Вы находитесь на странице: 1из 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT

TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG
BỘ MÔN TOÁN

BÀI THU HOẠCH

TỶ LỆ VÀNG VÀ HÌNH HỌC ỨNG DỤNG


TRONG MỸ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Giáo viên hướng dẫn : Ngô Hữu Tâm
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Thúy Phượng (MSSV:18159049)
2. Lê Thị Lan Trinh (MSSV:18159059)
3. Hoàng Hà Vi (MSSV: 18159065)
4. Võ Lê Linh Chi (MSSV: 18159006)
5. Trần Võ Thúy Nga (MSSV: 18159036)
MỤC LỤC
Contents
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
I. TỶ LỆ VÀNG TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI ..................................................................... 5
1. KÍCH THƯỚC CƠ THỂ CỦA CON NGƯỜI ...................................................... 5
2. CÁCH NHẬN BIẾT MỘT KHUÔN MẶT ĐẸP ........................................................ 9
II. HÌNH CHỮ NHẬT VÀNG ....................................................................................... 16
1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 16
2. DỰNG HÌNH: ................................................................................................... 16
3. ỨNG DỤNG: .................................................................................................... 17
III. NGÔI SAO VÀNG ( LÁ CỜ VIỆT NAM) .................................................................. 20
IV. HÌNH ELIP VÀNG .................................................................................................... 21
1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC ..................................................................................... 22
2. ỨNG DỤNG ..................................................................................................... 23
V. ĐƯỜNG XOẮN ỐC VÀNG ....................................................................................... 25
VI. HÌNH HỌC PHÂN DẠNG (FRACTAL GEOMETRY) ................................................ 28
1. SỰ RA ĐỜI VÀ KHÁI NIỆM VỀ HÌNH HỌC PHÂN DẠNG .............................. 28
2. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH HỌC FRACTAL ............................................................. 29
3. MỘT SỐ FRACTAL TRONG TỰ NHIÊN ......................................................... 30
4. MỘT SỐ QUY TẮC VẼ TRONG HÌNH HỌC FRACTAL .................................. 33
5. ỨNG DỤNG CỦA HÌNH HỌC FRACTAL......................................................... 34
VII. HÌNH HỌC ĐỒNG DẠNG (SIMILAR GEOMETRY) ................................................ 44
1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 44
2. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC....................................... 44
3. ỨNG DỤNG CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG .................................................... 45
VIII. TAM GIÁC VÀ TAM GIÁC VÀNG. ......................................................................... 46
1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................ 46
2. ỨNG DỤNG ...................................................................................................... 49
IX. TỈ LỆ VÀNG TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM........................................................... 53
1. Vai trò của tỉ lệ trong thiết kế. ........................................................................... 53
2. Ứng dụng của tỉ lệ vàng trong thiết kế sản phẩm. ............................................ 54

2
a) Tỉ lệ vàng trong hội họa. ............................................................................... 54
b) Tỉ lệ vàng trong thiết kế nội thất. ................................................................... 56
c) Tỉ lệ vàng trong các công trình kiến trúc ....................................................... 58
d) Thiết kế logo sử dụng tỉ lệ vàng .................................................................... 60
e) Thiết lập bố cục (layout) theo hình xoắn ốc .................................................. 62
f) Tỉ lệ vàng trong thiết kế thời trang ................................................................ 65
X. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .................................................................................... 66

3
LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) được xem là chuẩn mực cho mọi thiết kế hoàn hảo nhất, từ
đến Panthenon, Hy Lạp cho tới hình dáng vỏ ốc Anh Vũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng
hiểu rõ được tại sao tỷ lệ này lại xuất hiện "một cách tự nhiên" trên khắp thế giới đến
vậy.

Như chúng ta đã biết, tỷ lệ kích thước là tỷ số của hai kích thước hình học (ngoài tỷ lệ
về kích thước còn có các tỷ lệ khác như tỷ lệ màu sắc, ánh sáng...). Trong phần nguyên
lý thiết kế, tỷ lệ là một yếu tố quan trọng tạo nên tổng thể của một công trình kiến trúc
đẹp, một không gian nội thất hài hòa hay một sản phẩm mỹ thuật có điểm nhấn sáng
tạo. Khi xét đến tỷ lệ vàng, điều dường như bắt buộc đối với mọi nhà thiết kế đó là phải
hiểu rõ bản chất cũng như cách vận dụng tỷ lệ này nếu muốn có được một sản phẩm
tuyệt vời nhất.

Vậy tỉ lệ vàng là gì?

Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có "tỷ lệ vàng" nếu tỷ số giữa
tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với
đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ
cái Hy Lạp.

Trong thiết kế, tỷ lệ vàng giúp tác phẩm tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên, hay thường
biết đến với khái niệm "sự hài lòng thị giác". Vậy tại sao, nó lại có khả năng "kỳ diệu" đến
như vậy?
Theo giáo sư Adrian Bejan đến từ Đại học Duke (Bắc Carolina), mắt của chúng ta có
khả năng giải thích một hình ảnh ẩn chứa tỷ lệ vàng nhanh hơn so với các hình ảnh
khác (không có tỷ lệ này).
Bejan chỉ rõ rằng thế giới của một con vật – cho dù bạn là một người đang ở trong
phòng trưng bày nghệ thuật hay là một con linh dương trên thảo nguyên – luôn được
định hướng theo chiều ngang. Khi mắt con linh dương quét theo đường ngang này, về
cơ bản, nguy hiểm sẽ xuất phát từ hai bên hoặc từ phía sau chứ không phải từ phía
trên hay dưới (không theo chiều dọc). Do vậy, trường nhìn của nó cũng sẽ được phát
triển theo đó. Khi tầm nhìn được phát triển, các loài vật sẽ "thông minh hơn" và an toàn
hơn nhờ quan sát tốt hơn dẫn tới chúng cũng sẽ di chuyển nhanh hơn trước.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

4
I. TỶ LỆ VÀNG TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI
1. KÍCH THƯỚC CƠ THỂ CỦA CON NGƯỜI
Con người là một thực thể của tạo hóa. Con người đẹp một cách hoàn hảo. Đấy là
những điều kinh thánh vẫn nói. Cái đẹp của con người ở đây có lẽ là sự cân đối về vóc
dáng. Và nếu bạn tự tin, về bản thân, hãy cùng đọc những dòng sau đây và thử đo trên
chính cơ thể bạn, để khẳng định một lần nữa rằng: "Bạn thật sự đẹp".

 Chiều cao/đỉnh đầu đến đầu ngón tay = Ф


 Đỉnh đầu tới đầu ngón tay/đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = Ф
 Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/đỉnh đầu tới ngực = Ф
 Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/chiều rộng đôi vai = Ф
 Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/chiều dài cẳng tay = Ф
 Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/chiều dài xương ống quyển = Ф
 Đỉnh đầu tới ngực/đỉnh đầu tới gốc sọ = Ф
 Đỉnh đầu tới ngực/chiều rộng của bụng = Ф
 Chiều dài của cẳng tay/chiều dài bàn tay = Ф
 Vai đến các đầu ngón tay/khuỷu tay đến các đầu ngón tay = Ф
 Hông đến mặt đất/đầu gối đến mặt đất = Ф
 Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài
một sải tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 = Ф, thì đó là thân hình của các
siêu người mẫu.

