, thực hiện bài toán thử số lượng tầng chống truyền. Lần
thử đầu tiên với tối thiểu 2 tầng đầy đủ giáo chống dưới dầm chuyển (tầng 4
và 5) theo kinh nghiệm thi công công trình dân dụng thông thường, kết quả
sàn tầng 4 không chịu được tải.
 Tiếp tục tăng số tầng giáo chống, kết quả cuối cùng, với 7 tầng giáo chống,
các kết cấu bê tông sàn đảm bảo yêu cầu thịu tải trọng thi công (Hình 7Hình 7).
- Tải trọng của sàn BTCT khi thi công gồm:

10
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Hình 7. Mặt cắt giáo chống truyền thi công dầm chuyển
Dựa trên cơ sở tính toán giáo chống nêu trên, nhà thầu tiến hành lựa chọn giáo
chống. Có thể sử dụng một số phương án giáo chống sau cho hệ dầm chuyển với tổng tải
trọng 6.585T/m2: sử dụng hệ giáo nêm, giáo cầu hoặc giáo Ringlock. Đây là những loại
giáo thông dụng trong thực tế thi công công trình BTCT hiện nay. Trong đó, giáo nêm có
thể vẫn đảm bảo khả năng chịu lực khi lắp đặt với khoảng cách nhỏ, nhưng tính ổn định
không cao, rất nguy hiểm khi kích thước dầm chuyển quá lớn và chiều cao tầng lớn. Giáo
cầu đảm bảo khả năng chịu lực cũng như độ ổn định. Tuy nhiên, khoảng cách giáo cầu là
A1200, phải sử dụng thêm đà I-150 và gác thêm hộp 100×100 trước khi sử dụng hộp 50×50.
Điều này khiến quy trình thi công phức tạp, chi phí cao. Phương án cuối là sử dụng giáo
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Ringlock, đảm bảo khả năng chịu lực và độ ổn định. Việc thi công là đơn giản, kết hợp với
Field Code Changed
hộp 50×100 và 50×50. Chi phí với phương án này cũng rẻ hơn do hiện trang lưu trữ vật tư
thực tế của nhà thầu. Trình tự thi công được thể hiện trong Hình 8 Hình 8. Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Field Code Changed
Sau khi lựa chọn phương án giáo chống Ringlock, nhà thầu cần lập biện pháp thi
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
công đối với phương án này. Đây là cơ sở tính toán, dự trù vật tư thi công. Biện pháp thi
Field Code Changed
công phải đảm bảo tính hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế, đảm bảo an toàn
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
trong khi thi công cũng như chuẩn bị đặt hàng vật tư đầy đủ, kịp thời. Hình 9 Hình 9 minh họa vị
Field Code Changed
trí dầm chuyển đua ra 1m được thể hiện trong bản vẽ biện pháp thi công, cần phải dự trù
để đặt hàng thép I, H kịp thời cũng như đặt sẵn gông chờ và dầm gia cường ở sàn tầng kỹ Field Code Changed

thuật. Cấu tạo ván khuôn cho kết cấu dầm chuyển được thể hiện ở Hình 10Hình 10. Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

11
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Dựa trên cơ sở tính toán giáo chống nêu trên, nhà thầu tiến hành lựa chọn giáo chống. Có
thể sử dụng một số phương án giáo chống sau cho hệ dầm chuyển với tổng tải trọng
6.085T/m2: sử dụng hệ giáo nêm, giáo cầu hoặc giáo Ringlock. Trong đó, giáo nêm có thể
vẫn đảm bảo khả năng chịu lực khi lắp đặt với khoảng cách nhỏ, nhưng tính ổn định không
cao, rất nguy hiểm khi kích thước dầm chuyển quá lớn và chiều cao tầng lớn. Giáo cầu đảm
bảo khả năng chịu lực cũng như độ ổn định. Tuy nhiên, khoảng cách giáo cầu là A1200,
phải sử dụng thêm đà I-150 và gác thêm hộp 100×100 trước khi sử dụng hộp 50×50. Điều
này khiến quy trình thi công phức tạp, chi phí cao. Phương án cuối là sử dụng giáo
Ringlock, đảm bảo khả năng chịu lực và độ ổn định. Việc thi công là đơn giản, kết hợp với
hộp 50×100 và 50×50. Chi phí với phương án này cũng rẻ hơn. Trình tự thi công được thể
hiện trong sơ đồ dưới.
Hình 887. Trình tự thi công hệ giáo chống cho dầm chuyển

