Вы находитесь на странице: 1из 20

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: LUẬT KINH TẾ


Đề tài: Nêu hiểu biết của anh/chị về doanh nghiệp nhà nước, quy định về nhóm công ty
bao gồm công ty mẹ, công ty con.

I. Doanh nghiệp nhà nước

1. Khái niệm, đặc điểm

a) Khái niệm[1a]

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,
vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn.
b) Đặc điểm [1b]

Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ đặc điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

- Thứ nhất, tính đặc biệt của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước là tổ chức đóng vai
trò chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sran khác của doanh nghiệp trong
phạm vi vốn điều lệ (khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014)

- Thứ hai, về tư cách pháp nhân, doanh nghiệp nhà nước có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Thứ 3, doanh nghiệp nhà nước không được quyền phát hành cổ phần (Khoản 3 Điều 73 Luật doanh
nghiệp 2014).

Thay vào đó, doanh nghiệp nhà nước được huy động vốn bằng cách cần phải tuân thủ các nguyên tắc
quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tại
doanh nghiệp 2014:

Nguyên tắc huy động vốn:

- Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm
của doanh nghiệp;

- Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;

- Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy
động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

- Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định
khác của pháp luật có liên quan

- Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có
liên quan;

- Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của
pháp luật.
2. Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước [2]

Mô hình tổ chức quản lý công ty nhà nước

- Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có Hội đồng quản trị. Các tổng
công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập sau đây có Hội đồng quản trị:

+ Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập;

+ Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

+ Công ty nhà nước độc lập có quy mô vốn lớn giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác.

a) CÔNG TY NHÀ NƯỚC KHÔNG CÓ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

a1) Tổ chức quản lý của công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị [3]

Công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị có cơ cấu quản lý gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc,
Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

- Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

+ Giám đốc là người điều hành công ty, đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước
người bổ nhiệm, người ký hợp đồng thuê và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ
được giao.

+ Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

+ Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty; giúp Giám đốc giám sát
tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

+ Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám
đốc, các Phó Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc

a2) Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Phó Giám
đốc, Kế toán trưởng [4]

1. Người quyết định thành lập công ty quyết định việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký
hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc công ty nhà nước; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc
ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước trên cơ sở đề
nghị của Giám đốc.

2. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng với Giám đốc được thực hiện theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ. Giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng theo thời hạn không quá năm năm và có
thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.

3. Giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:

- Để công ty lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai
năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường
hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ
hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được
cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; đầu tư mới mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ;

- Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản;

- Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do người bổ nhiệm, tuyển dụng giao hoặc không hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

- Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi
cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty;

- Bị Toà án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

- Bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Giám đốc được thay thế trong các trường hợp sau đây:

- Xin từ chức;

- Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.

a3) Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc [5]

Giám đốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn do Nhà nước đầu tư và các tài sản, đất đai, tài nguyên, các nguồn
lực khác do Nhà nước giao, cho vay, cho thuê;

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của công ty, dự án đầu tư, liên doanh, đề án tổ
chức quản lý của công ty trình người quyết định thành lập công ty;

3. Quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng bán tài sản có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản còn lại
trên sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; các hợp đồng vay, cho vay,
thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác do Điều lệ công ty quy định nhưng không vượt quá mức vốn
điều lệ của công ty;

4. Điều hành hoạt động của công ty; tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, các
dự án đầu tư, các quyết định của chủ sở hữu quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này; đại
diện công ty ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự;

5. Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương áp dụng trong
nội bộ công ty phù hợp với quy định của Nhà nước;

6. Trình người quyết định thành lập công ty việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;

7. Báo cáo người quyết định thành lập công ty và cơ quan tài chính về kết quả hoạt động, kinh doanh
của công ty;

8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương đương trong công ty, người đại diện
phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác; quyết định lương và phụ cấp đối với người lao
động trong công ty, kể cả cán bộ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình;
9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

10. Được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt
động của công ty, do người quyết định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Tiền lương
được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng năm được tính dựa vào kết quả
kinh doanh năm của công ty, chi trả một phần vào cuối năm, phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc
nhiệm kỳ; riêng tiền thưởng năm cuối nhiệm kỳ được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quả tăng
trưởng của cả nhiệm kỳ;

11. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác quy định tại Điều lệ công ty.

a4) Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc [6]

1. Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của công ty và của
Nhà nước; tổ chức thực hiện pháp luật tại công ty.

2. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sử dụng vốn và tài sản của công ty để thu lợi riêng cho
bản thân và người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty trong thời gian đang thực hiện trách
nhiệm Giám đốc và trong thời hạn ba năm hoặc thời hạn khác do Điều lệ công ty quy định sau khi thôi
làm Giám đốc.

3. Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây
thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty.

4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
thì Giám đốc sẽ không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi
phạm:

- Để công ty nhà nước lỗ;

- Để mất vốn nhà nước;

- Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư;

- Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở công ty theo quy định của pháp
luật về lao động;

- Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do
Nhà nước quy định.

5. Trường hợp để công ty lâm vào tình trạng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này thì tuỳ
theo mức độ vi phạm và hậu quả bị hạ lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn phải trả và không thực hiện được các nghĩa
vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì:

- Phải báo cáo người quyết định thành lập công ty và đề xuất phương án thanh toán nợ;

- Giám đốc không được tăng lương và không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho người lao động
và cán bộ quản lý;

-Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy
định tại điểm a và điểm b khoản này;
- Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.

7. Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng Giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì phải chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

8. Công ty nhà nước thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các
thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Giám đốc công ty bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp
đồng trước thời hạn.

9. Giám đốc chỉ được giữ các chức danh quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công
ty có vốn đầu tư nước ngoài khi được công ty, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền giới thiệu ứng cử vào
các chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện của công ty đối với phần vốn góp vào các doanh nghiệp
đó.

Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Giám đốc công ty không được giữ chức danh Kế
toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty. Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty ký kết với Giám
đốc công ty, với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Giám đốc phải được thông báo cho
người bổ nhiệm, người ký hợp đồng thuê Giám đốc biết; trường hợp người bổ nhiệm, người ký hợp
đồng thuê Giám đốc phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì có
quyền yêu cầu Giám đốc không được ký kết hợp đồng đó; nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô
hiệu, Giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

b) CÔNG TY NHÀ NƯỚC CÓ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

b1) Cơ cấu quản lý của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị [7]

Cơ cấu quản lý của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị bao gồm
Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy
giúp việc.

b2) Hội đồng quản trị [8]

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty nhà nước, công ty
nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ
sở hữu thực hiện.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập tổng công ty nhà nước, công ty
nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động của tổng
công ty, công ty.

b3) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị [9]

1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu
nhà nước đầu tư cho công ty.

2. Quyết định các vấn đề sau đây:

- Chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành, nghề kinh doanh của công ty
và của doanh nghiệp do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ;
- Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần
của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế
toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; các hợp đồng vay, cho
vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác vượt quá mức vốn điều lệ của công ty;

- Phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý
công ty, quy hoạch, đào tạo lao động; quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; phê
duyệt Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty là chủ sở hữu;

- Tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với
Tổng giám đốc sau khi được sự chấp thuận của người quyết định thành lập công ty; tuyển chọn, ký
hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Phó tổng giám đốc
và Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng giám đốc; thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
và quyết định mức lương đối với Giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên và các đơn vị sự
nghiệp do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ để Tổng giám đốc quyết định; tuyển chọn, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty nắm giữ toàn bộ vốn
điều lệ; quyết định cử người đại diện phần vốn góp của công ty ở doanh nghiệp khác;

- Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà
công ty là chủ sở hữu hoặc cùng với công ty khác là đồng chủ sở hữu; quyết định tiếp nhận doanh
nghiệp tự nguyện tham gia công ty thành viên của tổng công ty;

- Đầu tư và điều chỉnh vốn và các nguồn lực khác do công ty đầu tư giữa các đơn vị thành viên và
công ty do mình sở hữu toàn bộ vốn điều lệ theo Điều lệ của công ty đó;

- Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh
doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý
các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị; thông qua báo cáo tài chính hàng
năm của công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty;

- Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc đơn vị thành viên trong việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của Luật này;

- Quyết định sử dụng vốn của công ty để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị
quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; quyết định giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các đơn vị này.

3. Kiến nghị người quyết định thành lập công ty:

- Phê duyệt Điều lệ và sửa đổi Điều lệ công ty;

- Quyết định dự án đầu tư vượt quá mức phân cấp cho Hội đồng quản trị và phương án huy động vốn
dẫn đến thay đổi sở hữu công ty;

- Bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị công ty;

- Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có
giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được
quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định sử dụng vốn của công ty để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại
điểm b khoản 2 Điều này; kiến nghị người thành lập công ty quyết định việc giải thể, chuyển đổi sở
hữu đối với các đơn vị này.

4. Yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản khi công ty lâm vào tình trạng phá sản.

5. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

b4) Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị [10]

1. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng
quản trị có thành viên chuyên trách và có thể có thành viên không chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng
quản trị và Trưởng Ban Kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng giám đốc có thể là thành viên
Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị không quá 7 người, do người quyết định
thành lập công ty quyết định.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị do người quyết định thành lập công
ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội
đồng quản trị không quá năm năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.

3. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:

- Bị Toà án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

- Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi
cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty;

- Vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này.

4. Thành viên Hội đồng quản trị được thay thế trong những trường hợp sau đây:

- Xin từ chức;

- Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.

b5) Chủ tịch Hội đồng quản trị [11]

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:

- Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu
nhà nước đầu tư cho công ty; quản lý công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi
mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty để trình Hội đồng quản trị;

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; quyết định chương trình, nội dung họp
và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;
- Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có
quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản
trị;

- Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị, người quyết định thành lập công ty.

b6) Điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc [12]

Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc chỉ được giữ các chức danh
quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi được
công ty, tổ chức nhà nước có thẩm quyền giới thiệu ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử làm đại
diện của công ty đối với phần vốn góp vào các doanh nghiệp đó.

Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc công ty không được giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.
Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty ký kết với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc, với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc phải được thông báo cho người bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, người ký
hợp đồng thuê Tổng giám đốc biết; trường hợp người bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc, người ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng
chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được ký
kết hợp đồng đó; nếu hợp đồng đã đựơc ký kết thì bị coi là vô hiệu, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

b7) Ban Kiểm soát [13]

1. Hội đồng quản trị thành lập Ban Kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp
pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế
toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản
trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị.

3. Ban Kiểm soát gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị và một số thành viên khác do Hội
đồng quản trị quyết định. Tổ chức Công đoàn trong công ty cử một đại diện đủ tiêu chuẩn và điều kiện
quy định tại khoản 4 Điều này tham gia thành viên Ban Kiểm soát.

4. Thành viên Ban Kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Thường trú tại Việt Nam;

- Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Có trình độ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính - kế toán, kiểm toán hoặc chuyên môn, nghiệp vụ;

- Thành viên Ban Kiểm soát làm việc theo chế độ chuyên trách không đồng thời đảm nhiệm các chức
vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước;

- Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Ban Kiểm soát không được giữ chức
danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.
5. Chi phí hoạt động, kể cả tiền lương và điều kiện làm việc của Ban Kiểm soát do công ty bảo đảm.

b8) Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc [14]

1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo
mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao.

2. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng
giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc
uỷ quyền.

3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty; giúp Tổng giám đốc
giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

4. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

b9) Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó
tổng giám đốc, Kế toán trưởng [15]

1. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm
dứt hợp đồng sau khi được người quyết định thành lập công ty chấp thuận.

2. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký
hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc.

3. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với thời hạn
tối đa là năm năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.

4. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám
đốc được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tổng giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 25; được thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.

b10) Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc [16]

1. Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên
doanh, đề án tổ chức quản lý, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương
án phối hợp kinh doanh giữa các công ty thành viên (nếu có) hoặc với các công ty khác trình Hội đồng
quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với các
quy định của Nhà nước trình Hội đồng quản trị phê duyệt; kiểm tra các đơn vị thuộc công ty thực hiện
các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty.

3. Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,
khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương của Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng công ty; quyết
định cử người đại diện phần vốn góp của công ty ở doanh nghiệp khác.
Giám đốc và Kế toán trưởng các công ty thành viên và các đơn vị sự nghiệp của tổng công ty nhà nước
mà tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ do Tổng giám đốc tuyển chọn để bổ nhiệm hoặc ký hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.

4. Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán tài sản, các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê
và hợp đồng kinh tế khác, giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ của công ty theo phân cấp, uỷ quyền
của Hội đồng quản trị và theo Điều lệ công ty.

5. Ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật này và các
hợp đồng kinh tế, dân sự khác theo quy định của pháp luật.

6. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật, quyết định mức lương và phụ cấp đối với các chức danh sau đây:

- Giám đốc và Kế toán trưởng công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty
sau khi có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị;

- Trưởng phòng (ban), Phó trưởng phòng (ban) tổng công ty;

- Phó Giám đốc công ty thành viên và đơn vị sự nghiệp của tổng công ty theo đề nghị của Giám đốc
công ty thành viên và đơn vị sự nghiệp;

- Các chức danh quản lý khác trong công ty theo phân cấp của Hội đồng quản trị.

7. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư; quyết định các giải pháp phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ; điều hành hoạt động của công ty nhằm thực hiện các nghị quyết và quyết
định của Hội đồng quản trị.

8. Báo cáo trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; thực hiện việc công
bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ.

9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật.

10. Được áp dụng các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội
đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

11. Được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinh
doanh của công ty do Hội đồng quản trị quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký.

Chế độ thanh toán, quyết toán tiền lương, tiền thưởng được thực hiện như đối với Giám đốc quy định
tại khoản 10 Điều 26 của Luật này.

12. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và theo quyết định của
Hội đồng quản trị.

b11) Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty [17]

1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không
có lợi cho công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để xem xét điều chỉnh lại nghị
quyết, quyết định. Hội đồng quản trị phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng
quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có
quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên người ký quyết định thành lập công ty.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc tháng, quý và năm, Tổng giám đốc phải gửi báo
cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của công
ty cho Hội đồng quản trị.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng quản trị tham dự các cuộc họp
giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng quản trị do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch
Hội đồng quản trị hoặc người đại diện Hội đồng quản trị dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến
nhưng không có quyền kết luận cuộc họp. Tổng giám đốc không là thành viên Hội đồng quản trị được
mời tham dự cuộc họp của Hội đồng quản trị, được quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết.

4. Việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho Tổng giám đốc quy
định tại các điều 30, 33 và 41 của Luật này phải được ghi vào Điều lệ công ty.

b12) Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc [18]

1. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các thành viên Hội đồng quản
trị phải cùng chịu trách nhiệm trước người ra quyết định bổ nhiệm và trước pháp luật về các quyết định
của Hội đồng quản trị, kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc có nghĩa vụ:

- Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của công ty và
của Nhà nước;

- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản
thân và người khác; không được đem tài sản của công ty cho người khác; không được tiết lộ bí mật của
công ty trong thời gian đang thực hiện chức trách là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc
và trong thời hạn tối thiểu là ba năm hoặc trong thời hạn quy định tại Điều lệ công ty sau khi thôi làm
thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận;

- Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng
giám đốc phải báo cáo Hội đồng quản trị, tìm biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo
tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết; Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị và Tổng giám đốc không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền
thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động;

- Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà
không thực hiện các quy định tại điểm c khoản này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy
ra đối với chủ nợ;

- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc vi phạm
Điều lệ, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và Nhà
nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

3. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không được
thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm:

- Để công ty lỗ;

- Để mất vốn nhà nước;


- Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;

- Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở công ty theo quy định của pháp
luật về lao động;

- Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do
Nhà nước quy định.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy định tại khoản 2 Điều
33 của Luật này mà dẫn đến một trong các vi phạm tại khoản 3 của Điều này thì bị miễn nhiệm; tuỳ
theo mức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

5. Trường hợp để công ty lâm vào tình trạng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này thì tuỳ
theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bị cách
chức, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Công ty nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì
bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu Tổng
giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản
thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc
chấm dứt hợp đồng.

7. Công ty nhà nước thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các
thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng.

II.Nhóm công ty- Công ty mẹ, công ty con

II.1.Nhóm công ty [19a]

Pháp luật Việt Nam quy định về nhóm công ty tại chương VIII Luật doanh nghiệp 2014 từ điều 188
đến điều 191.

Theo đó, nhóm công ty được hình thành dựa trên sự liên kết giữa các công ty nhằm phát triển hoạt
động của từng công ty thành viên, đảm bảo được vị thế cạnh tranh và phân tán rủ ro, sự liên kết này chỉ
là liên kết về số lượng chứ không phải liên kết về vốn. Các công ty độc lập, nhân danh chính mình để
thực hiện các hành vi liên kết.. Tuy nhiên trong một số trường hợp do những điều kiện cạnh tranh cũng
ảnh hưởng tới tính tự nguyện liên kết. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ buộc các thành viên
phải liên kết với nhau nhằm tạo lập, duy trì, phát triển tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp để nâng
cao khả năng cạnh tranh trước áp lực của thị trường. Dựa trên tính chất ngành nghề, các nhóm công ty
được phân chia thành:

- Nhóm công ty liên kết theo chiều ngang ( cùng một ngành nghề kinh doanh) hình thức liên kết
này có thể bị kiểm soát bới luật cạnh tranh.Các công ty hoạt động trong cùng một ngành nghề tham gia
cổ phần góp vốn với nhau hoặc thỏa thuận phân chia thị trường, kiêm soát sự gia nhập của các công ty
bên ngoài.

- Nhóm công ty liên kết theo chiều dọc (giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 dây chuyền sản xuất,
công nghệ trong đó mỗi công ty thực hiện một giai đoạn, cùng phân công hợp tác).

- Nhóm công ty liên kết hỗn hợp (vừa theo chiều ngang vừa theo chiều dọc). Các công ty có sự
liên kết hợp tác để cùng hoàn thành 1 sản phẩm.
Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là sự liên kết giữa các pháp nhân độc lập. Nhóm
công ty là tập hợp của nhiều công ty, mỗi công ty là một chủ thể với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân
danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp các công ty tạo thành nhóm không hướng
đến việc hình thành một tổ chức kinh tế tham gia thị trường mà thực hiện quá trình nhằm tối đa hóa lợi
ích của từng công ty kinh doanh độc lập. Vì vậy nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, sự vận
hành của nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên.

