Вы находитесь на странице: 1из 37

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1
STT Tiếng việt Viết tắt
1 Halogen hữu cơ AOX
2 Chất rắn lơ lững SS
3 Nhu cầu oxy hóa học COD
4 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD
5 Tổng cacbon hữu cơ TOC
6 Polyaluminium choride PAC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 1.1 Đặc tính chung của nước thải nhuộm
Bảng 1.2 Thế oxy hóa của một số cặp oxy hóa/ khử
Bảng 3.1 Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm nứớc thải
2
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng Fe2(SO4)3 đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ PAC đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.6 Sự thay đổi pH và hiệu quả xử lý COD bằng các chất keo tụ khác nhau
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ Javel đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ KIO4 đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ Mn đến hiệu quả xử lý
Bảng 3.12 Sự thay đổi pH và hiệu quả xử lý bằng các chất keo tụ khác nhau

DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 1.1 Các giai đoạn của quá trình keo tụ
Hình 3.1 Nước thải dệt nhuộm
Hình 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ Fe2(SO4)3.7H2O đến hiệu quả xử lý
Hình 3.3. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ PAC đến hiệu quả xử lý
Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ NaClO đến hiệu quả xử lý
Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ KIO4 đến hiệu quả xử lý

3
Hình 3.9. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Hình 3.10. Ảnh hưởng nồng độ xúc tác đến hiệu quả xử lý

MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành dệt nhuộm có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm
đa dạng, đa màu sắc, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, mang lại
lợi nhuận kinh tế cho đất nước, thu hút nhiều lao động, còn thúc đẩy tăng trưởng nhanh kim
ngạch xuất khẩu cho đất nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may cũng có tác động tiêu
cực đến môi trường nhất là nước thải ở các công đoạn nấu, tẩy và nhuộm. Ðặc biệt nước thải
công đoạn nhuộm chứa các chất hữu cơ khó phân hủy và các nhóm phức mang màu có cấu trúc
bền vững. Vì vậy, dư lượng của chúng trong nước thải gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường,
ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh và là tác nhân gây ung thư cho người, động vật.
Như vậy việc nghiên cứu tìm ra các quy trình để xử lý được nước thải mang màu là nhu
cầu thực tiễn sản xuất, nhằm giải quyết triệt để những tồn tại lâu nay trong nước thải từ ngành
dệt nhuộm. Các phương pháp xử lý hóa lý: keo tụ, đông tụ, lắng, lọc và sinh học thường được

4
áp dụng. Tuy nhiên, độ màu và một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải dệt
nhuộm rất khó xử lý. Nhiệt độ nước thải rất cao, không thích hợp đưa trực tiếp vào hệ thống
xử lý sinh học. Vì vậy quy trình xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm cần phải có sự kết hợp
giữa biện pháp xử lý hóa học với sinh học. Các phương pháp tiền xử lý hóa học đóng vai trò
quan trọng để nước thải đáp ứng khả năng xử lý cấp hai bằng phương pháp sinh học. Đề tài
“Nghiên cứu các phương pháp tiền xử lý hóa học đối với nước thải dệt nhuộm” là cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải giai đoạn đầu, tiến đến nghiên cứu hoàn thiện quy
trình xử lý hiệu quả nước thải dệt nhuộm.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan ngành dệt nhuộm Việt Nam

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm và mũi nhọn của nền công nghiệp Việt
Nam. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu
hút nhiều lao động, có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn về
nhiều mặt, lại bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và trong nước, tuy nhiên toàn ngành
dệt may đã đẩy mạnh sản xuất và có mức tăng trưởng cao. Việt Nam đã là một trong mười nước
và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu ngành may mặc lớn nhất thế giới, mặt hàng dệt may
đã vượt qua mặt hàng dầu thô, lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn

5
nhất. Kim ngạch cả năm 2014 đạt 24,5 tỷ USD, tăng 17 % so với năm 2013. Trong năm 2015,
ngành dệt may dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 28,5 tỷ USD, tăng trưởng 15,9%
(tin từ Tạp chí tài chính, 16/1/2015). Một cách tổng quát, ngành công nghiệp dệt nhuộm ở nước
ta được chia thành các loại sau:

- Dệt và nhuộm vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc thuốc nhuộm
hoàn nguyên hoặc thuốc nhuộm trực tiếp được sử dụng ở hầu hết các nhà máy dệt
- Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polyester): thuốc nhuộm phân tán
- Dệt và nhuộm vải peco: thuốc nhuộm hoàn nguyên và phân tán
- Ươm tơ và dệt lụa: đây là dạng công nghiệp mới được phát triển ở nước ta thời gian sau
này, với nguyên liệu chủ yếu là ở trong nước.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển là các phát sinh trong quá trình sản xuất mà tiêu biểu
đến là nước thải. Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn để sản xuất và đồng thời
thải ra một lượng nước thải đáng kể cho môi trường. Trong đó khâu nhuộm và hoàn tất vải là
một nguồn gây ô nhiễm môi trường khá lớn về cả lượng thải và thành phần chứa hàm lượng các
chất hữu cơ cao, khó phân hủychất. Ước tính lượng nước thải, thải ra từ các công đoạn nhuộm
3
vải rất lớn, từ 120-300 m /tấn vải
1.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM [10]
1.2.1. Giới thiệu nước thải dệt nhuộm
Nước thải ngành nhuộm rất đa dạng và phức tạp là sự tổng hợp nước thải phát sinh từ tất
cả các công đoạn hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất. Theo tính toán,
các hóa chất sử dụng trong công đoạn nhuộm như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất
điện ly, chất ngấm, chất tạo môi trường, hồ, men, chất oxi hóa…Với hàng trăm loại hoá chất
đặc trưng hòa tan dưới dạng ion cùng với các kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại của
nước thải ngành nhuộm, làm ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người. Hơn
nữa, thành phần và tính chất nước thải ngành nhuộm hoàn toàn không ổn định, nó thay đổi theo
công nghệ và mặt hàng. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các
hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh, làm chết cá và các loại động vật sống
dưới nước, các chất độc này còn có thể thấm vào đất, tồn tại lâu dài và ảnh hưởng tới nguồn
nước ngầm và bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người.
6
Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân
hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX- Adsorbable
Organohalogens), muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao (thấp nhất là
40°C) và pH của nước thải cao do lượng kiềm trong nước thải lớn. Trong số các chất ô nhiễm
có trong nước thải dệt nhuộm, thuốc nhuộm là thành phần khó xử lý nhất, đặc biệt là thuốc
nhuộm azo không tan – loại thuốc nhuộm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chiếm 60-70%
thị phần. Thông thường, các chất màu có trong thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải
trong quá trình nhuộm mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư nhất định tồn tại trong nước thải.
Lượng thuốc nhuộm dư sau công đoạn nhuộm có thể lên đến 50% tổng lượng thuốc nhuộm
được sử dụng ban đầu [5]. Đây chính là nguyên nhân làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu
cao, và nồng độ chất ô nhiễm lớn.
1.2.2. Đặc tính nước thải của sản xuất dệt nhuộm
Trong nước thải dệt nhuộm, các chất thải có thể phân thành các nhóm:
- Các hoá chất: chất trợ, các chất xử lý hoàn tất, phẩm nhuộm được sử dụng ở các công
đoạn khác nhau và hồ được tách ra.
- Các tạp chất thiên nhiên: muối, dầu mỡ trong sợi bông, sợi len và tơ tằm.
- Sợi bị tách ra do các tác động hoá học và cơ học trong quá trình gia công xử lý.
Riêng đối với các loại hoá chất sử dụng trong công nghiệp dệt nhuộm có thể phân thành
3 nhóm tuỳ theo độc tính và khả năng phân huỷ sinh học.
Nhóm 1: các chất gây độc tính với các loài thuỷ sinh
+ Xút (NaOH) và sôđa (Na2CO3) được sử dụng với số lượng lớn để nấu vải, sợi bông và
tiền xử lý vải sợi pha.
+ Clo hoạt tính (nước javen) dùng trong công đoạn tẩy trắng sợi bông, clorit dùng tẩy
trắng vải sợi polyester.
+ Axit sunfuaric (H2SO4) dùng trong các khâu giặt, trung hoà xút dư và hiện màu thuốc
nhuộm hoàn nguyên không tan indigo.
+ Các chất khử vô cơ Na2S2O3 dùng trong khâu nhuộm với phẩm nhuộm hoàn nguyên.
+ Natrisunfua (Na2S) dùng để khử phẩm nhuộm sunfua.
+ Crom (VI) (K2Cr2O7) dùng trong nhuộm lên bằng phẩm nhuộm axit cromic.
7
+ Fomandehite có trong thành phần các chất cầm màu dùng để xử lý hoàn tất.
+ Dung môi hữu cơ Clo hoá, như các chất mang trong nhuộm vải polyeste.
+ Dầu hoả dùng để pha chế hồ in pigment
+ Một hàm lượng nhất định kim loại nặng đi vào trong nước thải:
- Trong một tấn xút công nghiệp nếu sản xuất bằng phương pháp điện phân với điện
cực thuỷ ngân sẽ chứa 4 gam thuỷ ngân.
- Tạp chất kim loại nặng có trong các loại phẩm nhuộm sử dụng, đặc biệt trong phẩm
nhuộm hoàn nguyên.
+ Các loại halogen hữu cơ (AOX) độc hại có trong thành phần thuốc nhuộm hoàn
nguyên, một số thuốc nhuộm phân tán, một số thuốc nhuộm hoạt tính pigment và thuốc nhuộm
cation.
+ Muối ăn (NaCl) hay muối Na 2SO4 dùng rất nhiều trong quá trình nhuộm bằng thuốc
nhuộm hoạt tính theo phương pháp “tận trích” và theo phương pháp “Padi – steam” (thường sử
dụng NaCl) thải ra với nồng độ lớn hơn 2g/l, sẽ gây ức chế các vi sinh vật nước.
Nhóm 2: Các chất khó phân huỷ sinh học
+ Các polyme tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hồ sợi dọc, (sợi tổng hợp
hay sợi pha) như PVA, Polyacrilat
+ Các chất dùng cho khâu giặt là những hợp chất vòng thơm, mạch etylen oxit dài hoặc
có cấu trúc mạch nhánh ankyl.
+ Phần lớn các chất hữu cơ nhũ hoá, các chất làm mềm, các chất tạo phức trong xử lý
hoàn tất.
+ Tạp chất dầu khoáng, silicon từ dầu kéo sợi được tách ra.
Nhóm 3: các chất ít độc và tương đối dễ phân huỷ.
+ Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong xơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý
nước.
+ Các chất dùng trong hồ sợi dọc, trên cơ sở tinh bột không biến tính.
+ Các chất giặt với các ankyl mạch thẳng, các chất tẩy rửa “mềm” axit axetic
(CH3COOH), axit formic (HCOOH) để điều chỉnh pH.
+ Các muối trung tính (NaCl, Na2SO4) ở nồng độ thấp.
8
Đặc tính chung của nước thải diệt nhuộm được thể hiện trong bảng 1.1 sau đây.
Bảng 1.1. Đặc tính chung của nước thải nhuộm
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
pH - 8,6 - 9,8
0
Nhiệt độ C 36 – 52
Độ màu Pt-Co 350 – 3710
SS mg/L 69 – 380
COD mgO2/L 360 – 2448
BOD5 mgO2/L 200 – 1450
Ntổng mg/L 22 – 43
Ptổng mg/L 0,9- 37,2
Cr6+ mg/L 0,093 – 0,364
Pb mg/L KPH-0,007
Cd mg/L KPH-0,00025
Hg mg/L KPH
Nguồn: Centema 2010
Với những đặc tính cơ bản và sự không ổn định về thành phần như mô tả ở trên nên
nước thải nhuộm là một trong những loại nước thải khó xử lý đặc biệt là chỉ tiêu về độ màu. Để
đạt được yêu cầu về chỉ tiêu độ màu theo đúng quy định thì chi phí cho việc xử lý thường tăng
cao, tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
1.2.3. Ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm
- Theo thống kê cho thấy, nước thải từ công nghiệp dệt rất phức tạp, nó bao gồm các
chất hữu cơ, các chất màu và các chất độc hại cho môi trường. Có rất nhiều chất được thải ra
trong nước thải của quá trình nhuộm, dệt vải. Trong đó, các loại thuốc nhuộm, các chất phụ trợ
chất màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy giặt chiếm đại đa số. Lượng hóa chất sử dụng đối với
từng loại vải là rất khác nhau và phần dư thừa được đưa vào nước thải tương ứng.
- Trong số các chất ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm, thuốc nhuộm là thành phần
khó xử lý nhất, đặc biệt là thuốc nhuộm azo không tan – loại thuốc nhuộm được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay, chiếm 60-70% thị phần. Thông thường, các chất màu có trong thuốc nhuộm

9
không bám dính hết vào sợi vải trong quá trình nhuộm mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư
nhất định tồn tại trong nước thải. Lượng thuốc nhuộm dư sau công đoạn nhuộm có thể lên đến
50% tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu. Đây chính là nguyên nhân làm cho nước
thải dệt nhuộm có độ màu cao, và nồng độ chất ô nhiễm lớn.
Các thuốc nhuộm hữu cơ nói chung được xếp loại từ ít độc đến không độc đối với con
người (được đặc trưng bằng chỉ số LD50). Các kiểm tra về tính kích thích da, mắt cho thấy đa số
thuốc nhuộm không gây kích thích với vật thử nghiệm (thỏ) ngoại trừ một số cho kích thích
nhẹ.
Tác hại gây ung thư và nghi ngờ gây ung thư: không có loại thuốc nhuộm nào nằm trong
nhóm gây ung thư cho người. Các thuốc nhuộm azo được sử dụng nhiều nhất trong ngành dệt,
tuy nhiên chỉ có một số màu azo, chủ yếu là thuốc nhuộm benzidin, có tác hại gây ung thư. Các
nhà sản xuất châu Âu đã ngừng sản xuất loại này, nhưng trên thực tế chúng vẫn được tìm thấy
trên thị trường do giá thành rẻ và hiệu quả nhuộm màu cao.
Mức độ độc hại với cá và các loài thủy sinh: các thử nghiệm trên cá của hơn 3000 thuốc
nhuộm được sử dụng thông thường cho thấy thuốc nhuộm nằm trong tất cả các nhóm từ không
độc, độc vừa, độc, rất độc đến cực độc. Trong đó có khoảng 37% thuốc nhuộm gây độc vừa đến
độc cho cá và thủy sinh, chỉ 2% thuốc nhuộm ở mức độ rất độc và cực độc cho cá và thủy sinh.
Khi đi vào nguồn nước nhận như sông, hồ,… với một nồng độ rất nhỏ thuốc nhuộm đã
cho cảm nhận về màu sắc. Thuốc nhuộm hoạt tính sử dụng càng nhiều thì màu nước thải càng
đậm. Màu đậm của nước thải cản trở sự hấp thụ oxy và ánh sáng mặt trời, gây bất lợi cho sự hô
hấp, sinh trưởng của các loài thủy sinh vật. Nó tác động xấu đến khả năng phân giải của vi sinh
đối với các chất hữu cơ trong nước thải. Các nghiên cứu cho thấy khả năng phân giải trực tiếp
thuốc nhuộm hoạt tính bằng vi sinh rất thấp. Ở Việt Nam, qua số liệu điều tra tại các công ty
dệt may lớn đều cho thấy màu nước thải dệt nhuộm chủ yếu do thuốc nhuộm hoạt tính và một
phần do các loại thuốc nhuộm không tận trích hết khác gây ra.
1.3. Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn (TS),
chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao. Các chất ô nhiễm trong nước thải diệt nhuộm
thường có đặc tính rất bền với điều kiện môi trường và khó phân huỷ sinh học. Hơn nữa thuốc