Hình 998. Minh họa biện pháp giáo chống cho dầm chuyển
Sau khi lựa chọn phương án giáo chống Ringlock, nhà thầu cần lập biện pháp thi
công đối với phương án này. Đây là cơ sở tính toán, dự trù vật tư thi công. Biện pháp thi
công phải đảm bảo tính hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế, đảm bảo an toàn
trong khi thi công cũng như chuẩn bị đặt hàng vật tư đầy đủ, kịp thời. Hình 8 minh họa vị
trí dầm chuyển đua ra 1m được thể hiện trong bản vẽ biện pháp thi công, cần phải dự trù
để đặt hàng thép I, H kịp thời cũng như đặt sẵn gông chờ và dầm gia cường ở sàn tầng kỹ
thuật.
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Hình 10109. Minh họa biện pháp ván khuôn cho dầm chuyển Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Trong quá trình thi công, giáo Ringlock (Hình 11Hình 11) cần đảm bảo những yêu cầu sau: Field Code Changed
Field Code Changed

12
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

- Giáo phải được tập kết tại công trường trước tối thiểu 02 ngày, đúng và đủ số lượng,
chủng loại.
- Quy trình lắp đặt đúng biện pháp đã thẩm tra, đồng thời tuân thủ quy định của nhà
cung cấp. Phải trừ lối đi và lắp đặt bổ sung giằng ngay sau khi nghiệm thu xong.
- Do mật độ giáo lớn, phải lắp gọn từng vùng (đủ giáo, giằng ngang, giằng chéo và
gông tuýp D48) và tiến hành nghiệm thu từng khu vực rồi mới lắp dựng các phân
khu tiếp theo.
- Đảm bảo chiều cao chân kích, bát kích không quá 30cm.
- Giáo chống truyền phải được giằng thành một khối, đảm bảo khả năng chịu lực và
ổn định. Các vị trí biên phải được gông chéo tạo thành một hệ cứng và gông vào hệ
bên trong bằng tuýp D48, khoảng gông theo phương đứng là 2m.
- Các vị trí chống truyền thông tầng cần liên kết với nhau bằng hệ hộp mạ kẽm
50×100. Hộp mạ kẽm liên kết cứng với sàn để đảm bảo độ ổn định theo phương
ngang. Nếu vị trí thông tầng, số tầng chống truyền không đủ so với biện pháp, quá
trình đổ bê tông cần chia thành 02 đợt ngằm đảm bảo khả năng chịu lực của hệ
chống.

Hình 111110. Hình ảnh thực tế thi công hệ giáo Ringlock


Đốivớivánkhuôndầmchuyển,nhàthầusửdụngvánkhuôntấmlớn,bềmặtvánlàgỗépphủphim18mm,hệsườnbằnghộpmạkẽm50×100và50×50dày2mmchậpđôi,khoảngcáchvàsốlượngđượctínhtoántrongthuyếtminhđảmbảokhảnăngchịulực.TyrenD17đặtkhoảngcáchA600×600.Thànhdầmđượchốngđạpvàonhautrênmặtsànthaotác.

13
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Hình 121211. Hình ảnh thực tế thi công ván khuôn dầm chuyển
Đối với ván khuôn dầm chuyển, nhà thầu sử dụng ván khuôn tấm lớn, bề mặt ván là
gỗ ép phủ phim 18mm, hệ sườn bằng hộp mạ kẽm 50×100 và 50×50 dày 2mm chập đôi,
khoảng cách và số lượng được tính toán trong thuyết minh đảm bảo khả năng chịu lực. Ty
ren D17 đặt khoảng cách A600×600. Thành dầm được chống đạp vào nhau trên mặt sàn
thao tác (Hình 12Hình 12). Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
Do công tác thi công ván khuôn dầm chuyển sử dụng một lượng vật tư rất lớn với
Field Code Changed
nhiều chủng loại khác nhau nên việc dự trù vật tư và trang thiết bị đặc biệt quan trọng. Việc
sử dụng nhiều thiết bị đặc thù (giáo Ringlock, đà I, H) cần có thời gian mới cung cấp được Field Code Changed