Nhóm công ty không có tài sản riêng. Các công ty thành viên không góp vốn để tạo thành nhóm công
ty, không tạo thành pháp nhân mới, không thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhóm
công ty, do đó nhóm công ty không có tài sản riêng. Các công ty thành viên chỉ đóng góp tài chính để
duy trì bộ máy quản trị, điều hành hoạt động của nhóm công ty.

Hiện nay nhóm công ty ở nước ta tồn tại dưới các mô hình:

- Công ty mẹ- công ty con;

- Tập đoàn kinh tế (nhà nước và tư nhân);

- Các hình thức khác.

II.2 Nhóm công ty

1 Khái niệm

“Công ty mẹ - công ty con” là khái niệm dùng để chỉ một tổ hợp các công ty có mối quan hệ với nhau
về sở hữu, độc lập về mặt pháp lý và chịu sự kiểm soát chung của một công ty có vai trò trung tâm
quyền lực, nắm giữ quyền chi phối các công ty còn lại trong tổ hợp. [19b]

Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có
thể kiểm soát việc điều hành và các hoạt động của công ty này (công ty con) bằng việc gây ảnh hưởng
hoặc bầu ra Hội đồng quản trị.[20]

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn
để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con được xem như
một giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc hạn chế rủi ro gặp phải trong công việc đầu
tư kinh doanh của mình.[21]

2 Đặc điểm của tổ hợp công ty mẹ - công ty con [22]

Thứ nhất, về cơ sở hình thành

Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập trên cơ sở sở nắm giữ vốn. Theo đó, công ty
mẹ nắm giữ toàn bộ hoặc nắm giữ một phần vốn góp đủ để chi phối công ty con. Tùy theo pháp luật
của mỗi nước và Điều lệ của từng công ty quy định mà mức chi phối được thể hiện ở tỷ lệ vốn góp.
Thông thường, công ty mẹ chiếm từ 50% trở lên vốn góp của công ty con. Tuy nhiên, có trường hợp
vẫn được coi là công ty mẹ mặc dù vốn góp dưới 50% tùy thuộc vào Điều lệ công ty quy định.

Thứ hai, về cách thức hình thành

Một là, hình thành một cách tự nhiên, bằng con đường dài, vững chắc như ở Mỹ hay các nước châu
Âu. Theo đó thì nó có thể:
Phát triển nội sinh do công ty mẹ tự phát triển lớn mạnh với việc hình thành các chi nhánh, đơn vị,
công ty trực thuộc của mình; hoặc phát triển ngoại sinh thông qua việc công ty mẹ tiến hành thực hiện
việc tập trung kinh tế như sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp khác hoặc liên kết kinh tế (liên
doanh, liên kết với doanh nghiệp khác) nhằm tích tụ vốn, nâng cao vị thế, tăng cường khả năng cạnh
tranh và tạo ra nhiều lợi ích nhất. Nói chung, bằng phương thức tự nhiên thì điều kiện đặt ra là chỉ cần
có một công ty đủ mạnh để trở thành công ty mẹ mà không cần đến một quyết định hành chính, dựa
trên ý muốn chủ quan của Nhà nước hay một yêu cầu quản lý duy ý chí, vì vậy tổ hợp công ty mẹ -
công ty con cũng sẽ tan rã cùng với sự chấm dứt hoạt động của công ty mẹ;

Hai là, tổ hợp công ty mẹ - công ty con được hình thành khi nền kinh tế tồn tại những điều kiện và
trong trạng thái nhất định mà Nhà nước cảm thấy sự ra đời hay việc đẩy mạnh phát triển tổ hợp công ty
mẹ - công ty con sẽ mang đến những cơ hội, biến chuyển khả quan hay giải quyết được mặt khó khăn
nào đó cho nền kinh tế. Ở đó, Nhà nước, có thể bằng quyết định hành chính, hoặc bằng sự dẫn dắt của
mình với việc xây dựng khung pháp lý, các thể chế, chính sách để thúc đẩy tổ hợp công ty mẹ - công ty
con phát triển nhanh, bền vững, trở thành những trụ cột trong nền kinh tế. Điển hình của phương thức
hình thành này là ở các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thứ ba, về liên kết trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con

Liên kết trong nhóm công ty có thể là liên kết ngang, liên kết dọc hoặc liên kết hỗn hợp. Liên kết
ngang là liên kết của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng nghành nghề hay thị trường. Liên kết dọc
là liên kết giữa các công ty trong đó mỗi công ty giữ một vai trò quan trọng trong dây chuyền của quá
trình nghiên cứu, sản xuất mà mỗi công ty đảm nhận một hoặc một số công đoạn nhất định. Liên kết
hỗn hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, là sự liên kết giữa các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều
thị trường khác nhau.