10
nhuộm sử dụng trong thực tế rất đa dạng về chủng loại, có bản chất hoá học rất khác nhau. Vì
vậy nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc
tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Về nguyên lý xử lý, nước thải dệt
nhuộm có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp cơ học.
- Phương pháp hóa học.
- Phương pháp hóa – lý.
- Phương pháp sinh học
1.3.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học
Thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý, quá trình được xem như bước
đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan hiện diện trong nước nhằm đảm bảo tính
an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo. Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý,
hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà ta sử dụng một trong các
quá trình sau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm,
trọng trường, lọc và tuyển nổi.
Xử lý cơ học nhằm mục đích
- Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn như cành cây, gỗ,
nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ... ra khỏi nước thải.
- Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát...
- Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo.
1.3.2. Xử lý bằng phương pháp hóa học
Các phương pháp hóa học xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxi hóa và khử. Tất cả các
phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn nhiều tiền. Người ta sử dụng các phương
pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép kín. Đôi khi phương
pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học. Công đoạn này có thể là giai đoạn
xử lý cuối để thải vào nguồn tiếp nhận.
1.3.2.1. Phương pháp trung hòa
- Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau

11
- Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm.
- Bổ sung các tác nhân hóa học.
- Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.
- Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ NH3 bằng nước axit.
Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc
vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân xử dụng cho quá
trình.
1.3.2.2. Phương pháp oxi hóa
Oxi hoá là một phương pháp hoá học rất cần thiết để xử lý các hợp chất độc hại, khó
phân huỷ. Đây là phương pháp có khả năng phân huỷ triệt để những chất hữu cơ có cấu trúc
bền, độc tính cao, chưa bị loại bỏ hoàn toàn bởi quá trình keo tụ và không dễ bị oxi bởi các chất
oxi hoá thông thường, cũng như không hoặc ít bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Do cấu trúc của
thuốc nhuộm bền trong không khí nên khi khử màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxi
hoá phải sử dụng các tác nhân oxi hoá mạnh (Adel Al – Kdasl et al, 2004).
Các chất oxy hóa thông thường như clo, clodioxit, natri hipoclorit, kali permanganate,
ozon, dicromat, hidropeoxit… có thể được dùng để oxy hóa các chất ô nhiễm nói chung và
thuốc nhuộm nói riêng. Quá trình oxy hóa tiêu tốn một lượng lớn tác nhân oxy hóa, do đó, quá
trình oxy hóa hóa học chỉ được sử dụng trong trường hợp khi chất ô nhiễm không thể loại bỏ
bằng các phương pháp khác. Khả năng oxy hóa được xác định bởi thế oxy hóa:
Bảng 1.2: Thế oxy hóa của một số cặp oxy hóa/ khử
Cặp oxy hóa/khử O3/O2- OH•/O2- Cl2/2Cl- H2O2/H2O KMnO4/Mn2+
Thế oxy hóa (V) 2,07 2,8 0,94 0,68 0,59
- Clo hóa được đánh giá cao về hiệu quả xử lý màu nhưng khi sử dụng ở nồng độ cao
để khử màu sẽ để lại dư lượng clo lớn trong nước thải. Nó có thể khử màu nhanh thuốc nhuộm
axit và thuốc nhuộm hoạt tính. Với thuốc nhuộm phân tán và thuốc nhuộm trực tiếp thì ngay ở
nồng độ clo cao cũng không thu được hiệu quả đáng kể.
- Ozon là chất oxi hóa mạnh và có thể oxi hóa thuốc nhuộm trong nước thải mà không
sinh ra các hợp chất hữu cơ thứ cấp độc hại. pH < 5, ozon tồn tại ở dạng O 3 và oxi hóa chọn lọc
nối đôi trong thuốc nhuộm. pH > 8, ozon phân hủy tạo gốc tự do OH• phản ứng không chọn lọc

12
với các chất hữu cơ (theo cơ chế của quá trình oxi hóa tiên tiến). Ozon có hiệu quả nhất trong
loại bỏ thuốc nhuộm hoạt tính. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này nằm ở giá thành cao
và thời gian tồn tại của ozon ngắn, chi phí cho thiết bị tạo ozon cao.
- KMnO4, H2O2, KIO4 là chất oxi hóa khi sử dụng cần thêm chất xúc tác để có thế oxi
hóa, phân hủy các thuốc nhuộm.
Phương pháp oxi hoá tiên tiến
Cơ chế của phản ứng oxi hoá liên quan đến gốc hyđroxi là tác nhân oxi hoá mạnh, thế
oxi hoá 2.80 V, chỉ đứng sau Flo (thế oxi hoá là 3.03 V), phản ứng không chọn lọc, tốc độ phản
ứng rất nhanh nên hiệu quả và tốc độ xử lý rất cao. Hoạt tính cao và độ chọn lọc thấp của phản
ứng tạo điều kiện để phương pháp này có thể sử dụng đối với nước thải có nồng độ chất hữu cơ
cao. Ưu điểm khác của phương pháp oxi hoá là tạo ra ít sản phẩm phụ gây độc hại cho môi

.
trường ( Perkowski, 2002). Một số tác nhân tạo OH bao gồm: Ozon (O3) hyđropeoxit (H2O2),
tia UV, UV/TiO2, tác nhân Fentơn (H2O2,Fe(II))
 Qúa trình Fenton
Các hệ Fenton (H2O2/Fe2+) và hệ kiểu Fenton (H2O2/Fe3+):
Là các hệ phản ứng trong đó gốc tự do OH • được tạo ra do sự phân ly của H 2O2 xúc tác
bởi Fe2+, Fe3+ :
Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + OH- + OH•
H2O2 + OH• → HO2• + H2O
Fe3+ + HO2• + H2O → Fe2+ + O2+ H3O+
Gốc OH• sinh ra tấn công các hợp chất hữu cơ:
OH• + RH → R• + H2O
R• + Fe3+ → R+ + Fe2+
Ở pH thấp sẽ diễn ra phản ứng tái tạo Fe 2+ , khi đó Fe2+ đóng vai trò xúc tác thật sự cho
phản ứng phân hủy H2O2:
Fe3+ + H2O2 → H+ + FeOOH2+
FeOOH2+ → HO2• + Fe2+
Ngoài ra còn có các hệ trên cơ sở hệ Fenton có sử dụng thêm UV hoặc oxalat để tăng

