Вы находитесь на странице: 1из 4

PHẦN LÝ THUYẾT

1. Thế nào là một mẫu quảng cáo tốt?

Print ads: bao gồm các dạng quảng cáo trên báo, tạp chí, brochure, tờ rơi,
OOH…
Một print ad bao gồm:
 Tiêu đề chính (Headline)
 Tiêu đề phụ (Sub-head)
 Key Visual
 Nội dung mô tả (Body copy)
 Hình ản sản phẩm / Logo
 Thông tin phụ (Baseline)

Các tiêu chí cho print ads

- Tiêu đề: phải ngắn nhưng vẫn diễn đạt được toàn bộ thông điệp, sử dụng
keyword tạo điểm nhấn, thực tế, tránh mơ hồ và giật tít gây shock
- Nội dung mô tả: không quá dài dòng, và phải phù hợp với ngành hàng mà
thương hiệu tham gia, tính cách thương hiệu, tính chất / cảm xúc của ấn phẩm
và độc giả, chiến lược cũng như mục tiêu của quảng cáo (ví dụ một quảng cáo
tung sản phẩm mới sẽ có văn phong khác nhiều so với một quảng cáo củng cố
độ nhận biết thương hiệu).
- Baseline có thể không cần thiết nhưng slogan cần được nhấn mạnh
- Giữ thiết kế đơn giản: font chữ, màu sắc, bố cục
- Hình ảnh và câu chữ cần bổ sung cho nhau, hình ảnh cần thu hút và chuyển sự
chú ý của người đọc sang phần chữ.

Các tiêu chí cho Quảng cáo ngoài trời (OOH)

- Vị trí đặt phải thuận mắt, không bị quá nhiều biển quảng cáo khác chen lấn
- Thông điệp chỉ 8 chữ, tập trung vào yếu tố cảm xúc
- Màu sắc mạnh mẽ và nổi bật

Broadcast ads: bao gồm radio và tivi


Các tiêu chí cho một TVC tốt
- Tập trung vào một Big Idea duy nhất
- Đưa ra các Unique Selling Point
- Khơi gợi được cảm xúc của khách hàng mục tiêu
- Thiết lập được sự tin tưởng giữa mình và khách hàng
- Thể hiện, diễn đạt rõ ràng và đơn giản
- Phải hợp nhất được tên nhãn hàng trong Big Idea
- TVC quảng cáo có thể ứng dụng được linh hoạt trong các hình thức truyền
thông khác ( ngoài trời, online…)
- Có khả năng phát triển thành một chiến dịch truyền thông ( với Big Idea cốt
lõi làm nền tảng cho xây dựng cá tính riêng của nhãn hàng)

Digital ads : bao gồm quảng cáo thông qua internet

Video ads: chọn định dạng phù hợp với platsform muốn sử dụng (canvas,
carousel, dọc, vuông) sau đó áp dụng quy tắc 5s như sau
- Đưa mọi người vào thẳng kịch tính trong 5 giây đầu tiên, thu hút sự chú ý
của mọi người ngay lập tức.
- Xuất hiện sản phẩm hoặc thông điệp của thương hiệu trong 5 giây đầu tiên.
Bạn đưa thương hiệu vào video càng sớm và thông điệp càng rõ ràng thì càng
mang lại hiệu quả.
- Hãy gây ấn tượng với hiệu ứng hình ảnh bắt mắt: Tập trung vào việc truyền
tải thông tin mà không cần lời nói. Sử dụng đồ họa, chuyển động và hình ảnh
giải thích để truyền tải thông điệp của bạn.

Banner ads: các yếu tố tăng độ hiệu quả tương tự print ads tuy nhiên chú ý vị
trí đặt banner
- Đặt theo mô hình F
- Trang đích: đưa về trang chủ khi muốn quảng bá thương hiệu, đưa về chi tiết
hoặc danh mục sản phẩm khi đang push cụ thể một sản phẩm nào đó

2. Giải thích các phương pháp trình bày thông điệp quảng cáo

Phương pháp thông tin

Theo phương pháp thông tin, khi truyền tải thông điệp chỉ đưa ra thông tin. Như
giới thiệu đầy đủ về sản phẩm mà không cần một lời đánh giá hay lời bình nào.
Phương pháp này cung cấp thông tin để người tiêu dùng biết về sản phẩm và ra
quyết định mua. Tất nhiên, với độ dài có hạn của TVC, doanh nghiệp cần biết nên
đưa thông tin như thế nào để kích thích người tiêu dùng tốt nhất.

Như thông điệp "không sợ nóng" của Omachi, đã giúp doanh số Masan tăng liên
tục. Masan đã khéo léo thông tin đến người xem rằng đây là sản phẩm mì làm từ
khoai tây, ăn không sợ nóng và nổi mụn.