5
 Tỷ lệ vàng trong cơ thể Nam và Nữ
Trong những năm qua, các nghệ sĩ và kiến trúc sư đã đi đến kết luận rằng tỷ lệ vàng là
hiện thân cho tỷ lệ lý tưởng của cơ thể con người. Sau đây là mười trong số những ví
dụ về các tỷ lệ vàng trong cơ thể con người.
1. Chiều cao từ đầu tới chân chia cho khoảng cách từ rốn tới chân.
2. Chiều dài cái đầu chia cho khoảng cách từ mắt tới cằm.
3. Khoảng cách giữa các ngón tay và khuỷu tay chia cho khoảng cách giữa các khoảng
cách giữa cổ tay và khuỷu tay.

6
4. Khoảng cách giữa đỉnh đầu và rốn chia cho khoảng cách giữa đỉnh đầu và vai.

5. Khoảng cách giữa rốn và đầu gối chia cho khoảng cách giữa đầu gối và gót chân.

6. Chiều rộng của hai răng trên phía trước chia cho chiều cao của họ.

7. Khoảng cách từ miệng đến các điểm trung tâm của lông mày chia cho chiều dài của
mũi.

 Tỷ lệ vàng trên khuôn mặt


8. Khoảng cách từ miệng đến các điểm trung tâm của lông mày chia cho chiều dài của
mũi.
9. Khoảng cách giữa hai đồng tử (các chấm đen ở trung tâm của mắt) chia cho khoảng
cách giữa hai lông mày.

10. Chiều rộng của môi chia cho chiều rộng của mũi
7
 Tỷ lệ vàng quyết định đến sự cân đối hài hòa của cả
khuôn mặt

8
2. CÁCH NHẬN BIẾT MỘT KHUÔN MẶT ĐẸP
Khuôn mặt: Khuôn mặt phải cân đối, hài hòa, ngũ quan thanh tú, đều đặn, không bị
lệch, móm. Ngũ quan đạt tỉ lệ chuẩn, tỉ lệ giữa mắt và miệng so với chiều dài khuôn mặt
bằng khoảng 1/3.

Mắt: Mắt và tỉ lệ khuôn mặt phải cân xứng, khoảng cách từ 2 mắt đến tai chưa bằng
nửa chiều rộng khuôn mặt. Đôi mắt tạo nên tỉ lệ vàng của khuôn mặt nam phải có chiều
dài 2 mắt bằng nhau, bằng khoảng cách giữa 2 mắt.

Trán: Vầng trán cao, rộng. Khoảng cách từ trán đến chóp mũi bằng 135 độ chính là
vầng trán mang tỉ lệ vàng.

Mũi: Mũi phải cao, sống mũi thẳng, đầu mũi tròn, cánh mũi thon gọn, 2 lỗ mũi nhỏ.
Chiều dài mũi bằng 1/3 chiều dài khuôn mặt, sống mũi cao.

Môi: Phần môi của khuôn mặt có tỉ lệ vàng phải hài hòa, không quá dày hay quá
mỏng, có độ cong vừa phải. Thông thường có số đo khoảng 8.2 mm là phù hợp.
Khoảng cách giữa 2 môi đạt từ 8 -11 mm thì được xem là chuẩn.

Trên thực tế, quan niệm về cái đẹp của mỗi người, mỗi quốc gia hay vùng miền sẽ khác
nhau. Do đó, tỉ lệ vàng của khuôn mặt nam chỉ dùng để đánh giá về những tiêu chuẩn
bên ngoài và không nhất thiết người mang khuôn mặt có tỉ lệ vàng là người đẹp nhất
trong mắt bạn.

9
Ví dụ như đàn ông phương Tây có khuôn mặt góc cạnh, mạng mẽ sẽ được đánh giá là
nam tính. Trong khi phương Đông thiên về những người đàn ông có khuôn mặt thư
sinh, nhẹ nhàng,ngũ quan thanh tú mới được xem là đẹp. Ngoài ra tỉ lệ vàng của khuôn
mặt nam cũng có thể được đánh giá qua một số tiêu chí khác như:

Tỉ lệ chuẩn từ đỉnh chân mày đến đỉnh trán và từ đỉnh chân mày đến đầu mũi là 1.8 – 2

Khoảng cách giữa 2 tròng mắt đen bằng khoảng cách 2 điểm cuối của khóe miệng.

Mày rậm, nhân trung rõ ràng.

Bạn có đang sở hửu 1 khuôn mặt đẹp?


1. Khuôn mặt

Một tỷ lệ vàng cho gương mặt hoàn hảo phải đáp ứng được:
– Khoảng cách giữa hai mắt tới tai chưa bằng một nửa chiều rộng gương mặt.

10
– Từ đỉnh trán đến đỉnh chân mày, từ đỉnh chân mày đến điểm cuối của đầu mũi, từ
điểm cuối của đầu mũi đến điểm cuối của cằm theo tỉ lệ 1.8 – 2- 1.6.

2. Đôi môi

Tiêu chuẩn một đôi môi đẹp phải dựa theo tỷ lệ: Môi trên
không quá dày nhưng cũng không quá mỏng, đáp ứng số đo
8.2mm. Môi dưới dày hơn môi trên một chút với tỷ lệ
9.1mm.Tỷ lệ môi này thích hợp để hình thành nên một đôi
môi căng mọng.

11
3. Chiếc mũi

Chiếc mũi là chi tiết được coi là quan trọng nhất trên gương mặt.
Một chiếc mũi đẹp sẽ làm gương mặt bạn trở nên hoàn hảo. Mũi
cần có độ cong tự nhiên từ sống mũi đến đầu mũi, chóp mũi tròn,
cánh mũi thon, lỗ mũi kín nhỏ.
Thông thường, tỷ lệ vàng cho một chiếc mũi đẹp phải tuân thủ
quy tắc: Chiều dài mũi bằng 1/3 chiều dài khuôn mặt, sóng mũi
cao từ 9 – 11mm.

12
4. Trán

Khoảnh cách từ trán đến chóp mũi trong 135 độ, tạo thành một
hình vòng cung chữ “S” mềm mại, tự nhiên. Không tạo cảm giác
trán bị lồi. Một vầng trán đẹp là vầng trán phẳng, mềm mại, hơi
nhô lên, không quá rộng cũng không quá dài.

13
5. Mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy một đôi mắt đẹp sẽ góp phần
giúp gương mặt hoàn hảo hơn

Để có tỷ lệ vàng cho khuôn mặt, bạn cũng cần có tỷ lệ đôi mắt đạt
chuẩn. Một đôi mắt long lanh phải tuân thủ:

– Chiều dài 2 mắt bằng nhau

– Chiều dài 2 mắt bằng khoảng cách giữa 2 mắt và bằng luôn cả
khoảng cách giữa 2 cánh mũi.

14
Khuôn mặt "đẹp hơn hoa" của chàng nghệ sĩ này chắc chắn sẽ khiến bạn chẳng
thể rời mắt mỗi khi nhìn ngắm. Anh hiện nằm trong số rất ít người có khuôn mặt
với tỷ lệ 1:1,618.