13
cường phản ứng oxi hóa các hợp chất hữu cơ, hệ quang Fenton tái tạo xúc tác nhờ bức xạ tử
ngoại: Fe(OH)2+ → Fe2+ + OH• .
Hệ Fenton có khả năng xử lý thuốc nhuộm tan (hoạt tính, axit, trực tiếp), thuốc nhuộm
không tan (hoàn nguyên, phân tán) ngay cả khi nước thải có nồng độ màu cao. Sự oxi hóa cũng
làm giảm COD của nước thải đồng thời tăng khả năng phân hủy sinh học của các sản phẩm sau
phản ứng. So sánh với các quá trình oxi hóa - khử xử lý thuốc nhuộm như điện hóa, ozon,
hypclorit thì Fenton đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất. Nhược điểm của phương pháp này là sản
sinh lượng bùn thải lớn từ quá trình keo tụ của chất phản ứng với thuốc nhuộm. Hơn nữa, do hệ
Fenton thực hiện ở pH axit cỡ 2,5÷4 nên sau phản ứng tốn hóa chất để trung hòa lại nước thải
đã xử lý.
 Quá trình Peroxone
- Quá trình oxy hóa của ozone với sự có mặt của H2O2 được gọi là quá trình Peroxone
hoặc Perozone. Sự khác nhau giữa quá trình Ozone và Peroxone là ở quá trình Ozone thực hiện
oxy hóa các chất ô nhiễm trực tiếp bằng phân tử O3 trong nước, còn quá trình Peroxone thực
hiện oxy hóa chất ô nhiễm gián tiếp thông qua gốc *OH.``
- Cơ chế phản ứng tạo gốc *OH từ hệ O3/H2O2 theo phương trình (3).
H202 + 3O3 -> 2 *OH + 3O2 (3)
- Phản ứng (3) cho thấy, quá trình Peroxone có thể tiến hành trong điều kiện pH trung
tính. Hiệu quả phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ của hệ O3/H2O2 cao hơn nhiều so với tác dụng
oxy hóa của O3 đơn vì có tác nhân *OH được sinh ra trong quá trình phản ứng.
 Quá trình Cataione đồng thể:
- Quá trình Catazone là quá trình đưa vào hệ O3/H2O2 các chất xúc tác để nâng cao hoạt
tính oxy hóa của ozone.
- Chất xúc tác kiềm:
+ Cơ chế tạo gốc tự do hydroxyl *OH trong môi trường nước vói chất xúc tác kiềm OH-
như sau [4]:
H2O2 + 3O3 → 2*OH + 3O2 (4)
- Chất xúc tác kim loại:

14
+ Cho vào hệ O3/H2O2 các lon kim loại chuyển tiếp có tác dụng nâng cao hoạt tính oxy
hóa của ozone.Đối với xúc tác sắt Fe 2+: Cho vào hệ O3/H2O2 dung dịch FeSO4 sẽ tạo gốc *OH
và tạo thành Fe3+. Trong trường hợp này Fe2+ là chất tham gia phản ứng và bị tiêu hao trong quá
trình phản ứng:
H2O2 + 3O3 -» 2 * OH + 3O2 (5)
+ Đối với xúc tác nhôm Al 3+: Cho vào hệ dung dịch phèn nhôm Al2(SO4)3. Cơ chế phản
ứng có thể như sau: Trong môi trường nước, Al3+ tạo thành Al(OH)3 kết tủa và các bông keo
này hấp phụ một phần COD và chất màu trong nước, làm nồng độ COD cao hơn trong nước.
Khi có O3 kết hợp với H2O2 sẽ tạo ra gốc *OH và xảy ra phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong
nước, do trong các bông keo có nồng độ chất hữu cơ rất cao nên tốc độ phản ứng tăng mạnh,
giảm nồng độ chất hữu cơ và tiếp tục quá trình hấp phụ chất hữu cơ vào bông keo và quá trình
phân hủy COD và màu nước thải tiếp diễn.
 Quá trình Cataione dị thể:
- Quá trình Catazone dị thể là quá trình đưa vào hệ O3/H2O2 các chất xúc tác rắn là các
oxit kim loại chuyển tiếp hoặc than hoạt tính.
- Cơ chế quá trình Cataione xúc tác dị thể
+ Chất xúc tác chỉ đóng vai trò như một chất hấp phụ Me-OH, ozone và gốc hydroxyl
tạo ra từ sự phân huy ozon sẽ là tác nhân oxy hóa.
+ Chất xúc tác có thể tác dụng vói cả ozon và chất hữu cơ hấp phụ trên bề mặt, đúng
nghĩa với bản chất của quá trình xúc tác.
- Vì mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng rất khác nhau nên cần phải
tách riêng và xử lý sơ bộ từng nguồn thải trước khi đi vào giai đoạn xử lý chung.
1.3.2.3. Phương pháp khử
Được ứng dụng trong trường hợp nước thải chứa các chất dễ bị khử. Phương pháp khử
hóa học hiệu quả với các thuốc nhuộm azo nhờ phân giải liên kết azo tạo thành các amin thơm
không màu có khản năng phân giải vi sinh hiếu khí tốt hơn thuốc nhuộm gốc.
Khử hóa học trên cơ sở natri bohidrid, xúc tác bisunfit áp dụng với thuốc nhuộm tan
trong nước như thuốc nhuộm trực tiếp, axit, hoạt tính chứa các nhóm azo hoặc các nhóm khử
được và thuốc nhuộm phức đồng. Quy trình này có thể khử màu trên 90%. [17]
15
1.3.3. Xử lý bằng phương pháp hóa lý
1.3.3.1. Xử lý bằng phương pháp keo tụ
Phương pháp keo tụ được định nghĩa là một hiện tượng làm mất sự ổn định của các hạt
huyền phù dạng keo "ổn định" để cuối cùng tạo ra các cụm hạt lớn hơn khi có sự tiếp xúc giữa
các hạt keo. Cũng có thể nói keo tụ là một phương pháp làm biến mất hoặc làm giảm điện tích
bề mặt hạt keo.
Chất keo tụ là chất được dùng để tách các hạt huyền phù kích thước nhỏ có trong nước
thải. Các hạt mang điện tích có thể được tách khỏi nước bằng cách keo tụ chúng thành bông dễ
sa lắng. Các chất keo tụ thường được chia làm hai loại chất keo tụ có nguồn gốc vô cơ và các
polime hữu cơ. Các chất keo tụ truyền thống thường được dùng là muối nhôm, muối sắt, vôi
sống hoặc hỗn hợp của chúng [2]
Quá trình này thường được áp dụng để khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật.
Khi cho chất keo tụ vào nước thô chứa cặn lắng chậm (hoặc không lắng được), các hạt mịn kết
hợp lại với nhau thành các bông cặn lớn hơn và nặng, các bông cặn này có thể tự tách ra khỏi
nước bằng lắng trọng lực. Trong quá trình keo tụ người ta còn sử dụng chất trợ keo tụ để tăng
tốc độ keo tụ, tốc độ sa lắng, tốc độ nén ép các bông keo và đặc biệt để giảm lượng chất keo tụ.
Hầu hết chất keo tụ ở dạng Fe(III), Al; Al 2(SO4)3.14H2O, FeCl3. Tuy nhiên trong thực
tế người ta thường sử dụng phèn sắt hơn do chúng có ưu điểm nhiều hơn phèn nhôm.

Muối nhôm (phèn) thường là Al2(SO4)3.18H2O, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2. 12
H2O có tốc độ xử lý khá cao nhưng thường làm giảm pH, độ tồn dư Al 3+ sau xử lý cao, khoảng
pH tối ưu hẹp, thường trong khoảng 5 - 7,5
Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 6H+ + 3SO42-

Muối sắt thường là Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 có khoảng pH tối ưu rộng
hơn muối nhôm, tác dụng tốt ngay ở nhiệt độ thấp, có thể khử được mùi vị khi có H 2S nhưng
có tính axit mạnh hơn muối nhôm nên tiêu thụ kiềm nhiều hơn và có tình ăn mòn cao hơn.
Ngoài ra, chúng có khả năng tạo phức tan có màu qua phản ứng của cation sắt với một số hợp
chất hữu cơ. Fe2(SO4)3 + 6H2O → 2Fe(OH)3↓ + 6H+ + 3SO42-

PAC (polyaluminium choride) được đánh giá là một chất keo tụ có nhiều ưu điểm

16
hơn cả về mặt xử lý cũng như chi phí giá thành. PAC được sản xuất từ quá trình phân huỷ
AlCl3 với hoặc NaHCO3. Công thức PAC có dạng chung là: [AlCl x(OH)3-x] = 1- 2, phân tử
lượng của PAC từ 7.000 - 35.000, độ dài 35 - 250A 0. PAC được sử dụng trực tiếp cho quá trình
keo tụ. Do không phải trải qua bước hình thành polyme (diễn ra chậm) nên tốc độ keo tụ lớn và
tạo ra kết tủa Al(OH)3 vô định hình rất thuận lợi trong điều kiện