nên nếu dự trù chậm hoặc không chính xác sẽ rất khó bổ sung kịp thời, dẫn đến chậm tiến
độ. Ngoài ra, việc đặt hàng thừa cũng không thể dung ở vị trí khác, gây lãng phí. Nếu dự
trù thiếu hoặc sai chủng loại, số lượng vật tư trở nên bị động khi thi công, bắt buộc sử dụng
thiết bị khác thay thế sẽ dẫn đến lãng phí và không đảm bảo chất lượng thi công.
3.3. Công tác thi công cốt thép
Công tác thi công cốt thép gồm hai công đoạn chính: công tác chuẩn bị và công tác
gia công lắp dựng ngoài hiện trường.
3.3.1. Công tác chuẩn bị cho thi công cốt thép
Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành gia công và lắp dựng cốt thép ngoài hiện
trường gồm các bước như sau: (1) Triển khai bản vẽ thi công, (2) Đặt hàng vật tư thép, và
(3) Giao nhận và tổ chức bãi tập kết, bãi gia công.

14
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Do hệ dầm chuyển sử dụng khối lượng thép rất lớn và thường sử dụng một số loại
thép có đường kình lớn, không thể tận dụng cho các cấu kiện khác nên việc triển khai bản
vẽ thi công cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, hệ kết cấu của dầm chuyển thường phức tạp, đan
xen nên việc tính toán biện pháp thi công cốt thép cần thực hiện kỹ lưỡng. Cấu tạo thép
(chủng loại, số lượng) phải được thể hiện rõ trong bản vẽ biện pháp và bản vẽ shop, tránh
trường hợp vẽ xong không thi công được, đặc biệt các vị trí dầm giao nhau hoặc dầm đâm
vào vách cần thể hiện rõ vị trí, thứ tự lắp đặt các thanh thép. Đai dầm thường rất lớn, cần
làm rõ sử dụng đai kín hay đai mở (đai mở có thể kết hợp đai U và đai C). Lưu ý tính toán
việc cắt thép nhằm tận dụng tối đa, đặc biệt là các loại thép có đường kính lớn, không có
khả năng tái sử dụng ở cấu kiện khác. Tận dụng thép vụn làm thanh ngăn giữa các lớp thép.
Nếu sử dụng coupler, cần thể hiện rõ số lượng để chuẩn bị.
Đối với việc đặt hàng vật tư, cần lưu ý một số điểm như sau:
- Thép đường kính D>32, thời gian đặt hàng thông thường lớn hơn 30 ngày nên công
tác dự trù phải thực hiện nhanh chóng, chính xác.
- Đơn hàng đặt theo từng đợt, tuy nhiên cần có dự trù tổng khối lượng để nhà máy có
kế hoạch sản xuất.
- Đặt hàng theo thực tế và liên tục kiểm tra thép tồn để đặt bố dung kịp thời nếu thiếu.
Việc giao nhận và tổ chức bãi tập kết, bãi gia công cần được thực hiện khoa học,
tuân thủ các yêu cầu cơ bản trong thi công BTCT toàn khối theo quy định (Hình 13). Thép Field Code Changed
về công trường phải được giao nhận và có xác nhận đầy đủ giữa các bên, kiểm tra có đầy Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt
đủ chứng chỉ chất lượng - nguồn gốc xuất xứ CO-CQ, tiến hành lấy mẫu thí nghiệm. Thép
có đường kín lớn, không có khả năng tận dụng cho các cấu kiện khác yêu cầu cần phải có
bãi tập kết riêng, gia công riêng. Nhà thầu bố trí luôn có cán bộ kỹ thuật phụ trách bãi thép.
Thép vụn cũng cần phân loại riêng để kiểm soát hao hụt.