Mới đây, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng đã nghiên cứu và đưa ra phân tích
về gương mặt của 269 chàng trai nổi tiếng khắp châu Á. Và Jin là nhân vật hiếm hoi sở
hữu gương mặt đạt chuẩn tỉ lệ vàng. Các đường nét trên khuôn mặt của thành viên
BTS, cũng như tỷ lệ và khoảng cách các bộ phận như tai, mắt, mũi, miệng đều đạt tiêu
chuẩn lý tưởng là 1:1,618.

Từ lâu, tỷ lệ 1:1,618 được coi tỷ lệ vàng, dựa trên những tính toán với độ dày của môi
trên và môi dưới rồi độ dài hai môi, chiều dài mũi so với chiều dài khuôn mặt, độ cao
chóp mũi so với chiều dài mũi, tỉ lệ giữa độ dài mắt cũng như khuôn mặt, khoảng cách
giữa hai mắt…

Trên thế giới có rất ít người có khuôn mặt đạt được đủ mọi yêu cầu này. Trong các
cuộc thi hoa hậu, bảng tỉ lệ vàng được dùng để chọn ra người có khuôn mặt hoàn hảo
nhất.

15
II. HÌNH CHỮ NHẬT VÀNG
1. KHÁI NIỆM
Hình chữ nhật tỷ lệ vàng: Đó là các hình chữ nhật có cạnh dài chia cạnh ngắn bằng φ.
Có một sự liên hệ bản chất tự nhiên nào đó, các bố cục được trình bày trong các hình
chữ nhật với tỷ lệ vàng làm cho người xem có cảm giác thoải mái hài lòng hơn và cảm
nhận được bố cục hợp lý, đẹp hơn.
Hơn thế nữa các hình chữ nhật xếp theo dãy Fibonacci từ nhỏ đến lớn ta thu được
hình thể hiện dãy số và vẽ ra được một đường cong xoắn ôc. Đường cong xoắn ốc sinh
ra tỷ lệ vàng này bắt gặp rất nhiều trong tự nhiên.

Các hình chữ nhật có tỷ lệ vàng và đường xoắn ốc tỷ lệ vàng

2. DỰNG HÌNH:
Có thể dựng hình chữ nhật tỷ lệ vàng bằng thước kẻ và compa theo bốn bước cơ bản
sau:

 Dựng một hình vuông.


 Nối một đoạn thẳng từ trung điểm của một cạnh vuông đến một trong hai đỉnh
đối diện với cạnh đó.
 Sử dụng đoạn thẳng này làm bán kính của một đường tròn với trung điểm là tâm
để tìm được cạnh dài của hình chữ nhật.
 Sau đó dựng được đỉnh còn lại của hình chữ nhật.

16
3. ỨNG DỤNG:
Tỷ lệ vàng là một thành phần nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong toán
học, thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm
tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đền Parthenon. Chúng ta có thể thấy sự
hiện diện của Tỷ lệ vàng rất nhiều trong tự nhiên. Với thiết kế, TLV giúp tác
phẩm thiết kế của bạn tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn: “sự hài lòng thị
giác”.
 Trong thiết kế kiến trúc, mỹ thuật:
Công trình Parthenon

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại sử dụng Tỷ lệ vàng để xác định các mối quan hệ giữa chiều
rộng của một tòa nhà và chiều cao của nó, kích thước của hàng hiên và thậm chí là cả
vị trí của cấu trúc các cột. Kết quả cuối cùng là một tòa nhà mà chúng ta được nhìn
thấy hoàn toàn nằm trong các tỷ lệ.

17
Tác phẩm “Bửa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci cũng như nhiều nghệ sĩ khác qua các thời đại, đã sử dụng quy tắc
Tỷ lệ vàng để tạo ra tác phẩm tuyệt vời trường tồn cho đến ngày nay. Trong bửa tiệc,
các con số được sắp xếp thấp hơn hai phần ba (lớn hơn hai phần của Golden Ratio),
và vị trí của Chúa Gieesssu là hoàn toàn được vẽ bằng cách sắp xếp hình chữ nhật
theo tỷ lệ vàng trên vải.

 Trong thiết kế logo và nhãn hiệu:

18
Các nhãn hiệu, logo được thiết kế theo tỷ lệ vàng mang tính cân bằng về mặt thẩm mỹ,
tạo ra sự hài lòng về thị giác, tạo cảm giác thuận mắt, dễ nhìn.

 Trong thiết kế nội thất:

19
Tỷ lệ vàng trong thiết kế nội thất tạo sự cân băng hài hòa, chủ yếu tập trung vào hình
chữ nhật có tỷ lệ vàng, ứng dụng trong chế tạo đồ nội thát trong căn phòng, bài trí
tương quan tỷ lệ cao thấp, ngắn dài. Phân chia khu vực trang trí, để đồ nội thất trong
phòng,....

III. NGÔI SAO VÀNG ( LÁ CỜ VIỆT NAM)


KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN
Ngôi sao năm cánh hay sao năm cánh là hình tạo từ năm điểm của một hình ngũ
giác đều cùng với năm đường thẳng nối các đỉnh đó.
Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai
phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao
vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ. Khoảng cách
từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.
Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên
theo đầu cột treo Quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao
đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của Quốc
kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng
tươi."

20
21
IV. HÌNH ELIP VÀNG
1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC
 Elíp có hai trục đối xứng (AB, CD trên hình vẽ) vuông góc và cắt nhau tại tâm đối
xứng, cắt đường elip tại các trục lớn AB và nhỏ CD. Nửa chiều dài của các trục
này được gọi lần lượt là bán trục lớn (a) và bán trục nhỏ (b). Khoảng cách từ tâm
e-líp đến mỗi tiêu điểm được gọi là bán tiêu cự (c).
 Trong một elíp ta luôn có:

Độ dẹt của elíp (hay còn gọi là tâm sai hay độ lệch tâm của elíp) là tỉ số giữa tiêu cự và
độ dài trục lớn:

(0 ≤ e < 1)
e = 0 khi 2 tiêu điểm trùng nhau và hình elíp lúc bấy giờ là hình tròn.
Trong hệ trục tọa độ Descartes, hình elíp có thể được tạo thành bằng cách đem nhân
các tọa độ x của các tất cả điểm trên một đường tròn với một hằng số đồng thời không
thay đổi các tọa độ y của các điểm đó.
 Diện tích của hình e-líp với các bán trục a và b được tính bởi:

Một tính chất quang hình học của e-líp là: Nếu e-líp là một mặt gương cong thì một tia
sáng xuất phát từ một tiêu điểm của e-líp sau khi đến mặt cong sẽ phản xạ và đi
qua tiêu điểmcòn lại.
Hình elíp là một dạng của tiết diện hình nón: nếu mặt của hình nón được cắt bởi một
mặt phẳng không cắt mặt đáy, đường giao nhau của hình nón và mặt phẳng đó được
gọi là một hình elíp. Muốn xem cách chứng minh cơ bản, đọc bài "Khối cầu Dandelin".