 Các chất trợ keo tụ (hay chất tạo bông) gồm chất hiệu chỉnh pH, dung dịch axit
silixic hoạt tính, bột đất sét và polime (PAA- polyacrylamit). Các chất hiệu chỉnh pH có tác
dụng ổn định pH tăng hiệu quả keo tụ. Axit silixic hoạt tính, bột đất sét và polime có chung đặc
điểm là mang điện tích và hút các hạt keo nhỏ mang điện tích trái dấu với nó để tạo bông cặn
lớn.
Phương pháp keo tụ được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải dệt nhuộm có các thuốc
nhuộm phân tán và không tan. Đây là phương pháp khả thi về mặt kinh thế tuy nhiên nó không
xử lý được tất cả các loại thuốc nhuộm: thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm trực tiếp; thuốc nhuộm
hoàn nguyên keo tụ tốt nhưng không kết lắng dễ dàng, bông cặn chất lượng thấp; thuốc nhuộm
hoạt tính rất khó xử lý bằng các tác nhân keo tụ thông thường và còn ít được nghiên cứu. Bên
cạnh đó phương pháp keo tụ cũng tạo ra một lượng bùn thải lớn và không làm giảm tổng chất
rắn hòa tan nên gây khó khăn cho tuần hoàn nước.
Quá trình keo tụ phụ thuộc vào hai cơ chế chính là trung hoà điện tích và hấp phụ tạo
cầu nối. Vì thế các yếu tố nào ảnh hưởng đến hai quá trình trên điền gây ảnh hưởng đến quá
trình keo tụ tạo bông.
- Ảnh hưởng của pH
- Nhiệt độ nước
- Liều lượng chất keo tụ và chất trợ keo tụ
- Tạp chất trong nước
- Tốc độ khuấy trộn
- Môi chất tiếp xúc: nếu trong nước duy trì một lớp cặn bùn nhất định, khiến cho quá
trình kết tủa càng hoàn toàn, tốc độ kết tủa tăng.
Ảnh hưởng của pH (quyết định quá trình thuỷ phân của chất keo tụ trong dung dịch) đến
quá trình keo tụ là ảnh hưởng quan trọng nhất quyết định hiệu suất của việc xử lý.
17
Hình 1.1. Các giai đoạn của quá trình keo tụ
Keo tụ là phương pháp tiền xử lý thích hợp cho việc tách loại bỏ các hạt keo, giảm giá
trị COD, độ màu, độ đục đến một giới hạn để có thể tiến hành các phương pháp xử lý tiếp theo.
1.3.3.2. Xử lý bằng phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất
hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một
hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân huỷ bằng con đường sinh học và
thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi phí riêng lượng chất hấp
phụ không lớn thì việc áp dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ: chất có diện tích bề mặt riêng càng lớn
thì khả năng hấp phụ càng cao. Ngoài ra yếu tố tương tác, liên kết giữa chất hấp phụ và chất bị
hấp phụ cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ.
- Hấp phụ có thể biểu diễn dưới dạng một cân bằng:
Chất bị hấp phụ + bề mặt ↔ chất bị hấp phụ liên kết với bề mặt.
- Các chất hấp phụ sử dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm:
+ Cacbon hoạt tính: chất hấp phụ phổ biến trong xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm, đặc
biệt là để hấp phụ thuốc nhuộm ở giai đoạn xử lý triệt để sau keo tụ. Nó không được dùng đơn
18
lẻ do giá thành cao và hiệu suất thấp trong loại bỏ các phân tử màu lớn và đòi hỏi thời gian tiếp
xúc.
+ Các chất hấp phụ vô cơ khác: đất sét, than bùn, silic oxit, một số khoáng… cũng được
dùng làm chất hấp phụ thuốc nhuộm khá hiệu quả với giá thành rẻ hơn than hoạt tính.
- Hấp phụ là phương pháp được nghĩ đến nhiều trong xử lý thuốc nhuộm hoạt tính, tuy
nhiên nhược điểm của phương pháp này nằm trong chính bản chất của nó là chuyển chất màu
từ pha này sang pha khác và đòi hỏi thời gian tiếp xúc, tạo một lượng thải sau hấp phụ, không
xử lý triệt để chất ô nhiễm.
1.3.4. Phương pháp sinh học:
- Phương pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ
trong nước thải. Phương pháp sinh học đặt hiệu quả cao trong xử lý nước thải chứa các chất
hữu cơ dễ phân hủy sinh học với pH, nhiệt độ, chủng vi sinh thích hợp và không chứa các chất
độc làm ức chế vi sinh. Tuy nhiên nước thải xưởng nhuộm chứa thuốc nhuộm rất bền vi sinh
hầu như không bị phân hủy sinh học.
- Xử lý vi sinh hiếu khí hoặc kị khí tùy thuộc vào sự có mặt hay không có mặt oxy.
1.3.4.1. Phương pháp hiếu khí;
- Quá trình hiếu khí xảy ra sự oxy hóa các chất hữu cơ, có hiệu suất cao trên 85% nhưng
nó lại tiêu tốn năng lượng cho sục khí và tạo lượng bùn thải lớn.
1.3.4.2.. Phương pháp kị khí:
- Quá trình kị khí xảy ra sự khử, có thể chạy với tải lượng hữu cơ lớn, loại bỏ một lượng
lớn các chất hữu cơ đồng thời tạo ra khí sinh học, tiêu tốn ít năng lượng. Lượng bùn thải của
quá trình kị khí rất thấp. Tuy nhiên, hiệu quả khử màu của quá trình này không cao (đối với
thuốc nhuộm axit là 80 – 90%, thuốc nhuộm trực tiếp là 81%).
- Người ta có thể sử dụng kết hợp hai quá trình trên: kị khí làm giảm độ màu và xử lý
hữu cơ nồng độ cao, tiếp theo là hiếu khí để oxy hóa các amin sinh ra bởi các quá trình trước.
 Nước thải nhuộm vải có nồng độ chất hữu cơ cao, thành phần phức tạp và chứa
nhiều hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời có các chất trợ trong quá trình nhuộm có
khả năng gây ức chế vi sinh vật. Nhiệt độ nước thải rất cao, không thích hợp đưa trực tiếp vào
hệ thống xử lý sinh học.

19
-> Quy trình xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm cần phải có sự kết hợp giữa biện
pháp xử lý hóa lý với biện pháp xử lý sinh học vì hàm lượng BOD5, COD và độ màu cao.
- Hiện nay phương pháp xử lí sinh học kết hợp với keo tụ tạo bông được sử dụng phổ
biến nhất. Đây là phương pháp xử lý hữu hiệu các chất ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm.
Với hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ≥ 80%, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí kết hợp keo tụ-tạo
bông chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm. Quá trình xử lý sinh
học giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học và xử lý một phần các hợp
chất hữu cơ khó phân hủy sinh học dưới tác dụng của quá trình sinh trưởng và phát triển của
các vi sinh vật, giúp giảm bớt tải lượng hoạt động của quá trình xử lý hóa lý keo tụ-tạo bông,
và chi phí xử lý bùn hóa lý.
Ba phương pháp thường được ứng dụng riêng rẽ hoặc kết hợp để xử lý nước thải dệt
nhuộm là: phương pháp hóa lý, phương pháp oxy hóa bậc cao và phương pháp sinh học.

