Вы находитесь на странице: 1из 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT


KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8, TP.HCM
CÔNG SUẤT 400 M3/NGÀY

GVHD : Dương Thị Giáng Hương SV: Ngô Trần Hoàng Long
Lớp : DKM116
MSSV: 3116340032

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019

1
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................................. 4
Danh mục bảng biểu ................................................................................................................................... 5
Danh mục hình ảnh..................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 7
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:............................................................................................................................. 7
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: .................................................................................................................. 7
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8 ................................................... 9
2.1. ĐÔI NÉT VỀ QUẬN 8, TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 9
2.2. TỔNG QUAN .............................................................................................................................. 9
2.2.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................................... 10
2.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật............................................................................................... 11
2.2.3. Mục tiêu của nhà đầu tư .................................................................................................... 12
CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................................................. 14
3.1. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT ................................................................................ 14
3.1.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt: ........................................................................................ 14
3.1.2. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt .................................................................. 14
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ................................................ 15
3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học ...................................................................... 15
3.2.2. Xử lý bằng phương pháp hóa-lý ........................................................................................ 16
3.2.3. Xử lý bằng phương pháp hóa học ..................................................................................... 18
3.2.4. Xử lý bằng sinh học ........................................................................................................... 18
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ................................................................................. 20
4.1. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ ......................................................................... 20
4.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ ......................................................................................................... 21
4.2.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ ................................................................................................. 21
4.2.2. Các công nghệ được đề xuất............................................................................................... 22
4.3. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN ................................................................................................ 25
4.3.1. Tiêu chí lựa chọn: .............................................................................................................. 25
4.3.2. Lựa chọn phương án ........................................................................................................ 25
4.3.3. Hiệu suất của từng bể của công nghệ Aerotank............................................................... 27
4.4. TÍNH TOÁN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH .................................................................................. 28

2
4.4.1. Bể Aerotank ....................................................................................................................... 29
4.4.2. Bể lắng II (bể lắng đứng) .................................................................................................. 31
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 35
Bài báo: “DOMESTIC WASTEWATER TREATMENT BY ACTIVATED SLUDGE
TECHNOLOGY: EFFICIENCY, ENERGY CONSUMPTION AND WASTE GENERATION The
case of Binh Hung Wastewater Treatment Plant, Ho Chi Minh Ci....”

Tóm tắt bài báo

3
Danh mục chữ viết tắt
BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học

COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học

DO (Dessolved Oxygen): Nồng độ oxy hòa tan

SS (Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng

TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam

TCXD Tiêu chuẩn xây dựng

TSS (Total Suspended Solids): Chất rắn tổng cộng

VSS (Volatile Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng bay hơi

F/M (Food/Micro – organism): Tỷ số lượng thức ăn và lượng vi sinh vật

4
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Bảng thống kê về khu dân cư An Sinh quận 8
Bảng 3.1: Tải trọng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Bảng 4.1: Bảng thông số về lưu lượng nguồn thải khu dân cư An Sinh Quận 8, TPHCM
Bảng 4.2: Bảng thông số về thành phần và tính chất nước thải khu dân cư An Sinh Quận
8, TPHCM
Bảng 4.3 : Bảng so sánh ưu nhược điểm bể Aerotank và bể SBR
Bảng 4.4 Hiệu suất xử lý từng bể

5
Danh mục hình ảnh
Hình 2.1: Hình ảnh trước công trường khu dân cư An Sinh
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí dự án
Hình 4.1: Phương án 1 - Bể Aerotank
Hình 4.2: Phương án 2 - Bể SBR
Hình 4.3: Mặt cắt bể Aerotank
Hình 4.4: Mặt cắt bể lắng đứng

6
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nền kinh tế, nhằm đạt mục tiêu chiến lược là trở thành một nước công nghiệp
tiên tiến vào năm 2020. Song song với các hoạt động để đạt mục tiêu đó, một trong những
nhiệm vụ không thể thiếu phần quan trọng là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền
kinh tế. Trong nhịp điệu phát triển chung của cả nước, các đô thị Việt Nam không ngừng
mở rộng và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bên cạnh những lợi ích đạt được thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra phổ
biến và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, đời sống của
người dân được cải thiện đã làm nảy sinh những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Công
tác bảo vệ môi trường chưa được đầu tư đúng cách, các hoạt động thương mại, dịch vụ,
sinh hoạt là nguồn phát sinh ô nhiễm nghiêm trọng cũng chưa được quan tâm. Trong đó ô
nhiễm môi trường nước đang là vấn đề đáng báo động.

- Tình trạng nước thải nói chung, nước thải sinh hoạt nói riêng ngày càng gia tăng do các
hoạt động sinh hoạt của con người luôn gắn liền với nhu cầu dùng nước cho các mục đích
khác nhau và thải ra môi trường các loại nước thải tương ứng chứa các tác nhân gây ô
nhiễm cao nếu không được xử lý hợp lý. Nếu nguồn nước thải này không được kiểm soát,
quản lý cũng như không có biện pháp hiệu quả sẽ gây ra nhiều vấn đề nan giải như ngập
úng đường phố, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
và làm mất vẽ mỹ quan đô thị.

- Với mong muốn cải thiện môi trường ngày càng tốt đẹp, vấn đề quản lý nước
và nước thải sinh hoạt ngày càng dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của
xã hội và nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nặng nề. Trên cơ sở đó, em xin chọn đề
tài “Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư An Sinh Quận 8,TPHCM
có công suất 400m3/ngày đêm” để thực hiện nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:


- Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư An Sinh Quận
8,TPHCM có công suất 400m3/ngày đêm , với thông số đầu ra đạt là cột B QCVN
14:2008/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận để đảm bảo môi trường sinh thái và
sức khỏe cộng đồng.

- Hệ thống đơn giản, tiết kiệm, chi phí đầu tư và vận hành không quá cao.

7
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
- Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.