22
2. ỨNG DỤNG
 Trang trí nội thất, kiến trúc

 Thư viện trường có hình elip

23
 Logo Toyota

Logo của Toyota có 3 hình bầu dục. Hai hình elip cắt nhau với ngụ ý về khách hàng và
sản phẩm và tầm quan trọng của mối quan hệ đó. Vòng tròn ngoài cùng là thế giới và
môi trường kinh doanh toàn cầu. Nếu nhìn kỹ hơn chúng ta có thể thấy lưới tọa độ có tỉ
lệ vàng. Lưới tọa độ Phi φ đã tạo ra các tỉ lệ vàng thú vị

24
 Logo Viettel

Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng cội nguồn, lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn.
Hình tượng này thể hiện Viettel luôn luôn biết lắng nghe trân trọng và cảm nhận những
ý kiến của mọi người – khách hàng, đối tác và các thành viên của Tổng cong ty như
những các thể riêng biệt. Đây cũng chính là những nội dung của cẩu hiệu (slogan) của
Viettel: Hãy nói theo cách của bạn.
Nhìn logo Viettel, ta thấy có sự chuyện động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được
thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lướn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tích logic, luôn luôn
sáng tạo liên tục đổi mới.
Khối chữ Viettel đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn thương hiệu Viettel
là luôn lấy con người làm trọng tâm trong sự phát triển, luôn quan tâm đến khách hàng,
chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai
sát cánh của các thành viên trong Tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà
chung Viettel

V. ĐƯỜNG XOẮN ỐC VÀNG


Khi đường xoắn ốc Lôgarit tiếp xúc trong với các cạnh của một chuỗi các hình chữ nhật
vàng liên tiếp thì nó được gọi là Đường xoắn ốc vàng.
Nhà toán học Vi Hart cho biết, những hình dạng tương tự Đường xoắn ốc vàng trong tự
nhiên rất phong phú, nổi bật nhất là vỏ ốc, sóng biển, mạng nhện và thậm chí là đuôi
tắc kè hoa.

25
 Thiên hà Messier 83, cách Trái Đất 15 triệu năm ánh sáng, có hình dạng

giống hệt với Đường xoắn ốc vàng

 Đường xoắn ốc vàng được biểu hiện qua đuôi tắc kè hoa

26
 Nhiều loại vỏ ốc, như vỏ ốc sên và ốc anh vũ, là những ví dụ hoàn hảo của
Đường xoắn ốc vàng

 Phần đỉnh của con sóng biển có dạng xoắn ốc

27
VI. HÌNH HỌC PHÂN DẠNG (FRACTAL GEOMETRY)
1. SỰ RA ĐỜI VÀ KHÁI NIỆM VỀ HÌNH HỌC PHÂN DẠNG
Hình học Euclid được giới thiệu là các hình đa giác, hình tròn, hình đa diện, hình cầu,
hình nón,…Hơn hai nghìn năm qua hình học Euclid đã có tác dụng to lớn đối với nền
văn minh nhân loại, từ việc đo đạc ruộng đất đến vẽ đồ án xây dựng nhà cửa, chế tạo
vật dụng và máy móc, từ việc mô tả quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời đến
mô tả cấu trúc của nguyên tử. Tuy nhiên, qua hình học Euclid ta nhìn mọi vật dưới
dạng “đều đặn”, “trơn nhẵn”. Với những hình dạng trong hình học Euclid ta không thể
hình dung và mô tả được nhiều vật thể rất quen thuộc xung quanh như quả núi, bờ
biển, đám mây, nhiều bộ phận trong cơ thể như mạch máu…là những vật cụ thể cực kỳ

không đều đặn không trơn nhẵn mà rất xù xì, gồ ghề. Ví dụ ta không thể trả lời được bờ
biển Phú Quốc dài bao nhiêu? Nếu dùng cách đo hình học quen thuộc dù thước đo có
nhỏ bao nhiêu đi nữa ta cũng đã bỏ qua những lồi lõm giữa hai đầu của thước đo ấy,
nhất là chỗ bờ đá nhấp nhô. Và với thước đo càng nhỏ ta có chiều dài càng lớn và có
thể là vô cùng lớn.

28
B.Mandelbrot đã đưa ra thuật ngữ Fractal khi ông khảo sát những hình hoặc hoặc
hiện tượng không có đặc trưng về độ dài, ông cho rằng: “Các đám mây không phải hình
cầu, các ngọn núi không phải hình nón”. Từ những cảm nhận trực quan này, năm 1982,
nhà toán học Mandelbrot đã nảy sinh ý tưởng về sự tồn tại của môn “Hình học của tự
nhiên”, Fractal Geometry.

Lewis Richardson B.Mandelbrot

2. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH HỌC FRACTAL


Cho đến giờ các nhà khoa học chưa thể đưa ra được khái niệm chính xác nhưng ta có
thể hiểu tổng quát như sau “Một hình phân dạng là một hình “gai góc lởm chởm” hoặc
một hình có một dạng hình học nào đó, có thể được chia ra thành nhiều mảnh nhỏ, mỗi
mảnh nhỏ - dù ở kích cỡ nào – đều đồng dạng (hoặc gần như đồng dạng) với toàn thể
hình”. Ví dụ một cây sẽ có nhiều cành, và mỗi cành lại có nhiều cành khác…vì vậy nếu
ta cắt một cành ra thì ta sẽ thấy nó rất giống với toàn bộ thân cây. Đặc điểm này của
Fractal được gọi là tính tự đồng dạng (self-similarity)
Lý thuyết hình học Fractal được xây dựng dựa trên 2 vấn đề lớn được quan tâm ở
những thập niên đầu thế kỷ 20. Các vấn đề đó bao gồm:
Tính hỗn độn của các quá trình phát triển có quy luật trong tự nhiên
Sự mở rộng khái niệm số chiều và độ đo trong lý thuyết hình học Euclid cổ điển
Một hình phân dạng thường có những tính chất sau:
Có cấu trúc rất tinh tế ở bất cứ kích cỡ nào. Mỗi thành phần của hình thì đồng dạng với
toàn thể hình

29
Có hình dạng rất bất thường, phức tạp, mà hình học Euclid thông thường không dễ
dàng mô tả được
Có thể được tạo dựng bởi phép truy hồi (recursive) hay phép lặp lại (iteration) từ một
hình đơn giản
Có số chiều không phải là số nguyên (non-integer dimension, fractional dimension)