Phương pháp lý luận

Phương pháp này áp dụng cho những sản phẩm có tính năng đặc biệt hơn hẳn các
sản phẩm cùng loại khác. Ngoài các thuộc tính được đưa ra, thông điệp phải kèm
theo ý kiến đánh giá.

Như Samsung Smart TV, ngoài việc giới thiệu sản phẩm mới, thông điệp còn lý
luận, giải thích về lợi ích của sản phẩm mà chưa có dòng TV nào trên thị trường đáp
ứng được. Cụ thể là nó có thể hát karaoke ngay tại nhà chỉ với 3 bước đơn giản, vô
cùng tiện lợi, hấp dẫn với 7000 bài mới nhất. Ngoài tính năng này, TV còn có hơn
1600 tính năng khác...

Phương pháp tâm lý

Thường được áp dụng để quảng cáo khi sử dụng những hình ảnh, âm thanh, màu
sắc gây tác động tâm lý đến người xem. Làm cho họ có cảm giác sợ hãi hay vui vẻ
từ đó sẽ hình thành những phản ứng nhất định.

Ví dụ, đoạn phim "Hãy đội mũ bảo hiểm – Đừng ngụy biện" có độ dài 60 giây do
Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á kết hợp cùng Ủy ban ATGT Quốc gia và
Nhóm khuyến khích đội mũ bảo hiểm, ngay từ lần đầu phát sóng (ngày 28/6/2007)
đã làm cho khán giả cả nước thực sự phải suy nghĩ nghiêm túc về hậu quả của việc
không sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Phương pháp khẳng định lặp đi lặp lại


Phương pháp này làm nhập tâm người xem bằng giọng điệu, hình ảnh hay âm thanh
cứ lặp đi, lặp lại hoặc được phát sóng nhiều lần, giúp người xem dễ nhớ về sản
phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý trong việc lồng ghép thông
điệp của mình. Nên có sự phối hợp hài hòa giữa âm thanh và hình ảnh, không nên
đơn điệu, rập khuôn.
Như TVC xúc xích SoYumm chỉ dài chưa tới 15 giây mà từ "càng ăn càng mê" lại
được lặp 7 lần nhằm nhấm mạnh đến mức độ thơm ngon của sản phẩm, khiến người
tiêu dùng nhớ rõ thông điệp này.

Phương pháp mệnh lệnh

Thông điệp truyền tải mệnh lệnh đến người tiêu dùng rằng: "Đừng chần chừ...",
"Đắn đo gì nữa...", "Hãy mua ngay sản phẩm...". Phương pháp này khuyến khích,
thúc đẩy quyết định mua.

Ví dụ, thông điệp trong TVC của thuốc Tiffy vô cùng đơn giản và ngắn gọn "Khi bị
cảm cúm, hãy dùng ngay Tiffy". Thông điệp này như 1 mệnh lệnh, gây ấn tượng
mạnh với người xem, khiến họ nghĩ ngay đến việc mua sản phẩm khi bị cảm.

Phương pháp liên tưởng biểu tượng nhân cách

Mục đích là để cho người xem phát sinh ý tưởng thông qua biểu tượng của thương
hiệu. Khi khách hàng bắt gặp biểu tượng sản phẩm hay một số đặc tính liên quan,
sản phẩm sẽ ăn sâu vào tâm trí của khách hàng.

Như khi nhắc tới hình ảnh con bò vui nhộn người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay tới quảng
cáo của nhãn hàng sữa Vinamilk với 100% làm từ sữa bò tươi nguyên chất.

Phương pháp nêu gương

Phương pháp này đạt hiệu quả cao bằng cách sử dụng nhóm tham khảo để tác động
vào người xem. Họ đưa vào TVC hình ảnh các nhân vật nổi tiếng được công chúng
ái mộ để kích thích người xem.

Như sau khi TVC của Sunsilk được trình chiếu, nhiều người đã mua sản phẩm này
bởi vì họ thích và muốn có mái tóc óng mượt, đen nhánh như Hồ Ngọc Hà.

Ngoài 7 phương pháp trên, thông điệp trong TVC còn có thể được trình bày theo
các phương pháp như: phương pháp hình ảnh hoặc tâm trạng, phương pháp trí
tưởng tượng, phương pháp âm nhạc... Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết
điểm riêng, không gì là hoàn hảo tuyệt đối. Có thể, đối với thông điệp này phương
pháp nêu gương là phù hợp nhưng với thông điệp khác phương pháp tâm lý lại tối
ưu hơn. Do đó, tùy thuộc vào thông điệp, mục tiêu và ngân sách, doanh nghiệp có
thể sử dụng 1 hoặc nhiều phương pháp phối hợp để bổ trợ và tạo ra cộng hưởng
nâng cao hiệu quả truyền thông.

Вам также может понравиться