 Phạm vi nghiên cứu:


- Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư An Sinh Quận
8,TPHCM.

8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ AN SINH QUẬN 8
2.1. ĐÔI NÉT VỀ QUẬN 8, TP. HỒ CHÍ MINH
- Trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 8 như một phòng tuyến hình thon dài
chạy theo hướng Đông – Tây, nằm ở phía Tây – Nam Thành phố.
- Là một quận ven của nội thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và
kênh Ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch
Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới
không rõ ràng, vì là đồng ruộng. Nếu dùng ghe đi trên một đoạn Kênh Tẻ, tiếp Kênh
Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850
mét. Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng
nhất giáp Quận 5 và Quận 6.
- Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương
đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt
bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành. Dòng Kênh Đôi như cái
xương sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp. Các kênh Bến
Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch
Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số
2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những mảnh vụn. Địa hình bị chia cắt
ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông – bán thị.
2.2. TỔNG QUAN

Hình 2.1: Hình ảnh trước công trường khu dân cư An Sinh

9
- Tên dự án:” Khu chung cư cao tầng An Sinh”.

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 8. Công ty Cổ phần Sông Đà
Thăng Long và Công ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long (Thang Long Invest). Nhà thầu chính
là Công ty Cổ phần Hà Châu OSC – một doanh nghiệp thành viên thuộc Công ty CP Sông
Đà Thăng Long.
- Tổng mức đầu tư: 1000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện: dự kiến 2 năm, tính từ tháng 7/2011.
- Địa chỉ: số 7-9 Đường 1107 Phạm Thế Hiển, Phường 4, Quận 8, Tp.HCM.
Bảng 2.1: Bảng thống kê về khu dân cư An Sinh quận 8
Nội dung Đơn vị Giá trị

Diện tích đất dự án m2 12.845,3

Diện tích đất xây dựng m2 4.209,3

Số căn hộ Căn 1,057

Số dân Người 1980

Số tầng Tầng 21

(Nguồn: Báo cáo ĐTM An Sinh Quận 8, TPHCM)


2.2.1. Vị trí địa lý

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí dự án

10
- Dự án Khu chung cư cao tầng An Sinh được quy hoạch tại Phường 4, Quận 8,
thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí ranh giới khu đất được xác định trên bản đồ hiện trạng vị
trí tỉ lệ 1/500 số 03-KT02/ĐĐBĐ do Công ty TNHH Dịch vụ khảo sát địa chất và đo đạc
bản đồ Quan San lập ngày 19/11/2002.
Khu đất có diện tích 14.958,7 m2. Trong đó:
 Đất dân cư hiện hữu chỉnh trang đô thị: 2.113,4 m²
 Đất quy hoạch khu chung cư cao tầng: 12.845,3 m2.
- Các vị trí tiếp giáp dự án như sau:
 Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện hữu và đường số 15, 17.
 Phía Đông: Giáp khu dân cư hiện hữu.
 Phía Nam: Giáp khu dân cư hiện hữu.
 Phía Tây: Giáp đường số 13.
-Dự án có địa hình khá bằng phẳng, 4 mặt tiếp giáp khu dân cư và đường giao
thông hiện hữu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và xây
dựng của dự án.
- Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh dự án:
 Cách chợ Phạm Thế Hiển: 300 m về phía Bắc.
 Cách Ủy ban nhân dân Phường 4: 270m về phía Bắc.
 Cách Chung cư Phạm Thế Hiển: 260 m về phía Bắc.
 Cách trường Trung học Phổ thông Lương Văn Can: 210 m về phía Tây.
 Cách Trường tiểu học Nam Hải: 210 m về phía Nam.
 Cách Khu dân cư Đồng Diều: 250 m về phía Đông Bắc.
 Cách trung tâm Y tế Quận 8: 280 m.
 Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh: 6km.

 Thuận lợi
- Khu vực quy hoạch nằm kế cận với các khu vực khu dân cư phát triển.
- Đất nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ lệ lớn, kiến trúc tạm, thuận lợi cho
việc giải phóng mặt bằng.
- Vị trí nằm dọc đường 13 là một trong những tuyến giao thông chính kết nối
với đường Phạm Hùng là tuyến đường giao thông chính của Quận 8.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuy chưa hình thành nhưng có điều kiện đấu nối với
hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung.

2.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật


 Hiện trạng giao thông:

11
- Khu đất quy hoạch xây dựng có 2 mặt giáp với các đường số 13,15,17. Độ rộng
mặt đường hiện nay của các tuyến đường này từ 8 -12m. Tốc độ đi lại của xe 2 bánh
vào giờ cao điểm khoảng 25km/h, tốc độ đi lại của ô tô vào giờ cao điểm khoảng
15km/h. Hiện trạng giao thông tại các tuyến đường số 13, 15, 17 hiện nay vào các giờ
cao điểm ít bị ùn tắc, tại các ngã tư giao điểm với các tuyến đường lớn như đường
Phạm Thế Hiển, Phạm Hùng, Dương Bá Trạc, xe lưu thông di chuyển chậm.

 Hiện trạng cấp nước:


- Hiện trạng khu đất đã có đường cấp nước tuyến ống D150 trên đường 16.
- Đối với khu dân cư hiện hữu chỉnh trang đô thị đã có đường ống cấp nước cho
từng hộ gia đình.

 Hiện trạng thoát nước:


- Hiện trạng dự án đã có đường thoát nước với hệ thống ống bê tông cốt thép đúc
ly tâm D300 trên đường 13, D600 trên đường 15, 17. Mạng lưới thoát nước mưa tách
rời, độc lập với mạng thoát nước thải.
- Đối với khu dân cư hiện hữu chỉnh trang đô thị hiện nay, nước thải sinh hoạt sau khi được
xử lý bằng bể tự hoại sẽ thoát ra theo đường ống thoát nước vào hệ thống cống thoát nước
tại tuyến đường 13, 15, 17.