3. MỘT SỐ FRACTAL TRONG TỰ NHIÊN:

Fractal ở đuôi công

30
Fractal ở phổi người

Fractal trong đường bờ biển

Fractal trong tia sét

31
Fractal ở nụ hoa hướng dương Fractal ở sen đá

Fractal ở bắp cải tím Fractal ở vỏ ốc sên

32
4. MỘT SỐ QUY TẮC VẼ TRONG HÌNH HỌC FRACTAL
 Tam giác Sierpinski

 Bông tuyết Koch

 Đường cong Koch

33
 Khối lập phương Menger/ Sierpinski

5. ỨNG DỤNG CỦA HÌNH HỌC FRACTAL


 Trong đồ họa máy tính
34
Cùng với sự phát triển vượt bậc của máy tính cá nhân trong những năm gần đây,
công nghệ giải trí trên máy tính bao gồm các lĩnh vực như trò chơi, anmation
video… nhanh chóng đạt tới đỉnh cao.
Công nghệ này đòi hỏi sự mô tả các hình ảnh của máy PC với sự phong phú về chi
tiết và màu sắc với sự tốn kém rất lớn về thời gian và công sức. Những vấn đề khó
khăn đó hiện nay đã được giảm nhẹ nhờ các mô tả đơn giản nhưng đầy đủ của lý
thuyết Fractal về các đối tượng tự nhiên. Với hình học phân hình khoa học máy tính có
trong tay một công cụ mô tả tự nhiên vô cùng mạnh mẽ. Ngoài các ứng dụng trong lĩnh
vực giải trí, hình học phân hình còn có mặt trong các ứng dụng tạo ra các hệ đồ hoạ
trên máy tính.
Các hệ này cho phép người sử dụng tạo lập và chỉnh sửa hình ảnh, đồng thời cho
phép tạo các hiệu ứng vẽ rất tự nhiên hết sức hoàn hảo và phong phú, ví dụ hệ phần
mềm thương mại Fractal Design Painter của công ty Fractal Design. Hệ này cho phép
xem các hình ảnh dưới dạng hình hoạ véctơ cũng như sử dụng các ảnh bitmap như
các đối tượng. Các ảnh bitmap hiển thị hết sức nhanh chóng, thích hợp cho các ứng
mang tính tốc độ, trong khi các ảnh véctơ mất nhiều thời gian hơn để trình bày trên
màn hình (vì phải được tạo ra bằng cách vẽ lại) nhưng tốn rất ít vùng nhớ làm việc. Do
đó ý tưởng kết hợp ưu điểm của hai loại đối tượng này sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian
cho người sử dụng các hệ phần mềm này trong việc tạo và hiển thị các ảnh có độ phức
tạp cao.

35
 Trong kiến trúc
36
Fractal đã được áp dụng cho nhiều cấu trúc tổ hợp trên mặt đứng để thể hiện sự hài
hòa giữa hai yếu tố: sức mạnh và cân bằng. Một số ví dụ rất tuyệt vời của Fractal có
thể được nhìn thấy phổ biến trong kiến trúc cổ điển ở nhiều nơi trên thế giới như: Nhà
thờ Reims và Saint Paul, Pháp; Castel del Monte ở Ý và cung điện ở Venice của
Ý…Ngoài ra, phân dạng Fractal còn xuất hiện trong các ngôi đền cổ ở châu Á, châu
Phi,…

Castel del Monte

37
Cung điện Versailles
Không chỉ tạo hình độc đáo, về mặt xây dựng, hình học Fractal còn tạo nên những
cấu trúc vô cùng chặt chẽ và mạnh mẽ. Tháp Eiffel hay kim tự tháp Sierpinski là những
minh chứng về tác dụng thực tiễn xây dựng của kiến trúc Fractal. Nhờ Fractal ta có
những thiết kế mạnh mẽ và hiệu quả giảm thiểu được trọng lượng của công trình.

38
Một số ứng dụng Fractal trong thiết kế kiến trúc:

Đấu trường Roma

Fractal trong thiết kế cầu thang

39
Fractal dùng trong thiết kế các chi tiết trong nhà thờ

Ngày nay, Fractal còn được ứng dụng trong thiết kế nhà hàng tạo
nên không gian bắt mắt thu hút khách hàng

40
 Trong công nghệ nén ảnh

Cơ sở hình học Fractal cũng đã được ứng dụng trong công nghệ nén ảnh một cách
hiệu quả thông qua các hệ hàm lặp (IFS)

Nén ảnh Fractal sử dụng tính chất tự đồng dạng của các đối tượng ảnh để thể hiện
sự lặp lại của các chi tiết. Kỹ thuật nén sẽ tính toán để chỉ cần lưu trữ phần gốc ảnh và
quy luật sinh ra ảnh

 Trong các tác phẩm nghệ thuật gốm


41
Nữ nghệ nhân gốm Ireland, bà Nuala O’Donovan đã thành công trong việc hướng
phong cách nghệ thuật của mình đến gần với thiên nhiên. Mỗi tác phẩm của bà bao
gồm vô số mô hình nhỏ, mô phỏng những sự vật bình dị nhất trong tự nhiên như cây
cối, hoa, bông tuyết, động vật,…Các mô hình ấy được gắn kết với nhau theo hình học
fractal, tạo cho tác phẩm dáng vẻ kỳ lạ nhưng vẫn hài hòa cuốn hút.

Khác với các sản phẩm gốm thông thường như lọ hoa, chén bát, tượng gốm…được
xây dựng trên trục đối xứng mẫu mực nhiều khi đến cứng nhắc, tác phẩm của nghện
nhân O’Donovan thể hiện nguyên tắc “đối xứng năng động” đầy sáng tạo. Khi quan sát
tác phẩm ở những góc độ khác nhau, ta sẽ bắt gặp những hình ảnh hoàn toàn khác.
Nhìn tổng thể, tác phẩm tựa như sự chắp nối ngẫu nhiên của các mảnh ghép nhỏ.
Nhưng khi chia mô hình tổng thể này ra thành những phần nhỏ hơn thì các mảnh ghép
trong đó vẫn đối xứng nhau.

42
43
VII. HÌNH HỌC ĐỒNG DẠNG (SIMILAR GEOMETRY)
1, KHÁI NIỆM
Đồng dạng là một khái niệm của hình học mà trong đó các hình có hình dạng và cấu
trúc giống nhau nhưng khác nhau về kích thước. Nói một cách chính xác hai hay nhiều
hình đồng dạng là kết quả của các phép biến hình hình học. Ví dụ các hình tự đồng
dạng có sẵn như tất cả các hình tròn đều đồng dạng với nhau, tất cả các hình
vuông đều đồng dạng với nhau, tất cả các tam giác đều đều đồng dạng với nhau nhưng
không phải với hình elip, chữ nhật, tam giác cân nào cũng đồng dạng với nhau

2, CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC


 Đối với tam giác thường

là kí hiệu đồng dạng, nó giống một dấu ngã ngược và đúng ra nó là chữ S nằm
ngang. Nhưng nếu viết S đứng thì sẽ dễ gây nhầm lẫn với các kí hiệu khác nên người
ta làm ngang chữ S.

Việc đưa ra các trường hợp đồng dạng dựa trên cách quy về định nghĩa.

Hai tam giác bất kì được gọi là đồng dạng với nhau khi và chỉ khi
chúng thỏa mãn một trong các trường hợp sau:

1.Cạnh- Cạnh- Cạnh (c.c.c)

nếu ta có với k là hệ số tỉ lệ

2.Cạnh-Góc-Cạnh (c.g.c)

nếu ta có và có góc hợp bởi 2 cạnh kể trên tương ứng của 2 tam
giác bằng nhau, ở đây là góc B và góc B'.