Liên kết giữa các công ty trong nhóm có thể là liên kết cứng tức là liên kết được thực hiện thông qua
mối quan hệ về vốn. Bên cạnh đó còn có liên kết mềm tức là việc liên kết thông qua các hợp đồng hợp
tác, liên kết về khoa học kĩ thuật, công nghệ, sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển,
hay mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Thông thường liên kết cứng có mức độ chặt chẽ hơn liên kết mềm
và chúng là liên kết có vai trò quyết định giữa các công ty trong tổ hợp. Ngoài ra, mức độ chặt chẽ của
các liên kết này còn phụ thuộc vào mức độ chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoặc phụ
thuộc vào nội dung thỏa thuận giữa các công ty

Thứ tư, về tư cách pháp lý của mỗi công ty trong tổ hợp

Tổ hợp công ty mẹ - công ty con không phải là một thực thể pháp lý mà là một tập hợp các công ty,
trong đó có một công ty mẹ và có một hoặc một số công ty con. Mỗi công ty là một pháp nhân độc lập
có tài sản riêng, có bộ máy điều hành quản lý riêng và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như
các nghĩa vụ tài sản của mình. Tổ hợp trên không phải là một pháp nhân và nó không chịu trách nhiệm
trước pháp luật hay buộc phải có nghĩa vụ với bên thứ ba với tư cách nhóm.Công ty mẹ và công ty con
là hai thực thể pháp lý độc lập.

Nếu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn
góp hay cổ phần của mình. Tuy nhiên, chúng có lợi ích liên quan nhất định với nhau và do trong mối
quan hệ công ty mẹ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt
buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty
con. Chẳng hạn như trường hợp phá hạn trách nhiệm, khi đại diện của công ty mẹ tại công ty con hành
xử không có sự rõ ràng minh bạch giữa công việc của công ty và công việc của cá nhân; hoặc chi phối,
kiểm soát, điều hành công ty vào các hoạt động bất hợp pháp gây thiệt hại cho người khác; hoặc lợi
dụng hình thức chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty để tìm cách chia nhỏ vốn nhằm mục đích lừa
đảo.

Thứ năm, về quyền chi phối của công ty mẹ đối với công ty con
Công ty mẹ nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát công ty con. Quyền kiểm soát, chi phối là quyền quyết
định đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trường và các quyết định quản lý quan trọng của
công ty khác hoặc sử dụng quyền biểu quyết của mình với tư cách là một cổ đông, bên góp vốn, tác
động đến việc thông qua hoặc không thông qua các quyết định quan trọng của công ty mà mình có vốn
cổ phần, vốn góp chi phối.

3 Sự liên kết trong hình thức công ty mẹ – công ty con [23]

Giữa các công ty con lại có mối quan hệ ràng buộc với nhau, phụ thuộc vào sự điều tiết của công ty
mẹ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, các công ty con vẫn hoàn toàn độc lập và tự chủ trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của mình. Bộ máy quản lý và điều hành của loại hình này như bất cứ một
công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn nào.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.

Từ quy định trên ta thấy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa
công ty mẹ – công ty con, qua đó thấy được mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt
động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát và chi phối đối với công ty con. Luật doanh nghiệp năm 2014
cũng đã quy định rõ về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con tại Điều 190.

Công ty mẹ thực hiện việc định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng về
nhân sự và sản xuất kinh doanh của công ty con theo chiến lược chung của cả mô hình liên kết công ty
mẹ – công ty con. Mô hình này không chỉ có hai tầng lớp liên kết công ty mẹ – công ty con mà có
thêm các tầng liên kết giữa công ty con – công ty con của nó (còn gọi là công ty cháu nếu lấy công ty
mẹ làm trung tâm), sự liên kết giữa công ty mẹ – công ty cháu và phần lớn các công ty đều mang họ
mẹ.