 Hệ thống cấp điện:


- Hiện đã có đường dây trung thế & trạm biến áp 750KVA (đặt trong khu đất dự án).
- Đối với khu dân cư hiện hữu chỉnh trang đô thị hiện nay có đường dây trung thế 22kV
cấp điện cho các hộ dân.

 Môi trường:
- Hiện tại không có các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong vòng bán
kính 1km.

 Đánh giá chung về hiện trạng:


- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản hoàn chỉnh.
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch chi tiết là khu đất trống nên quỹ đất phát triển xây dựng
khá thuận lợi.
- Khu đất quy hoạch có điều kiện thuận lợi về đất xây dựng cũng như các điều kiện
để phát triển dân cư và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gặp nhiều trở ngại trong
việc đền bù giải toả, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất.
2.2.3. Mục tiêu của nhà đầu tư
- Xây dựng khu nhà ở xã hội và tái định cư phục vụ chỉnh trang đô thị.

12
- Xây dựng một khu nhà ở mới có cơ cấu hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
với những tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật phù hợp, đáp ứng được nhu cầu ở của người dân.
Cũng như yêu cầu về quy hoạch phát triển đô thị trước mắt và lâu dài.
- Hình thành một khu nhà ở mới bao gồm khu chung cư cao tầng, một số gian hàng phục
vụ cho dân cư, có thiết kế và quy mô kiến trúc hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển
đô thị, xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật toàn khu.
- Góp phần cải tạo mỹ quan đô thị và môi trường sống tại khu vực ngày càng văn minh và
hiện đại.
- Góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của Quận 8 nói riêng và thành phố nói chung,
tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Quận 8 trong tương lai.

13
CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.1.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt:
- Nước thải sinh hoạt là nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng
đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường
học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác.

- Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước
và đặc điểm của hệ thống thoát nước.

3.1.2. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt


- Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
 Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
 Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ bếp, các chất rửa trôi,
kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
- Nước thải sinh hoạt thường chiếm khoảng 100% số lượng nước cấp được cấp cho sinh
hoạt. Nước thải sinh hoạt thường chứa những tạp chất khác nhau và chứa nhiều chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng
gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất
như protein (40-50%); hydratcarbon (40-50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; các chất
béo (5-10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-
450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.

- Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa thành phần chất hữu cơ (BOD), Cặn lơ lửng,
Amoni, Tổng Nitơ, Photpho, Mùi và nhiều vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, nước thải sinh
hoạt chứa các thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng
vượt qua nhu cầu phát triển của vi sinh vật dùng trong phương pháp xử lý sinh học. Trong
các công trình xử lý sinh học, lượng dinh dưỡng cần thiết trung bình tính theo tỷ lệ BOD5:N
= 100 : 5 : 1.

- Việc xử lý nước thải sinh hoạt nhằm loại bỏ tạp chất nhiễm bẩn các tạp chất nhiễm bẩn
có tính chất khác nhau, từ các chất không tan đén các chất ít tan và cả những hợp chất tan
trong nước, làm sạch nước trước đưa vào nguồn tiếp nhận hay được đưa vào tái sử dụng.

Bảng 3.1: Tải trọng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt


Hệ số tải lượng
Chỉ tiêu ô nhiễm
(g.người/ngày)
Chất rắn lơ lửng 70 – 145

14
Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8
BOD5 45 – 54
Nitơ tổng 6 – 12
Photpho tổng 0,8 – 4,0
COD 72 – 102
Dầu mỡ 10 - 30
(Nguồn: Rapid Environmental Assessment WHO -1992)

Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Mức độ nhiễm
STT Các chất có trong nước thải(mg/l)
Nhẹ Trung bình Nặng

1 Chất rắn tổng cộng 350 720 1200

2 Tổng chất rắn hòa tan 250 500 850

3 Chất rắn lơ lửng 100 220 350

4 Chất rắn lắng được 5 10 20

5 BOD5 110 220 400

6 COD 250 500 1000

7 Tổng Nito (theo N) 20 40 85

8 Tổng Photpho (theo P) 4 8 15

9 Dầu mỡ 50 100 150

10 Coliform 106-107 107-108 108-109

(Nguồn: Theo Metcalf và Eddy)

3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT


3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
- Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỉ trọng lớn trong nước thải được
gọi chung là phương pháp cơ học.

 Song chắn rác

15
- Nhiệm vụ: chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi như giấy, rau cỏ, rác
được gọi chung là rác.
- Vị trí đặt: trước trạm bơm trên đường tập trung thải chảy vào hầm bơm.

 Bể lắng cát
- Nhiệm vụ: loại bỏ cặn thô, nặng, cát, cuội, mảnh vở thủy tinh, mảnh kim loại, tro tàn,
than vụn, vở trứng, hoặc các loại tạp chất vô cơ khác có kích thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi
nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống
dẫn và tránh ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau.
- Vị trí đặt: đặt sau song chắn rác và đặt trước bể điều hòa lưu lượng và chất lượng.

 Bể tách dầu mỡ
- Nhiệm vụ: loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước (dầu, mỡ…) để tránh
gây ảnh hưởng đến các quá trình xử lý tiếp theo.
- Vị trí: đặt trước cửa xả vào cống chung hoặc trước bể điều hòa ở nhà máy.

 Bể điều hòa
- Nhiệm vụ: dùng để điều hòa lưu lượng và chất lượng của dòng thải vào hệ thống xử
lý, đảm bảo dòng thải có tính ổn định
- Có 2 loại bể điều hòa:
 Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng.
 Bể điều hòa lưu lượng là chủ yếu.
- Vị trí:
 Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng: đặt sau bể lắng cát và trước bể lắng đợt 1.
 Bể điều hòa lưu lượng là chủ yếu: đặt sau SCR trước trạm bơm, bơm đều nước thải
lên bể lắng đợt 1.