3.Góc-Góc (g.g)

nếu ta có A=A' và B=B' thì 2 tam giác đồng dạng, vì theo Định lý tổng 3 góc trong tam
giác thì hiển nhiên C=C

 Đối với tam giác vuông

44
1.Góc nhọn
Nếu 2 tam giác vuông có 2 góc nhọn tương ứng bằng nhau thì chúng được gọi là đồng
dạng với nhau vì đương nhiên trừ góc vuông ở cả hai tam giác vuông thì góc nhọn còn
lại đương nhiên phải bằng nhau.
2.Cạnh- cạnh
Nếu 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông này tương ứng tỉ lệ với 2 cạnh của tam giác
vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông ấy đồng dạng với nhau, vì trong tam
giác vuông góc xen giữa 2 cạnh ấy chính là góc vuông và chúng luôn bằng nhau.
3.Cạnh huyền- cạnh góc vuông
Nếu một cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tương ứng tỉ lệ
với cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông đó
đồng dạng với nhau. Định lý này có thể chứng minh bằng định lý Py-ta-go.

3, ỨNG DỤNG CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG


Tam giác đồng dạng ứng dụng cho việc đo độ cao của một điểm hay một khoảng cách
mà ta không tới được và vẽ hình đối đồng dạng. Hoặc dùng để chế tạo thước đo độ
dày.

45
VIII. TAM GIÁC VÀ TAM GIÁC VÀNG.
1.KHÁI NIỆM
Tam giác tỷ lệ vàng, hay tam giác vàng,[1] là một tam giác cân mà tỉ số của cạnh bên
chia cho cạnh đáy là tỷ lệ vàng:

Các tam giác tỷ lệ vàng có thể thấy ở hình khai triển của các đa diện 12 mặt đều
(regular dodecahedron) và đa diện 20 mặt đều (regular icosahedron).

Cũng tìm thấy các tam giác vàng trong ngôi sao năm cánh. Góc ở đỉnh của tam giác tỷ
lệ vàng bằng

Vì tổng các góc trong một tam giác bằng 180°, do đó hai góc ở đáy bằng 72°. [1] Tam
giác tỷ lệ vàng cũng xuất hiện ở đa giác đều 10 cạnh, bằng cách nối hai đỉnh cạnh nhau
bất kỳ về tâm của hình tròn ngoại tiếp thập giác đều. Điều này bởi vì: 180°(10-
2)/10=144° là góc bên trong của thập giác đều và chia đôi nó thu được giá trị của góc
đáy tam giác tỷ lệ vàng 144°/2=72°.[1]

Tam giác tỷ lệ vàng cũng là tam giác duy nhất có tỷ số các góc của nó bằng tỉ số
2:2:1.[2]

46
Tam giác tỷ lệ vàng. Tam giác cân có hai cạnh với tỷ số a:b bằng tỷ lệ vàng φ.

Tam giác tù tỷ lệ vàng (Golden gnomon).

Đường xoắn ốc logarit

47
Tam giác tỷ lệ vàng nội tiếp đường xoắn ốc logarit.

Tam giác vàng được ứng dụng để dựng đường xoắn ốc logarit (logarithmic spiral). Kẻ
đường phân giác của một góc cạnh đáy, góc tại đỉnh hợp bởi đường phân giác này và
cạnh bên của tam giác ban đầu tạo thành góc đáy của một tam giác tỷ lệ vàng
mới.[3] Quá trình kẻ đường phân giác có thể thực hiện vô số lần, tạo ra vô số các tam
giác tỷ lệ vàng. Đường xoắn ốc logarit tạo thành bằng cách nối các đỉnh của những tam
giác tỷ lệ vàng này lại (xem hình). Đường xoắn ốc này cũng còn được gọi là đường
xoắn ốc đều góc, do René Descartes đặt ra. "Nểu kẻ một đường thẳng nối từ cực đến
một điểm bất kỳ trên đường xoắn ốc, nó sẽ cắt đường này tại những góc bằng nhau". [4]

Tam giác tù tỷ lệ vàng

Đường phân giác tại góc bên của tam giác vàng tạo thành các tam giác Robinson: gồm
một tam giác vàng một tam giác tù tỷ lệ vàng (golden gnomon).

48
Mỗi cánh của một ngôi sao năm cánh là một tam giác tỷ lệ vàng. Nó cũng chứa năm
tam giác tù tỷ lệ vàng, với 2 đỉnh là hai đỉnh không cạnh nhau của ngôi sao năm cánh.

Có mối liên hệ gần gũi với tam giác tỷ lệ vàng là tam giác tù tỷ lệ vàng (gnomon, hay
cọc đo ở đồng hồ Mặt Trời), trong đó tỉ số của cạnh ngắn chia cho cạnh đáy dài bằng
nghịch đảo của tỷ lệ vàng. Tam giác tù tỷ lệ vàng cũng là tam giác duy nhất có tỉ số ba
góc của nó bằng tỷ lệ 1:1:3. Hai góc nhọn ở đáy bằng 36°, bằng với góc ở đỉnh của tam
giác tỷ lệ vàng.

Ở hình bên có hai cạnh AX và CX của tam giác tù tỷ lệ vàng đều bằng φ. "Tam giác tỷ
lệ vàng có tỉ số của cạnh bên chia cho cạnh đáy bằng tỷ lệ vàng φ, trong khi ở tam giác
tù tỷ lệ vàng tỉ số cạnh đáy chia cho cạnh bên bằng tỷ lệ vàng φ." [5]

Bằng cách kẻ một đường phân giác của góc đáy của một tam giác vàng sẽ thu được
một tam giác vàng nhỏ và một tam giác tù tỷ lệ vàng. Kết quả thu được cũng còn gọi là
các tam giác Robinson (một tam giác tù và một tam giác nhọn).[2] Tương tự, nếu chia
đều làm ba của góc tù ở tam giác gnomon thì sẽ thu được hai tam giác gnomon con và
một tam giác tỷ lệ vàng nhỏ hơn.

2.ỨNG DỤNG
Hai loại tam giác tỷ lệ vàng này có thể được sử dụng trong vấn đề lát gạch Penrose
(Penrose tiling, hay lát kín mặt phẳng bằng các hình con xếp không tuần hoàn).
Hình tam giác là hình tạo cho chúng ta cảm giác vững vàng thừng được thiết kế cho
các tập đoàn lớn, hoặc các ngành công nghiệp lớn. Ngoài ra, nhìn hình tam giác, chúng
ta có thể liên tưởng đến các biển báo giao thông. Vì thế, có thể sử dụng để gây sự chú
ý tới khách hàng.
Hình tam giác cũng có thể sử dụng để tạo nên một loạt các hình khối như núi non, lều,
tòa nhà hình chữ A. Nó nói lên tính năng phát triển thông qua ý nghĩa định hướng mạnh
mẽ của nó.
Khi thiết kế logo theo phong thủy, biểu tượng hình tam giác nên được lựa chọn cho
những người thuộc mạng Hỏa.
Dưới đây là những mẫu thiết kế logo hình tam giác của một số thương hiệu lớn:
 Google Drive

49
Google Drive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến vừa được Google trình làng vào đầu tháng 5
năm 2012, cho phép người dùng dễ dàng upload, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu lên
dịch vụ này.
Với Google Drive, người dùng có thể upload những dữ liệu quan trọng từ máy tính của
mình để tạo một bản sao và có thể download để sử dụng những dữ liệu này ở bất kỳ
đâu, thông qua máy tính có kết nối Internet.