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu cá phương pháp xử lý tiền hóa học đối với nước thải dệt nhuộm
bằng phương pháp keo tụ kết hợp với oxy hóa để xử lý các chất màu khó phân hủy sinh học.
Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
2.1.1. Nghiên cứu phương pháp keo tụ
2.1.1.1. Sử dụng chất keo tụ Fe2(SO4)3 .7H2O
- Khảo sát lựa chọn nồng độ của Fe2(SO4)3 .7H2O
- Khảo sát lựa chọn nồng độ pH
2.1.1.2. Sử dụng chất keo tụ PAC
- Khảo sát lựa chọn nồng độ của PAC
- Khảo sát lựa chọn nồng độ pH
2.1.1.3. So sánh hiệu quả xử lý nước thải bằng các chất keo tụ khác nhau
2.1.2. Nghiên cứu phương pháp oxy hóa
2.1.2.1. Khảo sát hệ oxy hóa bằng Javel
20
- Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Javel đến hiệu quả xử lý
- Khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
2.1.2.2. Khảo sát hệ oxy hóa bằng KIO4, xúc tác Mn(II)
- Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ KIO4 đến hiệu quả xử lý
- Khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
- Khảo sát nồng độ xúc tác Mn(II)
2.1.2.3. So sánh hiệu quả xử lý của các chất oxy hóa
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nước thải lấy tại Công ty cổ phần Dệt May Huế - Nhà máy Dệt nhuộm, xã Thuỷ
Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên -Huế
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo TCVN 5999:1995 Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải
- Mẫu thí nghiệm được đựng trong can nhựa 5 lít và bảo quản ở nhiệt độ 4 0C. Mẫu bảo
quản trong phòng thí nghiệm không quá 5 ngày sau khi lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu để phân
tích hoặc thí nghiệm cần phải lắc đều mẫu.
2.3.2. Phương pháp phân tích các thông số
Các thông số ô nhiễm trong nước thải được xác định tại phòng thí nghiệm
- Các thông số nhiệt độ, pH, SS, độ màu được xác định bằng các thiết bị đo trong phòng
thí nghiệm.
- TOC được xác định theo TCVN 6634 : 2000 (ISO 8245 : 1999)
- COD được xác định theo TCVN 6186- 1995
- BOD được xác định theo TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003)
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm xử lý nước thải nhuộm
Chúng tôi khảo sát điều kiện phản ứng theo phương pháp đơn biến: chọn khoảng nồng
độ ban đầu của các tác nhân phản ứng và cố định các yếu tố khác. Lặp lại thí nghiệm với các
yếu tố khác đến khi tìm được điều kiện thích hợp.
2.3.4. Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu
21
2.3.4.1. Hoá chất
Các hóa chất sử dụng đều ở dạng tinh khiết phân tích (PA) và sử dụng nước cất hai lần.

- Chất keo tụ sử dụng trong xử lý nước thải: Fe 2(SO4)3.7H2O, PAC (poly aluminum
clorua), được pha trong nước cất hai lần, nồng độ 10g/l.
- Tác nhân sử dụng trong quá trình oxi hoá:
+ Dung dịch KIO4 gốc 0,1 M: cân 5,750 g KIO4, chuyển vào bình định mức 250 ml, hòa
tan và định mức đến vạch bằng nước cất.
+ Dung dịch Javel 7%
+ Điều chỉnh pH trong quá trình phản ứng bằng dung dịch HCl 15%, Ca(OH)2 20%
- Hoá chất sử dụng trong phân tích các thông số:
+ Phân tích TOC: kalihydrophtalat (C8H5KO4), axit photphoric (H3PO4); bạc sunfat

(Ag2SO4), kali bicromat

2.3.4.2. Dụng cụ
- Máy đo pH Metrohom 704 pH meter (Thuỵ Sỹ)
- Máy đo độ đục
- Cân phân tích
- Máy quang phổ hấp thụ
- Các thiết bị phân tích khác: bình tam giác, cốc thuỷ tinh, bình định mức, pipet, buret

22
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát đặc tính nước thải dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm bao gồm chủ yếu là nứcớc thải công đoạn hồ, nấu, tẩy và nhuộm
có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Mẫu nước thải lấy tại Công ty cổ phần Dệt May Huế - Nhà
máy Dệt nhuộm, xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên -Huế. Kết quả phân
tích được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm nứớc thải

QCVN 13-MT:2015/BTNMT
Thông số Đơn vị M1
A B
0
Nhiệt độ C 50 400C 400C
pH 4,4 6-9 5,5 - 9
Độ đục NTU - -
TOC mg/l 159 - -
BOD mg/l 291 30 50
COD mg/l 599 75 150
Độ màu Pt-Co 50 150

23
Hình 3.1. Nước thải dệt nhuộm
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1 hầu hết các thông số nuớc thải của nhuộm đều vuợt
mức tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là COD, TOC, BOD vuợt hơn lần tiêu chuẩn cho phép vì
vậy nếu thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận dẫn đến ô nhiễm môi truờng nuớc nghiêm trọng.
3.2. Khảo sát điều kiện xử lý bằng chất keo tụ
3.2.1.. Khảo sát điều kiện xử lý bằng chất keo tụ Fe2(SO4)3.7H2O
3.2.1.1. Khảo sát lựa chọn nồng độ Fe2(SO4)3.7H2O
Tiến hành keo tụ nước thải công đoạn nhuộm sử dụng chất keo tụ là Fe 2(SO4)3.7H2O
thay đổi từ 50 - 800mg/l, tại pH= 4,5. Kết quả xử lý TOC, COD trong nước thải phụ thuộc trực
tiếp lượng chất keo tụ được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng Fe2(SO4)3 đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 159,77 (mg/l) , COD vào = 528,51 mg/l
[Fe2(SO4)3] (mg/L) 100 200 300 400 500 600 700 800
TOC 142,72 129,93 98,36 78,61 62,93 50,02 56,50 71,98
COD 477,35 438,98 344,27 285,03 237,99 199,25 218,70 265,15
Hiệu quả xử lý (%) 9,68 16,94 34,86 46,07 54,97 62,30 58,62 49.83

24
%
70

60

50

40

30

20

10

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900CFe (SO ) (mM/l)
2 4 3

Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ Fe2(SO4)3.7H2O đến hiệu quả xử lý
Qua kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy, khi sử dụng muối Fe 2(SO4)3.7H2O làm
chất keo tụ thì hiệu quả xử lý COD phụ thuộc vào lượng chất keo tụ. Khi tăng lượng
Fe2(SO4)3.7H2O trong khoảng 50 – 600 thì hiệu quả xử lý tăng dần, tuy nhiên khi tiếp tục tăng
lượng Fe2(SO4)3 lên lớn hơn 600 mg/l thì hiệu quả xử lý lại giảm xuống.
Vì vậy nồng độ Fe2(SO4)3 : 600 mg/l được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo
3.2.1.2. Khảo sát lựa chọn điều kiện pH
Tiến hành keo tụ nước thải công đoạn nhuộm sử dụng chất keo tụ là Fe 2(SO4)3. 7H2O
nồng độ 600 mg/l, pH thay đổi từ 3 – 6. Kết quả xử lý được thể hiện trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 161,02(mg/l), COD vào = 532,26 mg/l
pH 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0
TOC 112,32 91,68 76,00 48,27 56,45 74,19 100,40
COD 386,15 324,25 277,20 194,01 218,55 271,77 350,39
Hiệu suất xử lý (%) 27,45 39,08 47,92 63,55 58,94 48,94 34,17