 Bể lắng
- Nhiệm vụ: giữ lại các chất không hòa tan trôi lơ lửng trong nước thải như: các chất
rắn có khả năng lắng; các chất dầu mở và các vật liệu nổi, một phần chất thải hữu cơ.
- Vị trí: đặt trước công trình sinh học.
3.2.2. Xử lý bằng phương pháp hóa-lý
 Bể keo tụ tạo bông
- Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo
có kích thước rất nhỏ (10-7 -10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể
loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian.
- Tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa
chất như: phèn nhôm, phèn sắt, polymer… Các chất này có tác dụng kết dính các chất

16
khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỉ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh
hơn.
- Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông
cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân
tán không tan gây ra màu.

 Bể tuyển nổi
- Tuyển nổi là phương pháp nhằm loại bỏ các tạp chất không tan, khó lắng; tuyển nổi
còn được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
- Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp dụng
trong trường quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ lửng như
dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo thành lớp
bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Hiệu quả phân riêng bằng tuyển
nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Kích thước tối ưu của bong bóng
khí là 15x103 – 30x103 mm.

 Phương pháp hấp thụ


- Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất
hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có
chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân huỷ bằng con
đường sinh học và thường có độc tính cao.
- Các chất hấp phụ thường được sử dụng: than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp có
khả năng trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, đôlomit, cao lanh,
tro và các dung dịch hấp phụ lỏng.

 Phương pháp trao đổi ion


- Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi các
kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn… cũng như các hợp chất của asen,
photpho, xyanua và chất phóng xạ.
- Phương pháp này cho phép thu hồi các chất và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy
nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước
thải.
- Bản chất của quá trình trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của
chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các
chất này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước.
- Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là
các cationit và chúng mang tính acid. Các chất có khả năng trao đổi với các ion âm gọi
là các anionit và chúng mang tính kiềm. Nếu như các ionit nào đó trao đổi cả cation và
anion thì người ta gọi chúng là ionit lưỡng tính. Các chất trao đổi ion có thể là các chất
vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.

17
3.2.3. Xử lý bằng phương pháp hóa học
 Phương pháp trung hòa
- Để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực và để tránh cho quá trình sinh hóa ở các công
trình làm sạch và nguồn nước không bị phá hoại, ta cần phải trung hòa nước thải. Trung
hòa còn nhằm mục đích tách loại một số ion kim loại nặng ra khỏi nước thải. Mặt khác
muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và
điều chỉnh pH về 6.6 -7.6.
- Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc
oxit kiềm để trung hòa dịch nước thải.
- Một số hóa chất dùng để trung hòa: CaCO3, CaO, Ca(OH)2, MgO, Mg(OH)2, CaO
0.6MgO 0.4, (Ca(OH)2)0.6(Mg(OH)2)0.4, NaOH, Na2CO3, H2SO4, HCl, HNO3,…

 Phương pháp oxi hóa khử


- Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxy hóa như clo ở dạng và hóa
lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, bicromat kali,
peoxythydro (H2O2), oxy của không khí, ozôn, pyroluzit (MnO2)...
- Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít
độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hóa học,
do đó quá trình oxy hóa hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất
gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
- Các phương pháp oxy hóa và khử bao gồm:
 Oxi hóa bằng clo.
 Oxi hóa bằng peoxyt hydro (H2O2).
 Oxi hóa bằng oxi trong không khí.
 Oxi hóa bằng pyroluzit.
 Làm sạch bằng khử.

3.2.4. Xử lý bằng sinh học


- Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải
cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động
của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm.
- Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và
phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2loại:
 Phương pháp kị khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện
không có oxi;
 Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện
cung cấp oxi liên tục.

18
- Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxi hóa sinh hóa.
Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất phân tán nhỏ
trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính
như sau:
 Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
 Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên
trong và bên ngoài tế bào;
 Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế
bào mới

19
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
4.1. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Bảng 4.1: Bảng thông số về lưu lượng nguồn thải khu dân cư An
Sinh Quận 8, TPHCM
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị
Lưu lượng trung bình 𝑡𝑏
𝑄𝑛𝑔 m3/d 400
ngày đêm
Lưu lượng trung bình giờ 𝑄ℎ𝑡𝑏 m3/h 16,7

Lưu lượng trung bình giây 𝑄𝑠𝑡𝑏 m3/s 4,6 x 10-3

Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị

Lưu lượng giờ lớn nhất ℎ


𝑄𝑚𝑎𝑥 m3/h 41,75

Lưu lượng giây lớn nhất 𝑠


𝑄𝑚𝑎𝑥 m3/s 0,0115

Lưu lượng giờ nhỏ nhất 𝑄𝑚𝑖𝑛 m3/h 6,35
𝑠
Lưu lượng giây nhỏ nhất 𝑄𝑚𝑖𝑛 m3/s 1,75 x 10-3
(Nguồn: Báo cáo ĐTM An Sinh Quận 8, TPHCM)
Bảng 4.2: Bảng thông số về thành phần và tính chất nước thải khu dân cư An
Sinh Quận 8, TPHCM
Cột B QCVN
Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào 14:2008/BTNMT
TSS mg/l 223 100
BOD5 mg/l 250 50
COD mg/l 420 -
Tổng N mg/l 41.3 10
Tổng P mg/l 11.2 10
Dầu mỡ mg/l 105.6 20
Tổng Coliform MPN/100ml 106 5000
(Nguồn: Báo cáo ĐTM An Sinh Quận 8, TPHCM)

20
- Dựa vào bảng so sánh trên ta có thể thấy nguồn nước thải chứa hàm lượng SS, BOD5,
Dầu mỡ, Coliform cao và chứa các thành phần N và P….Vậy công nghệ xử lý cần quan
tâm là xử lý cơ học, sinh học và khử trùng.
4.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ
4.2.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ
- Khi lựa chọn công nghệ xử lý cần quan tâm đến một số vấn đề như:
 Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải.
 Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chuẩn nguồn xả cột B QCVN 14:2008/BTNMT
 Công suất xử lý theo yêu cầu thiết kế.
 Tiết kiếm chi phí đầu tư xây dựng và vận hành
 Công nghệ cần xử lý là cơ học, sinh học và khử trùng.