Hình 131312. Bãi tập kết cốt thép tại hiện trường dự án
3.3.2. Công tác gia công và lắp dựng cốt thép tại hiện trường
15
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Việc tổ chức thi công cần phối hợp nhịp nhàng, hợp lý giữa công tác cốp pha, cốt
thép và các công việc phụ trợ. Công tác đặt chờ thép cho các cấu kiện thi công sau, đặt lỗ
chờ, đặt ống… cho các bộ môn thi công khác phải thực hiện đồng thời, tránh sai sót xảy ra
sau khi đổ bê tông. Quá trình thi công cốt thép dầm chuyển được tóm tắt trong Bảng 2.
Bảng 2. Công tác thi công cốt thép dầm chuyển

STT Hình ảnh minh họa Mô tả công tác


Thứ tự lắp đặt dầm cần được
lưu ý. Thứ tự này cần được xác
định ngay từ khi triển khai bản
1 vẽ thi công.
Quá trình lắp đặt cốt thép phải
tuân thủ chính xác chi tiết, vị trí
các thanh thép theo thiết kế.

Cốt đai cho dầm chuyển là thép


2
đường kính D25, buộc kín.

Đối với một số vị trí đặc thù,


cấu tạo phức tạp, việc thi công
3 khó khăn, nhà thầu có thể sử
dụng đai mở, kết hợp đai U và
đai C.

16
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Dầm chuyển được cấu tạo từ


thép chủ và thép đai chập đôi
4 nhằm tạo khoảng cách giữa các
thanh thép, giúp quá trình đổ bê
tông thuận tiện hơn.

Thi công thép cột dừng cách


mặt dầm chuyển 300mm để
5
thuận tiện cho việc thi công các
lớp thép trên.

Sau khi hoàn thành lắp dựng cốt thép cho mỗi phân khu theo thiết kế, nhà thầu cần
tổ chức nghiệm thu sản phẩm, có sự chứng kiến của các bên liên quan như tư vấn giám sát
và kỹ sư thiết kế… kiểm tra cốt thép về kích thước, số lượng, chất lượng hàn buộc, sự ổn
định, chiều dài thép chịu lực, độ dài nối thép, vị trí uốn cốt thép, lớp bảo vệ theo các qui
định của hồ sơ mời thầu và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Việc nghiệm thu có biên bản
và xác nhận của các bên liên quan. Cốt thép sau đó cần được giữ gìn sạch sẽ trước khi đổ
bê tông.
Tương tự như công tác ván khuôn, đối với công tác cốt thép dầm chuyển, dự trù vật
tư không đúng, không đồng bộ sẽ gây lãng phí hoặc không đủ khi thi công, đặc biệt đối với
thép đường kính lớn hay các khối coupler. Nhà thầu cần sát sao trong công tác quản lý thép
ở bãi gia công, tránh gây hao hụt lớn hoặc không nắm được tình hình thực tế thi công, dẫn
đến chậm trễ xử lý các công tác tiếp theo.

17
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

3.4. Công tác thi công và bảo dưỡng bê tông


Điểm lưu ý đầu tiên trong quá trình thi công bê tông là công tác tổ chức mặt bằng,
chia phân khu đổ bê tông. Với khối lượng dự kiến 1,600m3 bê tông, nhà thầu đã sử dụng
06 bơm với phân vùng được quy định trước. Toàn bộ công tác bê tông thực hiện theo các
TCVN và các yêu cầu quy trình quy phạm của chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu. Bê tông
dùng cho công trình là bê tông tươi Mác theo thiết kế. Trong suốt quá trình đổ bê tông, yêu
cầu luôn có sự giám sát của cán bộ phía nhà thầu và tư vấn giám sát.