25
%
65

60

55

50

45

40

35

30

25

3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 pH

Hình 3.3. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý


Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy, khi sử dụng muối Fe 2(SO4)3.7
H2O làm chất keo tụ thì hiệu quả xử lý COD phụ thuộc pH. Khi tăng lượng pH trong khoảng 3
– 4,5 thì hiệu quả xử lý tăng dần, tuy nhiên khi tiếp tục tăng pH hiệu quả xử lý lại giảm xuống.
Vì vậy pH = 4,5 được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo
3.2.2. Khảo sát điều kiện xử lý bằng chất keo tụ PAC
3.2.2.1. Khảo sát lựa chọn nồng độ PAC
Tiến hành keo tụ nước thải công đoạn nhuộm sử dụng chất keo tụ là PAC thay đổi từ
100 - 800mg/l, tại pH = 7,5. Kết quả xử lý được thể hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ PAC đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 161,18 mg/l, COD vào = 532,72 mg/l
PAC (mg/L) 50 100 200 300 400 500 600 700
TOC 107,96 91,16 56,71 29,34 16,22 22,24 30,85 39,63
COD 373,08 322,68 219,33 137,23 97,86 115,92 141,76 168,08
Hiệu suất xử lý(%) 29,97 39,43 58,83 74,24 81,63 78,24 73,39 68,45

26
%
90

80

70

60

50

40

30

0 100 200 300 400 500 600 C mM/l


PAC

Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ PAC đến hiệu quả xử lý
Qua kết quả khảo sát cho thấy, khi sử dụng PAC làm chất keo tụ thì hiệu quả xử lý
COD phụ thuộc vào lượng chất keo tụ. Khi tăng lượng PAC trong khoảng 50 – 400 mg/l thì
hiệu quả xử lý tăng dần, tuy nhiên khi tiếp tục tăng lượng PAC lên lớn hơn 400mg/l thì hiệu
quả xử lý lại giảm xuống.
Vì vậy nồng độ PAC = 400 mg/l mới được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo
3.2.2.2. Khảo sát lựa chọn điều kiện pH
Tiến hành keo tụ nước thải công đoạn nhuộm sử dụng chất keo tụ là PAC nồng độ 400
mg/l, pH thay đổi từ 4,5– 8,5. Kết quả xử lý được thể hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 161,83 (mg/l), COD vào = 532,72 mg/l
pH 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8 8,5
TOC 109,20 98,31 75,37 55,11 34,41 16,64 40,26 73,50
COD 376,80 344,13 275,31 214,52 152,44 99,13 169,98 269,70
Hiệu suất xử lý(%) 29,53 35,64 48,51 59,88 71,49 81,46 68,21 49,56

27
%
90

80

70

60

50

40

30

5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0 pH

Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý


Qua kết quả khảo sát cho thấy, khi sử dụng muối PAC làm chất keo tụ thì hiệu quả xử
lý phụ thuộc pH. Khi tăng lượng pH trong khoảng 5 – 7,5 thì hiệu quả xử lý tăng dần, tuy nhiên
khi tiếp tục tăng pH hiệu quả xử lý lại giảm xuống.
Vì vậy pH = 7,5 được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo
3.2.3. So sánh hiệu quả xử lý nước thải bằng các chất keo tụ khác nhau
Dựa trên các kết quả đã nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện pH, lượng và loại chất
keo tụ, so sánh về hiệu quả xử lý COD của các chất keo tụ khác nhau được tổng hợp và thể
hiện trên bảng 3.8
Bảng 3.6. Sự thay đổi pH và hiệu quả xử lý COD bằng các chất keo tụ khác nhau
Chất keo tụ Nồng độ chất pH trước xử lý pH sau xử lý Hiệu suất xử lý

keo tụ
Fe2(SO4)3.7H2O 600 4,5 4,0 63,55
PAC 400 7,5 6,9 81,46
Qua kết quả bảng 3.6 cho thấy, pH sau khi xử lý nước thải PAC giảm đi nhiều hơn so
với Fe2(SO4)3.7H2O. Với kết quả tính toán trên, sự lựa PAC làm chất keo tụ là phù hợp về mặt
28
hiệu quả và chi phí xử lý.
3.3. Khảo sát điều kiện oxy hóa
3.3.1. Khảo sát hệ oxy hóa bằng Javel
3.3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Javel đến hiệu quả xử lý
Nước javel ( dung dịch NaClO) là chất oxy hóa mạnh, cơ chế tạo các phân tử axit
hypocloro (HOCl), một hợp chất có năng lực khử trùng rất mạnh, có khả năng oxy hóa mạnh
các chất hữu cơ. Thí nghiệm được tiến hành với nước thải nhuộm hỗn hợp sau khi đã keo tụ
bằng PAC với giá trị TOC = 99,13, COD = 135,69, pH = 6 được điều chỉnh bằng axit HCl và
nồng độ NaClO thay đổi từ 1 đến 8 mM.
Các kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ Javel đến hiệu quả xử lý TOC
TOC vào = 28,83 (mg/l), COD vào = 135,69 mg/l
Nồng độ Javel(mM) 1 2 3 4 5 6 7 8
TOC 39,29 37,22 34,53 32,61 30,73 31,82 33,08 34,99
COD 124,71 118,53 110,49 104,75 97,79 102,41 106,15 111,86
Hiệu suất xử lý(%) 8,09 12,65 18,57 22,80 27,94 24,53 21,77 17,56

29
%
30

25

20

15

10

5
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
CNaClO(mM/l)

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ NaClO đến hiệu quả xử lý
Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.7 và hình 3.6. cho thấy xử lý bằng nước javel đạt hiệu
quả cao nhất khi nồng độ javel là 5mM/l. Nếu tiếp tục tăng lượng javel thì hiệu quả xử lý lại
giảm đi. Điều này có thể giải thích như sau: khi ta thêm một lượng nhỏ javel vào thì xảy ra
phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy trước và đạt hiệu quả xử lý cao, khi ta tiếp tục
thêm javel thì lượng là yếu tố ngăn cản phản ứng oxy hóa
NaOCl + H2O → NaOH + HOCl
HOCl H+ + OCl-
Vì vậy nồng độ javel là 5 mM được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo
3.3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện pH đến hiệu quả xử lý bằng nước javel
Thí nghiệm được tiến hành với nồng độ javel là 5mM/l, điều kiện pH thay đổi trong
khoảng từ 3 đến 8 , kết quả được thể hiện trong bảng 3.10 và hình 3.7.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 28,83 (mg/l), COD =135,69 (mg/l)
pH 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7

30
TOC 38,26 37,15 35,71 33,73 30,82 32,39 34,08 35,50
COD 121,66 118,32 114,03 108,09 98,05 104,10 109,15 113,38
Hiệu suất xử
10,34 12,80 15,96 20,34 27,74 23,28 19,56 16,44
lý(%)

%
35

30

25

20

15

10

5
3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 pH

Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý


Dựa trên các kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.7 cho thấy, điều kiện pH = 5,5 là thích hợp
cho quá trình phân hủy chất hữu cơ của javel. Khả năng oxy hóa của clo phụ thuộc vào hàm
lượng HOCl có trong nước. Nồng độ HOCl phụ thuộc vào lượng ion H + trong nước hay phụ
thuộc vào pH của nước.
2HOCl 2H+ + 2OCl-
Khi pH lớn hơn 5,5 khả năng phân ly HOCl tăng do đó khả năng oxy hóa giảm
Vì vậy pH = 5,5 được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.3.2. Khảo sát hệ oxy hóa KIO4/Mn
Có thể giải thích cơ chế của phản ứng oxi hóa thuốc nhuộm bằng KIO 4 khi có xúc tác
Mn(II) như sau:
KIO4 + Mn(II)  KIO4' + Mn*
31
Mn* + X  X' + Mn2+
Phản ứng tổng quát:
KIO4 + X + Mn(II)→ KIO4’ + X’
Trong đó X: - màu thuốc nhuộm
X' : - dạng oxi hóa của RhB
KIO4': -sản phẩm quá trình khử KIO4;
Mn*: - trạng thái xúc tác của Mn(II)
3.3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ KIO4 đến hiệu quả xử lý
Để khảo sát khả năng phân hủy chất hữu cơ của KIO 4 , thí nghiệm được tiến hành với
nước thải nhuộm hỗn hợp sau khi đã keo tụ với giá trị TOC = 28,83, COD = 135,69, pH = 3,8
và nồng độ KIO4 thay đổi từ 2 đến 8 mM. Các kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ KIO4 đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 28,83 (mg/l), COD =135,69 (mg/l
Nồng độ KIO4
3 4 5 6 7 8
(mM)
TOC 23,34 37,36 52,49 71,06 68,57 62,83
COD 128,39 122,03 115,16 106,73 107,86 112,23
Hiệu suất xử lý (%) 5,38 10,07 15,13 21,34 20,51 18,59