21
4.2.2. Các công nghệ được đề xuất

Hình 4.1: Phương án 1 - Bể Aerotank

22
 Thuyết minh về phương án 1:
- Nước thải sinh hoạt khác (nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, giặt,…) từ khu chung cư và khu
dân cư chỉnh trang đô thị sẽ được thu gom và dẫn về mạng lưới thoát nước thải chung của
dự án và được bơm về bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Từ hố thu gom nước thải được đưa về bể điều hòa. Bể điều hòa sẽ được cung
cấp một lượng khí nhất định nhằm xáo trộn tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí
xảy ra trong bể này đồng thời điều hòa cả lưu lượng và nồng độ nước thải.
- Bể lắng I: Từ bể điều hòa nước thải được bơm vào bể lắng I để loại bỏ các cặn, tạp chất
trước khi đi qua bể Anoxic. Do nồng độ TSS=223 mg/l >150 mg/l nên phải có bể lắng I
trước các công trình xử lý sinh học để tránh làm hư hỏng công trình và hiệu quả xử lý nước
thải được tốt hơn.
- Bể Anoxic: Từ bể lắng I nước sẽ được bơm sang bể sinh học thiếu khí Anoxic. Các vi sinh
vật trong bể anoxic, chúng sử dụng chất ô nhiễm trong nước làm thức ăn và phân giải chúng
thành dạng đơn giản hơn. Đặt biệt loại vi sinh này có khả năng phân hủy chỉ số Nitơ và
photpho cao trong nước thải sinh hoạt. Nước thải tiếp tục chảy qua bể Aerotank.
- Tại bể Aerotank vi sinh vật bùn hoạt tính lơ lửng được cung cấp không khí chứa oxi sẽ
phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải. Nước từ bể aerotank sẽ tự chảy qua
bể lắng II.
- Tại bể lắng II: diễn ra quá trình tách pha rắn lỏng của hỗn hợp bùn hoạt tính và nước.
Phần lớn lượng bùn từ bể lắng được bơm tuần hoàn về bể aerotank để duy trì nồng độ bùn
hoạt tính ổn định, phần bùn dư sẽ được bơm về bể nén bùn.
- Tại bể nén bùn với thời gian ở mức ổn định, bùn được nén đến nồng độ 1.5 – 2.5%, phần
nước từ bể nén bùn thu gom về bể thu gom để tiếp tục xử lý. Nước ra khỏi bể lắng sẽ tự
chảy qua bể khử trùng.
- Tại bể khử trùng nước thải sẽ trộn chung với dung dịch chlorine ngay tại đầu vào, sau thời
gian lưu thích hợp, dung dịch chlorine tiếp xúc và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong
nước thải, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
- CTR sinh ra từ hệ thống XLNT bao gồm rác thải từ lưới lọc rác, bùn hoạt tính, bùn cặn
sau ép khô được chuyển về bãi vệ sinh để cho thuê các đơn vị dịch vụ môi trường thu gom
vận chuyển đến bãi của khu vực để xử lý.
- Bể nén bùn: Bùn sinh ra trong quá trình lắng bùn hoạt tính ở bể lắng được bơm về bể nén
bùn. Tại bể nén bùn, quá trình lắng nén diễn ra để giảm thể tích bùn, lượng bùn nén sẽ
được hút định kỳ bằng xe hút bùn đem đi xử lý. Phần nước trên bề mặt sẽ được tuần hoàn
về bể thu gom để xử lý lại. Cuối cùng nước thải đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT thải ra
cống chung rạch Ông Lớn.

23
Hình 4.2: Phương án 2 - Bể SBR

24
 Thuyết minh về phương án 2:
- Nước thải sinh hoạt được tách riêng theo hệ thống thoát nước thải sau đó được dẫn về các
hố thu gom trên mạng lưới thoát nước chung và được bơm vể bể điều hòa. Nước thải sinh
hoạt khác (nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, giặt…) từ khu chung cư và khu dân cư chỉnh
trang đô thị sẽ được thu gom và dẫn về mạng lưới thoát nước thải chung của dự án và được
bơm về bể lắng đứng để loại bỏ các cặn lơ lửng. Từ bể lắng đứng nước thải tiếp tục được
bơm qua bể điều hòa.
- Bể điều hòa sẽ được cung cấp một lượng khí nhất định nhằm xáo trộn tránh hiện tượng
lắng cặn và phân hủy kỵ khí xảy ra trong bể này đồng thời điều hòa cả lưu lượng và nồng
độ nước thải.
- Sau khi qua bể điều hòa, nước thải tiếp tục được bơm qua bể xử lý sinh học SBR. Bể hoạt
động gồm 5 pha liên tục (Nạp, Phản ứng, Lắng, Tháo nước sạch và Chờ). Oxy được cung
cấp bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí để tăng cường oxy cho vi sinh vật sinh
trưởng và phát triển, oxy hóa các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng thành CO2, H2O, chuyển
hóa Nitơ hữu cơ thành NO3-. Hiệu quả xử lý BOD đạt 90-95%, khử hiệu quả N, P và SS…
- Thải bỏ bùn không nằm trong các pha hoạt động của SBR vì không có thời gian định cho
quá trình thải bỏ. Bùn thường được thải bỏ trong pha lắng hoặc pha chờ. Khối lượng bùn
và tần số thải bùn được quy định dựa vào hiệu quả xử lý mong muốn. Do quá trình sục khí
và lắng diễn ra trong cùng một bể nên không có bùn chết trong quá trình phản ứng.
- Nước thải được xử lý sinh học sẽ tiếp tục được khử trùng tại bể Khử trùng. Sử dụng hóa
chất khử trùng là Clo, để khử hết các vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
- Cuối cùng nước thải đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT.
4.3. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN
4.3.1. Tiêu chí lựa chọn:
- Nước thải sau xử lý đạt hiệu quả cao, đạt theo yêu cầu của tiêu chuẩn QCVN
14:2008/BTNMT cột B.
- Vận hành, quản lý, bảo dưỡng đơn giản, có tính ổn định cao và sử dụng lâu dài.
- Tiết kiệm diện tích xây dựng và chi phí xử lý.
4.3.2. Lựa chọn phương án
- Dựa vào các tiêu chí lựa chọn nên chọn công nghệ có các thiết bị dễ vận hành, ổn định
và sử dụng lâu dài nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đầu ra của nước thải theo QCVN.
- Qua 2 phương án trên, ta nhận thấy:
 Quy trình xử lý như nhau chỉ khác nhau ở cụm bể xử lý sinh học.
 Hiệu suất xử lý tương đối giống nhau.
 Hiệu quả nước thải đầu ra có chênh lệch nhưng không đáng kể.