 Delta

Delta Air Lines, Inc. (tên tiếng Anh của "Hãng hàng không Delta"; NYSE: DAL) là một
hãng hàng không Hoa Kỳ có trụ sở ở thành phố Atlanta, Georgia. Delta cung cấp các
tuyến bay quốc tế khắp thế giới: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, Trung
Đông và vùng Caribbean. Delta có hơn 332 điểm đến ở 57 quốc gia (chưa kể các điểm
đến bay theo thỏa thuận chia chỗ) trên 5 châu lục. Delta là hãng hàng không Mỹ duy
nhất bay đến châu Phi.

50
 AOL

AOL là viết tắt của America Online, là một công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu có
trụ sở tại Hoa Kì. công ty này thuộc quản lí của tập đoàn Time Warner.

 Qantas

Qantas là tên của hãng hàng không quốc gia của Úc và là hãng hàng không lớn thứ 11
thế giới. "QANTAS" là viết tắt của Queensland and Northern Territory Aerial Services.
Tổng hành dinh của công ty hiện được đặt tại Sydney, New South Wales, Úc

 Mitsubishi

51
Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki
(1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱
商会). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: "mitsu" có nghĩa là "ba" và "hishi" (sau đó trở
thành "bishi" ở từ giữa) có nghĩa là "củ ấu", loại củ có hình chữ thập, sau đó trở thành
biểu tượng nổi tiếng của Mitsubishi.

Ngoài ra trong thiết kế nội thất nhà bếp:

Nguyên tắc “tam giác vàng” trong thiết kế nội thất nhà bếp
Phải chú ý đến mô hình “Tam giác vàng” của phòng bếp: bồn rửa – bếp – tủ lạnh. Hãy
tạo không gian ở giữa khối tam giác sao cho sự di chuyển là thuận lợi nhất. Cần lưu ý
cho vị trí đặt bồn rửa. Bồn rửa phải được đặt ở vị trí sao cho tư thế đứng được thoải
52
mái nhất, phần trên đầu không được vướng đồ dùng tránh cản trở cho việc rửa bát.
Dù có bố trí như thế nào thì cũng phải đảm bảo khoảng cách giữa các điểm của tam
giác không nhỏ hơn 1m và không lớn hơn 2,5m. Kích thước phải thuận tiện cho việc di
chuyển trong suốt thời gian nấu nướng.

IX. TỈ LỆ VÀNG TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM


1. Vai trò của tỉ lệ trong thiết kế.
Các hình khối như hình vuông, hình chữ nhật, tam giác được các nhà khoa học nghiên
cứu về tỉ lệ các cạnh, các khối. Trước đây, ở thời kỳ Ai cập, các công trình xây dựng
cũng có những tỉ lệ mà khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên về tính chính xác của
nó. Hầu hết các công trình đều có kích thước lớn nhưng tỉ lệ thì không thay đổi. Nó tạo
ra vẻ đẹp lâu dài cho công trình. Qua đánh giá kích thước và tỉ lệ một cách tỉ mỉ, các
nhà khoa học đã nhận ra các tỉ lệ này có sự hiệu quả cao. Đó là tỉ lệ vàng.

Tỷ lệ kích thước đó là tỷ số của hai kích thước hình học (ngoài tỷ lệ về kích thước còn
có các tỷ lệ khác như tỷ lệ màu sắc, ánh sáng ...). Trong phần nguyên lý thiết kế thì tỷ lệ
là một yếu tổ quan trọng tạo nên tổng thể một công trình kiến trúc đẹp, một không gian
nội thất hài hòa, một sản phẩm mỹ thuật có điểm nhấn sáng tạo (Khi thiết kế nội
thất nhà bạn cần tham khảo mối tương quan này tại Luật cân xứng và tỷ lệ).

53
2. Ứng dụng của tỉ lệ vàng trong thiết kế sản phẩm.
a) Tỉ lệ vàng trong hội họa.

Leonardo da Vinci cũng như nhiều nghệ sĩ khác qua các thời đại, đã sử dụng quy tắc Tỉ
lệ vàng để tạo ra tác phẩm tuyêt vời trường tồn cho đến ngày nay. Trong bữa tiệc, các
con số được sắp xếp thấp hơn hai phần ba (lớn hơn hai phần của Golden Ratio), và vị
trí của Chúa Giêsu là hoàn toàn được vẽ bằng cách sắp xếp hình chữ nhật theo tỉ lệ
vàng trên vải.

54
Bức tranh Mona Lisa là một chuỗi các liên kết phức tạp giữa đôi mắt, sống mũi, miệng,
vầng trán và khoảng cách giữa 02 vai. Thú vị hơn nữa nếu chúng ta thực hiện một đồ
thị với điểm bắt đầu từ miệng của nàng Mona Lisa và điểm cuối là đôi bàn tay, chúng ta
sẽ có một hình vỏ ốc cắt ngang dọc. Vẫn cách thực hiện đồ thị đó (nhưng điểm cuối là
mép của bức tranh), chúng ta sẽ có một vỏ ốc cắt ngang khác bằng 1/3 hình vỏ ốc lớn
trên. Có lẽ lúc này bạn bắt đầu thực sự muốn ngắm bức tranh thêm một lần nữa!?

55
b) Tỉ lệ vàng trong thiết kế nội thất.

Trong thiết kế nội thất bạn có thể áp dụng tỷ lệ vàng để có được sự cần
bằng hài hòa, chủ yếu tập trung vào hình chữ nhật có tỷ lệ vàng. Tỷ lệ này
bạn có thể ứng dụng trong chế tạo các đồ nội thất trong căn phòng, bài trí
tương quan tỷ lệ cao thấp, ngắn dài. Phân chi khu vực trang trí, để đồ nội
thất trong phòng ...

56
57
c) Tỉ lệ vàng trong các công trình kiến trúc
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại sử dụng Tỉ lệ vàng để xác định các mối quan hệ giữa chiều
rộng của một tòa nhà và chiều cao của nó, kích thước của hàng hiên và thậm chí là cả
vị trí của cấu trúc các cột. Kết quả cuối cùng là một tòa nhà mà chúng ta được nhìn
thấy hoàn toàn nằm trong các tỷ lệ. Ngoài công trình đó còn có rất nhiều công trình
khác ứng dụng tỷ số vàng mang đến những kiến trúc ấn tượng với vẻ đẹp vượt thời
gian. Dưới đây là một số công trình được thiết kế kiến trúc theo tỷ số vàng.