32
%
22
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2 3 4 5 6 7 CKIO (mM/l)
4

Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ KIO4 đến hiệu quả xử lý
Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.9 và hình 3.8 cho thấy xử lý bằng KIO 4 đạt hiệu quả cao
nhất khi nồng độ KIO4 là 6 mM. Nếu tiếp tục tăng lượng KIO4 thì hiệu quả xử lý lại giảm đi.
Vì vậy nồng độ KIO4thích hợp được chọn là: 6 mM
3.3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý
Để khảo sát ảnh hưởng của pH, thí nghiệm được tiến hành với nước thải nhuộm hỗn
hợp sau khi đã keo tụ với giá trị TOC = 28,83, COD = 135,69, nồng độ KIO 4: 6 mM/l, pH thay
đổi từ 3 đến 4,2. Các kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 28,83 mg/l , COD = 135,69 mg/l
pH 3 3,2 3,4 3,6 3,8 4,0 4,2
TOC 39,62 37,73 36,64 35,21 33,14 34,18 35,93
COD 125,70 120,07 116,80 112,54 106,33 109,46 114,69
Hiệu suất xử lý(%) 7,36 11,51 13,92 17,06 21,64 19,33 15,48

33
%
22
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
3,0 3,2 3,4 3,6 3,8 4,0 4,2 pH

Hình 3.9. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý


Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.13 và hình 3.9. cho thấy xử lý bằng KIO4 đạt hiệu quả
cao khi pH là 3,8. Ảnh hưởng của pH đến tốc độ phản ứng được giải thích như sau
IO4- ở dạng I+7 có thể bị khử thành các dạng I+5, I+1, I-1 ...
Ví dụ: IO4- + 2e + 2H+  IO3- (1)
IO4- + 8e + 8H+  I- (2)
Giả sử phản ứng mất màu xảy ra như sau:
X + KIO4  KIO3 + X'
Trong đó X' là dạng oxi hóa của X.
EIO4-/IO3- = EoIO4-/IO3- + 0,059/2.lg[IO4-][H+]2/[IO3-]
- Khi pH cao hơn 3,8 nồng độ [H +] giảm, thế oxi hóa khử của IO 4-/IO3- giảm làm giảm
khả năng oxy hóa.
Vì vậy pH = 3,8 được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.

34
3.3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mn đến hiệu quả xử lý
Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ xúc tác, thí nghiệm được tiến hành với nước thải
nhuộm hỗn hợp sau khi đã keo tụ với giá trị TOC =28,83 và nồng độ KIO4 là 6 mM/l, pH = 3,8
nồng độ Mn thay đổi từ 0,1- 0,6 mM/l Các kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ Mn đến hiệu quả xử lý COD
TOC vào = 28,83, COD = 135,69
Nồng độ Mn 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
TOC 34,54 33,68 31,65 29,40 31,45 32,76
COD 110,52 107,94 101,88 95,15 101,29 105,20
Hiệu suất xử lý 18,55 20,45 24,92 28,58 25,35 22,47

%
35

30

25

20

15
0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 pH

Hình 3.10. Ảnh hưởng nồng độ xúc tác đến hiệu quả xử lý
Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.11 và hình 3.10. cho thấy xử lý bằng KIO 4 đạt hiệu quả
cao nhất khoảng khi nồng độ xúc tác:0,4 mg/l. Nếu tiếp tục tăng nồng độ Mn thì hiệu quả xử lý
lại giảm đi.
Vì vậy nồng độ Mn được chọn là 0,4mg/l
3.3.3. So sánh hiệu quả xử lý

35
Dựa trên các kết quả đã nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện pH, lượng và loại chất
oxy hóa, so sánh về hiệu quả xử lý TOC của các chất oxy hóa khác nhau được tổng hợp và thể
hiện trên bảng 3.8
Bảng 3.12. Sự thay đổi pH và hiệu quả xử lý TOC bằng các chất keo tụ khác nhau
Chất oxy Nồng độ Chất xúc pH trước xử pH sau xử Hiệu suất xử
hóa chất oxy hóa tác lý lý lý
Javel 5 không 5,5 6 27,94
[Mn] = 0,4
KIO4 6 3,8 4,2 28,58
mg/l

Qua kết quả bảng 3.12 cho thấý hiệu quả xử lý bằng KIO 4 với xúc tác Mn cao hơn, tuy
nhiên sử dụng nước javel phù hợp hơn vì không sử dụng chất xúc tác và pH sau phản ứng là 6,
hiệu suất xử lý tương đối cao 27,94%.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
36
Qua nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các phương pháp tiền xử lý hóa học đối với nước
thải dệt nhuộm” Từ kết quả nghiên cứu điều kiện thích hợp để xử lý COD trong nước thải
nhằm loại bỏ chất hữu cơ khó phân huỷ chúng tôi đưa đến các kết luận sau:
1. Đã khảo sát đặc tính nước thải dệt nhuộm tại Công ty cổ phần Dệt May Huế - Nhà máy Dệt
nhuộm, xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên -Huế, nước thải có mức độ ô nhiễm
khá cao, hầu hết các thông số pH, nhiệt độ, độ màu, BOD, COD đều vượt quy chuẩn.
2. Đã khảo sát điều kiện thích hợp quá trình keo tụ:
- Sử dụng PAC đem lại hiệu quả cao về cả mặt kinh tế và hiệu quả xử lý so với dùng phèn
sắt, nồng độ PAC thích hợp là 5 mg/l
- Điều kiện pH = 7,5 là thích hợp cho cho quá trình keo tụ sử dụng PAC.
- Hiệu quả xử lý của quá trình keo tụ 82%
3. Đã khảo sát điều kiện thích hợp cho quá trình oxy hóa
a. Sử dụng chất oxy hóa là nước javel: đạt hiệu quả xử lý cao nhất với điều kiện nồng độ nước
javel là 5mg/l, tại pH =5,5.
b. Sử dụng chất oxy hóa là KIO 4, với xúc tác Mn2+: đạt hiệu quả xử lý cao nhất với điều kiện
nồng độ KIO4 là 6 mg/l, pH =3,8, nồng độ xúc tác Mn 0,4 mg/l
Kiến nghị
Xử lý nuớc thải bằng phuơng pháp keo tụ kết hợp với oxy hóa bằng nước javel hoặc KIO 4
có thể áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên chỉ tập trung vào nuớc thải chung
của sản xuất dệt nhuộm. Ðể nâng cao hiệu quả xử lý về mặt kinh tế cần phải tách dòng nuớc
thải từ sản xuất dệt nhuộm riêng rẽ. Những loại nuớc thải chứa hợp chất hữu cơ dễ phân hủy ở
các công đoạn như: công đoạn hồ vải, công đoạn làm mềm vải cần được tập trung lại để đưa
vào xử lý bằng phuong pháp sinh học hoặc các biện pháp khác có chi phí thấp hon. Còn đối với
dòng thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy là công doạn nhuộm thì được tách riêng để xử lý theo
phuong pháp keo tụ kết hợp với oxy hóa

37

Вам также может понравиться