25
- Vì vậy để lựa chọn được phương án tối ưu cần dựa vào ưu – nhược điểm của cụm bể xử
lý sinh học.
Bảng 4.3 : Bảng so sánh ưu nhược điểm bể Aerotank và bể SBR
Bể Aerotank Bể SBR

- Aerotank truyền thống là qui trình xử lý


sinh học hiếu khí nhân tạo các chất hữu - Quá trình xảy ra trong bể SBR
cơ dễ bị phân hủy sinh học được vi sinh tương tự như trong bể bùn hoạt tính
vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh hoạt động liên tục, chỉ có điều tất
Nguyên lý cả xảy ra trong cùng một bể.
dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
làm việc
- Qua đó sinh khối vi sinh ngày càng gia - Quá trình xử lý thực hiện lần lượt
tăng và nồng độ ô nhiễm của nước thải theo các bước:
giảm xuống. Không khí trong bể được Làm đầy → Phản ứng → Lắng →
tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy Xả cặn → Ngưng
sục khí bề mặt, máy thổi khí,..

- Không cần xây dựng bể lắng 1,


-Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.Hiệu lắng 2, aerotank hay thậm chí là cả
suất cao nên tăng được tải trọng BOD. Bể điều hòa.
-Loại bỏ được Nito trong nước thải. - Chế độ hoạt động có thể thay đổi
-Vận hành đơn giản, an toàn. theo nước đầu vào nên rất linh
Ưu điểm
-Thích hợp với nhiều loại nước thải. động.
-Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến - Giảm được chi phí do giảm thiểu
20% mà không phải gia tăng thể tích bể. nhiều loại thiết bị so với qui trình
cổ điển.
- Kiểm soát quá trình rất khó, đòi
hỏi hệ thống quan trắc các chỉ tiêu
tinh vi, hiện đại.
- Do có nhiều phương tiện điều
khiển hiện đại nên việc bảo trì bảo
dưỡng trở nên rất khó khăn.
-Tiêu hao nhiều năng lượng. - Có khả năng nước đầu ra ở giai
Nhược - Thể tích công trình lớn. đoạn xả ra cuốn theo các bùn khó
điểm - Cần phải có bể lắng II đi kèm phía sau. lắng, váng nổi.
- Do đặc điểm là không rút bùn ra
nên hệ thống thổi khí dễ bị nghẹt
bùn.
- Nếu các công trình phía sau chịu
sốc tải thấp thì phải có bể điều hòa
phụ trợ.

26
- Qua bảng nhận xét trên ta chọn phương án 2 là sử dụng bể Aerotank trong xử lý. Tuy bể
Aerotank sử dụng nhiều năng lượng nhưng xử lý được tới 90% lượng BOD và loại bỏ được
Nito trong nước thải, ít tạo mùi hôi. Bên cạnh đó, bể Aerotank dễ vận
hành hơn và thích hợp với nhiều loại nước thải hơn bể SBR. Bể Aerotank bắt buộc phải
có lắng II đi kèm nên chất lượng nước đầu ra sẽ tốt hơn khi xử lý bằng bể SBR.
- Vậy ta chọn phương án có xử lý bằng bể Aerotank để xử lý nước thải khu dân cư An Sinh
quận 8, TPHCM.
4.3.3. Hiệu suất của từng bể của công nghệ Aerotank
Bảng 4.4 Hiệu suất xử lý từng bể
Thông số Đầu vào Công trình Hiệu suất Đầu ra

COD(mg/l) 420 Song chắn rác thô 5 399

BOD5 (mg/l) 250 5 237,5

SS (mg/l) 223 5 211,85

Tỏng Nito (mg/l) 41,3 0 41,3

COD(mg/l) 399 Bể điều hòa 5 379,05

BOD5 (mg/l) 237,5 5 225,63

SS (mg/l) 211,85 0 211,85

Tỏng Nito (mg/l) 41,3 0 41,3

COD(mg/l) 379,05 Bể lắng 1 5 360,09

BOD5 (mg/l) 225,63 5 214,35

SS (mg/l) 211,85 20 169,48

Tỏng Nito (mg/l) 41,3 0 41,3

COD(mg/l) 360,09 Bể Anoxic 20 288,07

27
BOD5 (mg/l) 214,35 10 192,91

SS (mg/l) 169,48 0 169,48

Tỏng Nito (mg/l) 41,3 85 6,20

COD(mg/l) 288,07 Bể Aerotank 80 57,61

BOD5 (mg/l) 192,91 85 28,94

SS (mg/l) 169,48 0 169,48

Tỏng Nito (mg/l) 6,20 0 6,20

COD(mg/l) 57,61 Bể lắng 2 10 51,85

BOD5 (mg/l) 28,94 10 26,05

SS (mg/l) 169,48 85 25,42

Tỏng Nito (mg/l) 6,20 0 6,20

COD(mg/l) 51,85 Nước thải sau xử lý QCVN -


14:2008/BT
BOD5 (mg/l) 26,05 50
NMT
SS (mg/l) 25,42 100

Tỏng Nito (mg/l) 6,20 10

4.4. TÍNH TOÁN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH

28
4.4.1. Bể Aerotank

Hình 4.3: Mặt cắt bể Aerotank


(Nguồn: Google)
- Giả sử chất lơ lửng trong nước thải đầu ra là bùn hoạt tính, trong đó có 80% là chất dễ
bay hơi và 75% là chất có thể phân hủy sinh học.
- Trong cách tính này ta chọn aerotank xáo trộn hoàn toàn để tính toán thiết kế.
- Thể tích bể aerotank:

𝜃𝑐 . 𝑄. 𝑌. (𝑆0 − 𝑆) 10.400.0,75. (250 − 27,41)


𝑊= = = 119,24𝑚3 ≈ 80𝑚3
𝑋. (1 + 𝐾𝑑 . 𝜃𝑐 ) 3500. (1 + 0,06.10)

Chọn W = 80(m3)
Trong đó:
 c: thời gian lưu bùn. Chọn c=10 ngày
 Q: lưu lượng trung bình ngày
 Y: hệ số sản lượng bùn, đây là một thông số động học được xác định bằng thực
nghiệm. Trường hợp thiếu số liệu thực nghiệm, đối với nước thải đô thị có thể lấy
theo kinh nghiệm của các nước như sau: Y= 0,4 – 0,8 mgVSS/mgBOD5. Chọn Y=
0,75 mgVSS/mgBOD5
 S0: BOD5 của nước thải dẫn vào aerotank.
 S: BOD5 của nước thải ra khỏi aerotank
 X: nồng độ chất lơ lửng dễ bay hơi trong hỗn hợp bùn hoạt tính. Đối với nước thải
sinh hoạt lấy X=3500mg/l
 Kd: hệ số phân hủy nội bào, đây cũng là một thông số động học được xác định bằng
thực nghiệm. Lấy Kd=0,06 ngày-1 đối với nước thải sinh hoạt

- Thời gian lưu nước của bể aerotank:

29
𝑊 120
𝜃= = ≈ 0,3 𝑛𝑔𝑎𝑦 = 7,2ℎ
𝑄 400

- Xác định lượng bùn thải:

𝑊𝑋 − 𝜃𝑐 𝑄𝑟𝑎 𝑋𝑟𝑎 120.3500 − (10.400.25,42) 3


𝑄𝑏 = = = 9,09 𝑚 ⁄𝑛𝑔𝑑
𝜃𝑐 𝑋 10.3500

Trong đó:
 W : Thể tích aerotank
 X : Nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn hoạt tính ở bể aerotank,X=3500mg/l
 Xra : nồng độ VSS ra khỏi bể lắng, Xra = 31,78mg/l x 0,8= 25,42 mg/l
 Qb : lưu lượng bùn thải
 Qra : lưu lượng nước thải ra khỏi bể lắng đợt II
- Nồng độ BOD20 của nước thải đầu vào và đầu ra:
BOD5 (vào) = BOD20 (vào) x 0,68  BOD20 (vào)=138,09(mg/l)
BOD5 (ra) = BOD20 (ra) x 0,68  BOD20 (ra) = 20,71 (mg/l)

 BOD hoàn toàn của chất rắn có khả năng phân hủy sinh học ở đầu ra là:
0,6x 31,78(mg/l) x 1,42 mg O2 tiêu thụ/mg tế bào bị oxy hóa =27,07mg/l
BOD5 của chất rắn lơ lửng ở đầu ra = 27,07mg/l x 0,68 = 18,41mg/l

 BOD5 hòa tan trong nước thải đầu ra: BOD5ht=20,71-18,41 = 2,3(mg/l)

 Khối lượng BOD20 cần xử lý mỗi ngày:


2,3 𝑘𝑔
𝐺 = (250 − ) . 400. 10−3 = 98,65 ⁄𝑛𝑔𝑎𝑦
0,68
 Tỷ số F/M:
𝐹 𝑆0 250
= = = 0,24𝑛𝑔𝑎𝑦 −1
𝑀 𝜃. 𝑋 0,3,3500

 Tải trọng thể tích:


𝑆0 . 𝑄 250.400 𝑘𝑔. 𝐵𝑂𝐷5
. 10−3 = . 10−3 = 0,84 ⁄𝑚3 . 𝑛𝑔𝑎𝑦
𝑊 120
- Diện tích aerotank trên mặt bằng:
𝑊 120
𝐹= = = 30𝑚3
𝐻 4
Trong đó: H là chiều cao công tác của aerotank, H=4m

- Tổng chiều dài các hành lang của aerotank:

30
𝐹 30
𝐿= = = 7,5𝑚
𝑏 4
Trong đó: b là chiều rộng của aerotank, chọn b=4m

- Chiều dài một hành lang của bể:


𝐿 7,5
𝑙= = = 1,9𝑚 ≈ 2𝑚
𝑁. 𝑛 1.4
N: số đơn nguyên,N=1 bể.
n: số hành lang trong mỗi đơn nguyên, n=4

 Chiều cao xây dựng bể aerotank:

𝐻 = 4 + 0,4 = 4,4𝑚 ≈ 4,5𝑚

Bảng 4.4: Kích thước bể Aerotank


Thông số Đơn vị Giá trị

Số bể Bể 1

Chiều cao m 4,5

Chiều dài m 7,5

Chiều rộng m 4

Thời gian lưu nước Giờ 7,2

4.4.2. Bể lắng II (bể lắng đứng)

Hình 4.4: Mặt cắt bể lắng đứng

- Thể tích bể lắng II:

31
𝑊 = 𝑄𝑚𝑎𝑥 . 𝑡 = 41,75.2 = 83,5 𝑚3

Chọn t=2 thời gian lắng ứng với Qmax.h


- Diện tích mặt cắt của ống trung tâm:
𝑄𝑡𝑡 700
𝑓= = = 0,27 𝑚2
𝑉𝑡𝑡 0,03.24.3600

Trong đó:

 f: diện tích mặt cắt ướt của ống trung tâm


 Qtt: Lưu lượng tính toán, kể cả lưu lượng bùn tuần hoàn
Qtt = (1 + ) x Q = (1 + 0,75) x 400 = 700 (m3/ngày)
 Với  : hệ số tuàn hoàn bùn ,  = 0.6 - 0.8 (Bài giảng kĩ thuật xử lý nước thải,
Th.S Lâm Vĩnh Sơn). Chọn  =0,75
 Vtt: tốc độ chuyển động của nước trong ống trung tâm, chọn Vtt = 30 mm/s
(TCVN 51-2008)
 Diện tích mặt cắt ướt mặt bằng của bể lắng:

𝑄𝑡𝑡 700
𝐹= = −3
= 16,20 𝑚2
𝑉 0,5. 10 . 24.3600
Trong đó:
 F: diện tích mặt cắt ướt mặt bằng bể lắng
 Qtt: lưu lượng tính toán, kể cả lưu lượng bùn tuần hoàn
 v: tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng, v = 0.5 mm/s (TCVN
51-84).
- Diện tích của bể lắng đứng thiết kế:
𝑆 = 𝑓 + 𝐹 = 0,27 + 16,2 = 16,47 𝑚2 ≈ 16,5 𝑚2
- Đường kính bể:

4. 𝑆
𝐷𝑏𝑒 = √ = 4,58 𝑚 ≈ 4,6 𝑚
𝜋

- Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng đứng:

ℎ𝑣𝑙 = 𝑣. 𝑡 = 0,5. 10−3 . 2.3600 = 3,6 𝑚

Trong đó:
 v: vận tốc lắng tính toán, v = 0.5 mm/s (TCVN 51 - 2008)
 t: thời gian lắng tính toán của bể lắng 2 sau Aerotank, t = 2h (TCVN 51 - 2008)

32
- Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng:

𝐷 − 𝑑𝑛 4,6 − 0,5
ℎ𝑛 = ℎ 2 + ℎ3 = . 𝑡𝑎𝑔(𝛼) = . 𝑡𝑎𝑔50 = 2,44𝑚
2 2
Trong đó:
 h2: chiều cao lớp trung hòa
 h3: chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể
 D: đường kính trong của bể lắng, D = 4,6 m
 dn: đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, chọn d = 0,5 m
 : góc nghiêng đáy bể lắng so với phương ngang, chọn = 550 (TCVN 51-2008)

 Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng:


𝐻 = ℎ𝑣𝑙 + ℎ𝑛 + ℎ𝑏𝑣 = 3,6 + 2,44 + 0,3 = 6,34 𝑚

Trong đó: hbv: chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0,3 m

33
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
 Kết luận
- Xử lý nước thải là một nhiệm vụ cơ bản trong công tác bảo vệ môi trường, nó có ý nghĩa
hết sức to lớn nhằm giữ gìn chất lượng nguồn nước phục vụ lâu dài và bền vững cho nhu
cầu phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên để thiết kế một hệ thống xử lý nước thải không
phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi phải qua một quá trình khảo sát và phân tích lâu dài
để có được những số liệu chính xác.

- Nước thải khu dân cư có hàm lượng chất dinh dưỡng và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học tương đối cao nên việc sử dụng phương pháp xử lý sinh học mang lại hiệu quả cao.
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, ưu điểm của phương pháp này là chi phí đầu
tư và vận hành thấp, phù hợp với điều kiện ở địa phương phường 6 Quận 8, không gây
độc hại môi trường xung quanh. Với chi phí giá rẻ hơn so với những công nghệ khác.
- Tuy nhiên, còn hạn chế là do thời gian phân hủy lâu nên cần có mặt bằng lớn để xây dựng
công trình. Nếu không quản lý tốt sẽ gây hư hỏng và ô nhiễm môi trường. Hợp tác chặt chẽ
với cơ quan môi trường trên địa bàn Quận 8. Từ đó kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề
môi trường khẩn cấp.
- Thông qua quá trình hoàn thành đồ án này, em đã có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt những
kiến thức về vấn đề xử lý nước thải. Từ đó hiểu được các phương pháp xử lý cùng nguyên
tắc để thiết kế một hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đi sâu vào
đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Do kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn
chế nên sai sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và
các bạn.

 Kiến nghị
- Tái sử dụng nước đã xử lý vào các mục đích khác nhằm phục vụ nhu cầu.
- Cần đầu tư và áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn để hệ thống ngày càng hoàn
thiện.
- Công nhận được tập huấn về kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật an toàn nhằm vận hành
tốt hệ thống và tránh sự cố.
- Trong quá trình vận hành các bể xử lý sinh học cần thường xuyên theo dõi và kiểm
tra để tạo điều kiện tối ưu cho VSV.
- Hệ thống xử lý nước thải được tính toán dựa trên cơ sở lý thuyết sẽ có phần không
chính xác. Vì vậy, khi hệ thống đi vào hoạt động thời gian đầu chúng ta điều chỉnh
những thông số tối ưu để hệ thống hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS. Lâm Minh Triết, “ Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp tính toán thiết kế
công trình”, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh - 2008;

[2] Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư An Sinh Quận 8, TPHCM.

[3] Lê Văn Cát (1999), Cơ sở hóa học và kỹ thuật xử lý nước, Nhà xuất bản Thanh niên
Hà Nội.

[4] Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng
Hà Nội.

[5] TCXDVN 33:2006 Cấp nước -Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết
kế

[6] TCXDVN 51 : 2008 thoát nước-mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết
kế.

[7] QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

35

Вам также может понравиться