58
59
d) Thiết kế logo sử dụng tỉ lệ vàng
Chúng ta không ngạc nhiên khi tìm thấy sự xuất hiện của φ (hệ số tỉ lệ vàng) trong thiết
kế logo. Hoặc bạn có thể tìm hiểu logo của thương hiệu nổi tiếng, để xem có áp
dụng tỉ lệ vàng không? Nhưng đừng quá sa vào nghiên cứu nhé, chỉ ở mức tìm hiểu
thôi. Rồi bạn sẽ nhận ra thấy tỉ lệ, mối quan hệ giữa hình dạng và đường thẳng với
nhau. Khi bạn biết cách áp dụng, chắc chắn thiết kế của bạn sẽ hoàn hảo hơn. Chúng
ta cùng xem một số logo thương hiệu nổi tiếng sử dụng tỉ lệ vàng để tạo ra sự hòa hợp
cân bằng tối đa cho logo.

60
* Logo của kênh khoa học National Geographic

Bạn có nhớ hình chữ nhật trong logo của kênh National Geographic? Bạn đã bao giờ tự
hỏi tại sao hình logo đơn giản như vậy lại có sự ấn tượng cao không? Câu trả lời là Tỉ
lệ vàng. Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật có tỉ lệ 1.61. Nó hoàn toàn phù hợp
với khẩu hiệu của chương trình là "thúc giục mọi người quan tâm về hành tinh của
chúng ta"

* Logo Pepsi

61
Hình logo mới của Pepsi đơn giản hiệu quả hơn. Logo có tính chất thúc giục mọi người
và rất đẹp. Nó trông giống như một Emoticon cười (Emotion Icon - Biểu tượng cảm
xúc) màu đỏ và màu xanh. Nhưng bạn có biết điều cơ bản nằm sâu bên trong của logo
Pepsi là tỉ lệ vàng không? Logo thương hiệu Pepsi được tạo ra bởi việc tổ hợp các
hình tròn theo tỉ lệ tương tác với nhau và nó tuân thủ Tỉ lệ vàng

*Logo Apple

Apple là một trong số ít các công ty không sử dụng tên thương hiệu trong logo của họ.
Mặc dù vậy logo Apple được thiết kế đã trở thành một biểu tượng công ty uy tín trên thế
giới. Logo rất cân bằng và những đường biên được tạo ra bởi các vòng tròn có đường
kính tuân theo chuỗi Fibonacci. Vậy Rob Janoff (nhà thiết kế logo chuyên nghiệp, người
đã tạo ra logo Apple) có cân nhắc đưa chuỗi Fibonacci vào trong thiết kế hay chỉ là sự
tình cờ? Người ta đã hỏi Janoff về tỉ lệ vàng, nhưng đến bản thân ông cũng thừa nhận
là chưa bao giờ cân nhắc đến.

e) Thiết lập bố cục (layout) theo hình xoắn ốc

62
Khi đường xoắn ốc Lôgarit tiếp xúc trong với các cạnh của một chuỗi các hình chữ nhật
vàng thì nó được gọi là Đường xoắn ốc vàng. Các đường chéo của các hình chữ nhật
vàng lại cắt hai vòng xoắn liên tiếp của đường xoắn ốc này theo tỉ lệ vàng.

* Biểu ngữ quảng cáo có sự góp mặt của nhiếp ảnh, nghệ thuật cắt dán minh họa và
một logo gợn sóng với không gian rỗng bên trong. Tỉ lệ vàng được sử dụng để xác định
kích thước và vị trí từng yếu tố để đảm bảo cho bìa ảnh được cân đối.

*Đơn vị thiết kế đến từ Singapore, Lemon Graphic đã thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
cho Terkaya Wealth Management. Chúng ta có thể thấy 3 yếu tố của thiết kế này - đại
bàng nhỏ, đoạn chữ, đại bàng lớn - tất cả đều vừa khít với tiêu chuẩn Tỉ lệ vàng.Bên
cạnh đó, con đại bàng nhỏ cũng lại được thiết kế “ăn rơ” với một tiêu chuẩn Tỉ lệ vàng
khác nữa.

63
*Nhìn lại trang National Geographic, bạn sẽ nhận thấy một logo thứ hai nhỏ hơn nằm
gần phía trung tâm của xoắn ốc. Đây là một nơi hoàn hảo để tăng gấp đôi sự nhận thức
hình ảnh bởi vì mắt chúng ta sẽ luôn vô thức hướng về phía này. Vô thức ư? Có lẽ là
vậy. Tỉ lệ vàng hoàn toàn có khả năng làm điều này.

64
f) Tỉ lệ vàng trong thiết kế thời trang
* Đối với áo ngắn.

Người thấp và gầy xem xét tốt nhất trong một bộ đồ với tỷ lệ 1/1. Điều này có nghĩa
những chiếc áo khoác và váy nên có cùng độ dài. Thậm chí tốt hơn nếu họ có cùng
màu. Áo khoác ngắn với phụ nữ gầy với tỉ lệ 1/3 tạo ra một sự tương phản với váy và
trực quan mọc dài chân. Còn những Cô gái thấp và đẫy đà sẽ nhìn tốt hơn trong những
trang phục với tỉ lệ 3/5 và 1/1 với váy dài đến đầu gối.

* Đối với áo dài

Áo khoác dài với tỷ lệ 7/8 và 3/1 tuyệt vời trên người có chiều cao (người đậm đà hoặc
gầy)

65
*Những bộ trang phục thắt eo.

Làm nổi bật hình dạng của bạn với các chi tiết thắt lưng trong quần áo làm bằng vải
mềm rủ mềm mại. Những người có chiều cao và gầy nên mặc các trang phục có tỉ lệ
sau đây: 1/1, 1/2, 1/3, 1/4. Tỉ lệ thanh lịch có thể được nổi bật hơn nữa với đường
ngang của peplums, dây thắt eo và cổ áo đồ sộ.

X. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

66
NGUỒN THAM KHẢO:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_gi%C3%A1c_t%E1%BB%B7_l%E1%BB
%87_v%C3%A0ng

https://tinhte.vn/threads/nhung-mau-thiet-ke-logo-hinh-tam-giac-an-tuong-
nhat.2493726/

https://www.webtretho.com/forum/f3357/tam-giac-vang-nguyen-tac-thiet-
ke-phong-bep-2627925/
http://marketingbox.vn/Thiet-ke-logo-theo-ti-le-vang.html

http://rgb.vn/ideas/explore/ti-le-vang-la-gi-va-cach-su-dung

http://www.ahd.com.vn/article/thiet-ke-noi-that/ty-le-vang-ung-dung-trong-thiet-ke-noi-
that-kien-truc-va-kieu-dang-my-thuat

https://tinhte.vn/threads/ty-le-vang-cong-thuc-tinh-toan-so-hoc-ma-nguoi-nghe-sy-da-
gui-vao-buc-tranh.2498338/

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B7_l%E1%BB%87_v%C3%A0ng

https://www.google.com.vn/search?q=t%E1%BB%89+l%E1%BB%87+v%C3
%A0ng+tr%C3%AAn+khu%C3%B4n+m%E1%BA%B7t+nam&safe=active&tb
m

https://www.google.com.vn/search?safe=active&source=hp&ei=wlfxW9z2Lcj_
8QW52IzABA&q=t%E1%BB%89+l%E1%BB%87+v%C3%A0ng+tr%C3%AAn
+c%C6%A1+th%E1%BB%83+ng%C6%B0%E1%BB%9Di&oq=t%E1%BB%8
9&gs_

67

Вам также может понравиться