4 Mối quan hệ pháp lý giữa các công ty trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con [24]

Cơ sở xác lập mối quan hệ:

Mối quan hệ được xác lập thông qua sự chi phối bằng yếu tố tài sản trên cơ sở nắm giữ vốn. Việc nắm
giữ vốn sẽ mang lại cho công ty mẹ những quyền hạn nhất định, tuy nhiên việc nắm giữ này phải đạt
được một tỉ lệ nhất định thì mới hình thành quyền chi phối. Thông thường, để dành được quyền chi
phối thông qua việc đầu tư vốn thì hoặc là (1) đầu tư toàn bộ vốn Điều lệ vào công ty con hoặc (2) là
sở hữu ở mức cao hơn, hoặc thấp hơn 50% vốn Điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đến mức đủ để
chi phối các quyết định quan trọng của công ty theo pháp luật và cả Điều lệ công ty quy định. Bên
cạnh việc chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, còn có chi phối lẫn nhau thông qua bí quyết công
nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp…

Bản chất mối quan hệ:

Bản chất của mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con nằm ở việc sở hữu vốn. Điều kiện của việc
nắm giữ vốn là việc sở hữu phải đạt được tỉ lệ nhất định đủ để tạo nên sự chi phối. Sự thay đổi của tỉ lệ
nắm giữ vốn điều lệ dẫn tới sự thay đổi quyền sở hữu. Sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đối với
vốn điều lệ của công ty khác dẫn tới sự hình thành nên mối quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc
chấm dứt mối quan hệ đó.
Mặc dù, sự chi phối của công ty mẹ với công ty con dựa trên việc nắm giữ tài sản tuy nhiên giữa
chúng vẫn là mối quan hệ giữa hai pháp nhân độc lập, riêng rẽ. Cũng vì giữ vai trò như một cổ đông
hoặc bên góp vốn, như chủ đầu tư và công ty nhận đầu tư nên công ty mẹ cũng thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình như một cổ đông hoặc bên góp vốn. Công ty mẹ có quyền định hướng tổ chức và
hoạt động của công ty con nhưng không giữ vị trí như là cơ quan quản lý hay điều hành công ty con
bởi công ty con cũng có bộ máy quản lý điều hành riêng của mình. Đồng thời quan hệ giữa công ty mẹ
- công ty con cũng không là quan hệ hành chính cấp trên và cấp dưới mà là cơ chế quản lý dựa trên
quản trị tài chính, hình thức đầu tư và góp vốn của công ty mẹ vào công ty con.

Quyền sở hữu đem lại cho công ty mẹ quyền chi phối đối với công ty con, nội dung của sự chi phối
này thể hiện ở việc công ty mẹ có quyền quyết định đối với tổ chức, quản lý nhân sự chủ chốt, các vấn
đề về thị trường, chiến lược kinh doanh và các quyết định quan trọng khác. Mức độ sở hữu vốn của
công ty mẹ trong công ty con quyết định nội dung và độ chặt chẽ của mối quan hệ. Nếu là công ty mẹ
nắm giữ 100% vốn góp của công ty con thì quan hệ giữa hai công ty là cực kì chặt chẽ, công ty mẹ có
quyền quyết định tuyệt đối và tối cao đối với các vấn đề quan trọng và chủ yếu của công ty con. Công
ty con nào mà công ty mẹ chỉ nắm phần vốn góp ở mức độ chi phối trở lên mà chưa đạt đến mức tuyệt
đối thì mối quan hệ giữa hai công ty sẽ kém chặt chẽ hơn tuy nhiên công ty mẹ vẫn đủ sức kiểm soát
và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty con theo hướng có lợi cho mình.

Nội dung mối quan hệ:

Giữa công ty mẹ với công ty con

Các mố i quan hê ̣ giữa công ty me ̣ và công ty con đươ ̣c xác đinh
̣ trên cơ sở Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005
và tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương
ứng của Luật này và pháp luật có liên quan, cụ thể:

- Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Trong mố i
quan hê ̣ này, công ty mẹ là chủ sở hữu 100% vốn đối với công ty con. Công ty mẹ nắm quyền lực tối
cao, các quyết định từ công ty mẹ được thực hiện trực tiếp mà không cần biểu quyết ngoài ra việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu sẽ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Điều lệ
của công ty và các quy định của Chính phủ.

- Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên, trong quan hê ̣ này, công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông,
thành viên, bên góp vốn chi phối theo quy định của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p và Điều lệ của công ty con.
Công ty mẹ quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty con thông qua đại diện của mình tại doanh
nghiệp

Công ty mẹ tác động vào công ty con thông qua người đại diện của công ty mẹ trong bộ máy quản lý
của công ty con. Thông qua người đại diện này, công ty mẹ sẽ tác động đến quyết định về Điều lệ công
ty, cơ cấu tổ chức, phương hướng phát triển, chiến lược kinh doanh... của công ty con, tuy nhiên mức
độ ảnh hưởng của tác động phải phụ thuộc vào số phiếu biểu quyết mà công ty mẹ nắm giữ. Theo quy
định tại Khoản 3, Điều 147, Luật Doanh nghiệp 2005 thì trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm
quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh
doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền
bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách
nhiệm về thiệt hại đó. Mặc dù pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của công ty mẹ khi
lạm dụng vị thế gây thiệt hại cho công ty con nhưng trên thực tế đây là vấn đề tương đối phức tạp, đòi
hỏi pháp luật cần có sự điều chỉnh chi tiết, về nguyên tắc công ty mẹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong
số vốn góp và công ty con nhưng trên thực tế thực hiện nguyên tắc này có những ngoại lệ và pháp luật
của một số nước đã có quy định trong một số trường hợp công ty mẹ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối
với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty con. điều này đặt ra yêu cầu phải có những quy định cụ thể
hơn về trách nhiệm của công ty mẹ, những trường hợp công ty mẹ phải chịu trách nhiệm vô hạn còn để
bảo vệ công ty con