Hình 141413. Thi công bê tông kết cấu dầm chuyển

Hình 151514. Bảo dưỡng bê tông dầm chuyển liền sàn

4. Kết luận
đợt đổDầmbê tông.
chuyểnGiáolà chống được
cấu kiện tính
quan trọng khả năng
toántrong chịu
cơ cấu lực theo
truyền phương
tải trọng củađứng,
công tuy đòi
nhiên
trình,
không
hỏi tính trọng
sự cẩn toán cho lực đẩy
từ khâu kế đến
thiếtxiên nên quá
bắt buộc
trình phải phânBài
thi công. đổ bê
lớpbáo đãtông
tổngđểkếttạo độquy
một ổn định.
trình
Các
thiết lớp đổ cóhình
kế điển chiều
theodày
ACItừ 0.5m đến 0.75m
318M-02, tùy kích
một trong nhữngthước dầm và
lựa chọn thựcdụng
thông tế thi
củacông. Sau
các đơn
khi đổ bê tông, bê tông được bảo dưỡng tuân thủ theo các quy định bảo dưỡng
vị thiết kế trên thế giới cũng như tại Việt Nam khi thiết kế các cấu kiện dầm cao.Khi thiết bê tông khối
lớn thường áp dụng.
kế dầm chuyển, các kỹ sư Việt Nam thường xuyên áp dụng kết hợp nhiều tiêu chuẩn do hệ

18
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

thống Tiêu chuẩn Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện đối với các cấu kiện đặc
biệt. Bài báo đã giới thiệu một quy trình thiết kế điển hình, trong đó áp dụng mô hình giằng
nối được quy định tại Phụ lục A, Tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-02 để tính toán kiểm tra các
trạng thái chịu lực của cấu kiện. Bộ công thức được tóm tắt trong bài báo là tài liệu tham
khảo tốt cho các tính toán lý thuyết về dầm chuyển.
Về mặt biện pháp thi công, hiện nay chưa có tài liệu nào quy định về quy trình thi
công và nghiệm thu kết cấu dầm chuyển tại Việt Nam. Mỗi nhà thầu hiện có một quy trình
thi công và tiêu chuẩn đánh giá riêng biệt. Bài báo trình bày các bước triển khai cụ thể khi
thi công dầm chuyển cho dự án Sun Grand City Ancora Residence số 3 Lương Yên, Hà
Nội, thực hiện năm 2018. Các công tác điển hình cần được thực hiện gồm các công việc
chuẩn bị thi công, công tác thiết kế và thi công ván khuôn, công tác gia công và lắp dựng
cốt thép, công tác thi công bê tông toàn khối cho cấu kiện. Những yêu cầu, quy định trong
quá trình thi công vẫn tuân thủ TCVN 4453-1995 về thi công và nghiệm thu kết cấu bê
tông và bê tông cốt thép toàn khối. Tuy nhiên, việc tính toán và lựa chọn giải pháp giáo
chống cho ván khuôn cần đặc biệt lưu ý do sự phức tạp của kết cấu. Bài báo đã giới thiệu
một phương pháp xác định số tầng chống truyền cần thiết dựa trên TCVN kết hợp phân
tích lực trong mô hình Etabs nhằm đảm bảo hệ giáo chống đủ chịu lực, ổn định trong suốt
quá trình thi công dầm chuyển. Ngoài ra, nhà thầu cần lưu ý Đối với quá trình thi công,
nhà thầu cần đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn liên quan
đến công tác thi công kết cấu dầm chuyển, đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy
trình thi công nhằm hạn chế tối đa những sai sót và hao phí phát sinh. Trong quá trình thi
công, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường luôn là điều tối quan trọng, hướng
đến mục tiêu bền vững cho dự án.
Tài liệu tham khảo
[1] Tanarath, B. S. (2010). Reinforced Concrete Design of Tall Buildings. Boca Raton,
FL: CRC Press.
[2] ACI 318M-02 (2002). Building Code Requirements for Structural Concrete.
American Concrete Institute, Farmington Hills, MI.
[3] Nguyễn Đình Thám, Trần Hồng Hải, Cao Thế Trực (2013). Kỹ thuật thi công xây
dựng, Tập 1: Công tác đất, cọc và thi công bê tông tại chỗ. Hà Nội: Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật.
[4] TCVN 9341:2012. Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu. Bộ Xây
dựng, Hà Nội.
[5] TCVN 5574:2012. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ Xây
dựng, Hà Nội.
[6] TCVN 4453:1995. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công

19
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

và nghiệm thu. Bộ Xây dựng, Hà Nội.


[2] ACI318M-02(2002).BuildingCodeRequirementsforStructuralConcrete.AmericanConcreteInstitute,FarmingtonHills,MI.

20

Вам также может понравиться