Mối quan hệ giữa các công ty con với nhau

Các công ty con đều là những pháp nhân độc lập, có vị trí ngang nhau, có tài sản, bộ máy quản lý
riêng và đều chịu sự chi phối từ một công ty mẹ. Giữa các công ty này thường hình thành quan hệ chặt
chẽ về hợp tác và sản xuất để phục vụ chiến lược, mục tiêu phát triển của cả tổ hợp. Một trong các kiểu
liên kết trong tổ hợp đó là mỗi công ty sẽ là một khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của tổ
hợp công ty mẹ - công ty con. Khi đó, các giao dịch kinh doanh trong nội bộ tổ hợp trên cũng phải
tuân thủ quy tắc thị trường, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, song cũng có
những bảo hộ, ưu đãi. Trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, có khi hoạt động kinh doanh mang
lại bất lợi cho công ty con này nhưng lại có lợi cho công ty con khác và xét về lợi ích tổng thể thì sự hy
sinh lợi ích của công ty con này sẽ giúp đạt được lợi ích tổng cao hơn. Khi đó, “các công ty con này sẽ
tự thương lượng, giàn xếp với nhau để bù đắp phần thiệt hại hoặc công ty mẹ sẽ là trung gian để thoả
thuận và chi trả cho công ty con bị bất lợi thông qua việc công ty con nhận lại một lợi ích như lợi
nhuận hay một cơ hội kinh doanh nào đấy”, hoặc công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng
công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

5 Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con [25]

Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

– Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương
ứng của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực
hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể độc lập.

– Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và
buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc
thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt
hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó;

– Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt
động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các
thiệt hại đó;

– Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ
hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính
mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con;

– Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem
lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên
đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

6 Các quyền bị hạn chế của công ty con [26]


Để đảm bảo tính minh bạch của các công ty con trong quá trình hoạt động, Luật doanh nghiệp năm
2014 hạn chế một số quyền về đầu tư góp vốn của công ty con như sau:
– Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
– Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu
chéo lẫn nhau. Sở hữu chéo ở đây được hiểu là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn
góp, cổ phần của nhau.
– Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không
được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Theo hướng dẫn
trong Nghị định 95/2016/NĐ-CP thì việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm: góp vốn, mua cổ
phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập. Như
vậy, quyền góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập rồi hoặc thành lập mới đều bị hạn chế
Phụ lục

Bài làm sử dụng các tài liệu tham khảo:

[1a]
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=deta
il&document_id=80178&category_id=8&fbclid=IwAR1mymIe7jUHFNlAgzuw_Jb4yGZyvDsep
Bu2-e9C7o7gdiQodfLY8XL-R_I

[1b] https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t8040-khai-niem-va-dac-diem-cua-doanh-nghiep-nha-
nuoc?fbclid=IwAR0ovjQOMWAm2ZkFhio0PUDIARvSx1PjUqFrQbkzc-gz7yginlmHAS-QTtM

[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8],[9],[10],[11],[12],[13],[14],[15],[16],[17],[18]
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=deta
il&document_id=80178&category_id=8&fbclid=IwAR1mymIe7jUHFNlAgzuw_Jb4yGZyvDsep
Bu2-e9C7o7gdiQodfLY8XL-R_I

[19a] https://dangkydoanhnghiep.org.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-nhom-cong-ty.html

[19b] https://luatsuphamtuananh.com/luat-su-doanh-nghiep/tim-hieu-ve-mo-hinh-cong-ty-me---
cong-ty-con-1006/

[20],[21],[23] https://tuvanvietluat.vn/tu-van/cong-ty-me-la-gi-cong-ty-con-la-gi

[22],[24] ] https://luatsuphamtuananh.com/luat-su-doanh-nghiep/tim-hieu-ve-mo-hinh-cong-ty-
me---cong-ty-con-1006/

[25] https://luatduonggia.vn/quy-dinh-cua-luat-doanh-nghiep-2014-ve-cong-ty-me-cong-ty-con/

[26] https://azlaw.vn/quy-dinh-ve-cong-ty-me-cong-ty-con.htm

Вам также может понравиться