Вы находитесь на странице: 1из 17

Mã số M 01

SỔ TAY Lần ban hành 00


CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 1 of 17

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Lần sửa Nội dung sửa đổi Ngày ban


đổi hành

Người lập Người kiểm tra Người duyệt


Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 2 of 17

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

I GIỚI THIỆU CÔNG TY 3

II MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG 4

III THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA 4

IV GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 5

1 Hệ thống tài liệu chất lượng 5

2 Trách nhiệm lãnh đạo 6

3 Xác định các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng 10

V GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 11

1 Chính sách môi trường 11

2 Hoạch định môi trường 11

3 Thực hiện và vận hành hệ thống 13

4 Kiểm soát hệ thống 15

5 Xem xét lãnh đạo 17


Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 3 of 17

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY


1. Giới thiệu chung về Công ty.
Công ty Cổ phần Lisemco 5 là thành viên của Lisemco, thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam
(LILAMA), được thành lập ngày 10 tháng 02 năm 2010 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
0201040073 do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp.
2. Thông tin liên hệ
- Trụ sở và nhà xưởng sản xuất: Km5 + 200, Quốc lộ 5, Hùng Vương, Hồng Bàng, Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313 - 850 500. Fax: 0313 - 522 556
- Website: http://lisemco5.com.vn Email:
- Tổng Giám đốc: Ông Vũ Kế Chương
3. Lĩnh vực hoạt động chính:
Công ty CP Lisemco 5 được thành lập với lĩnh vực hoạt động chính là Chế tạo nắp hầm hàng tàu và
gia công, chế tạo thiết bị kết cấu thép, với chiến lược là: “Xây dựng Công ty Cổ phẩn Lisemco 5
thành Đơn vị Chế tạo Nắp hầm hàng tàu xuất khẩu số 1 Việt Nam, tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu, chế tạo thiết bị, kết cấu thép, tham gia tổng thầu xây lắp các dự án nhà máy công
nghiệp và dân dụng trong toàn quốc. Tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác lớn của nước
ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu”.
4. Các đối tác chính.
Các đối tác chính của Lisemco 5 hiện nay là những Tập đoàn, Công ty danh tiếng như: Tập đoàn
Cargotec Finland Oy, Tập đoàn danh tiếng hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực chế tạo nắp hầm
hàng tàu; Tập đoàn Damen – Hà Lan; Công ty TNHH Sumitomo Mitsui; Công ty General Electric –
Mỹ, Công ty Catepillar – Mỹ; Công ty IHI; Công ty KOAM – Hàn Quốc; Công ty Speco – Hàn
Quốc; Công ty Shingdon – Hàn Quốc; Công ty Ebara; Công ty Glowtec; Công ty Hitachi Crane;
Công ty CP Xây dựng SongDa Jurong; Công ty Doosan Vina; Hyundai Vinashin ,…
5. Sơ đồ tổ chức
Xin tham khảo mục M-02 trong Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường của Công ty.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 4 of 17

II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG


1. Mục đích
Mục đích của cuốn sổ tay này là nhằm mô tả Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường đang
được triển khai và áp dụng tại Công ty Cổ phần Lisemco5
2. Phạm vi áp dụng
Cuốn sổ tay này được áp dụng đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý chất
lượng và môi trường của Công ty. Những quy định này được coi như một phần trong hệ thống
những quy định của Công ty và tuân theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO
14001:2004.

Hệ thống chất lượng và môi trường của Công ty được áp dụng đối với các phòng ban sau:
- Phòng Hành chính-Tổng hợp
- Phòng Nhân lực
- Phòng Kế toán
- Phòng Kế hoạch-Sản xuất
- Phòng KCS
- Phòng Thiết kế-Công nghệ
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Dự án
- Ban Quản lý máy
- Các phân Xưởng và các Đội thi công.

Hệ thống chất lượng và môi trường được áp dụng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh các
sản phẩm nắp hầm hàng tàu và gia công, chế tạo thiết bị kết cấu thép.

3. Ngoại lệ
Công ty xác định một số yêu cầu sau của tiêu chuẩn được coi là ngoại lệ đối với các hoạt động của
Công ty:
- Điểm 7.5.2 - ISO 9001:2008: Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung
cấp dịch vụ. Công ty coi yêu cầu này là ngoại lệ vì hiện tại Công ty không có quá trình đặc biệt,
mọi quá trình sản xuất của Công ty đều có thể kiểm tra xác nhận bằng cách theo dõi hoặc đo lường.
Khi có các hoạt động liên quan đến yêu cầu này, Công ty sẽ thiết lập các phương pháp kiểm soát
tương ứng.

III. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA


Áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa như trong TCVN ISO 9000:2000 và TCVN ISO14001:2005
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 5 of 17

IV. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Hệ thống tài liệu .


1.1 Giới thiệu chung
Công ty đã xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc thiết lập một hệ
thống các tài liệu liên quan được áp dụng trong toàn Công ty. Cấu trúc của hệ thống tài liệu như sau:
Tầng I:
- Chính sách Chất lượng ghi rõ chính sách của Công ty đối với việc duy trì và đảm bảo chất lượng
các dịch vụ Công ty cung cấp. Ban Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm ban hành, phổ biến và
cập nhật chính sách chất lượng. Chính sách chất lượng cũng nêu rõ các định hướng phát triển của
Công ty trong từng thời kỳ nhất định.
- Sổ tay tổng hợp đưa ra các giới thiệu tổng quát về cơ cấu, tổ chức, đồng thời mô tả hệ thống quản lý
chất lượng và các quá trình của Công ty. Đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm ban hành, phổ biến và
Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm phê duyệt tài liệu này.
- Mục tiêu chất lượng là các mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ được Ban Giám đốc Công ty thiết lập
một cách phù hợp với các định hướng phát triển đã được nêu rõ trong Chính sách chất lượng. Mục
tiêu chất lượng phải được Ban giám đốc ban hành một cách cụ thể, dễ hiểu và có thể đo lường được
hiệu quả thực hiện các mục tiêu đó.
- Các bản mô tả công việc phân định rõ các trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí liên quan trong
hệ thống một cách rõ ràng và hợp lý.
Tầng II:
Các quy trình chất lượng ghi rõ cách thức, phương pháp và các hướng dẫn đối với một hay nhiều
hoạt động trong một phòng/ bộ phận và/hay giữa các phòng/ bộ phận.
Tầng III:
Các Nội quy, Quy định, Tiêu chuẩn, Đặc tính kỹ thuật, các hướng dẫn được viết khi cần thiết và
được sử dụng trong việc mô tả các hoạt động được thực hiện trong một đơn vị để đảm bảo thống
nhất các hoạt động, ổn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các phòng/ bộ phận chịu trách nhiệm
cập nhật và thực hiện theo các tài liệu này.
Tầng IV:
Các hồ sơ, biểu mẫu, sổ sách là bằng chứng cho thấy việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
trong Công ty.
1.2 Kiểm soát tài liệu
Việc kiểm soát toàn bộ hệ thống tài liệu của Công ty được thực hiện theo Quy trình kiểm soát tài
liệu P-01.
1.3 Kiểm soát hồ sơ
Việc kiểm soát toàn bộ hồ sơ của Công ty được thực hiện theo Quy trình kiểm soát hồ sơ P-02.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 6 of 17

2. Trách nhiệm lãnh đạo


Lãnh đạo Công ty là Tổng Giám đốc. Ngoài các trách nhiệm khác Tổng Giám đốc còn có các trách
nhiệm sau:
2.1 Cam kết
Tổng Giám đốc phải cam kết thực hiện các công việc sau để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống
Chất lượng và thực hiện thường xuyên việc cải tiến hiệu lực của hệ thống :
- Tổ chức các cuộc họp hoặc các lần trao đổi nhằm truyền đạt với toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng cũng như các
quy định của pháp luật và chế định hiện hành.
- Thiết lập và ban hành Chính sách Chất lượng và Môi trường, trong đó nêu rõ các phương châm, các
cam kết, định hướng và mục đích của lãnh đạo Công ty.
- Thiết lập các mục tiêu Chất lượng và Môi trường để thực hiện các cam kết và phương châm đề ra
trong chính sách Chất lượng và Môi trường.
- Bổ nhiệm cán bộ chuyên trách phụ trách từng công việc cụ thể và quy định rõ những quyền lợi và
trách nhiệm của các cán bộ chuyên trách đó.
- Tổ chức các cuộc họp nhằm xem xét tính hiệu lực của hệ thống và đề ra các phương thức cải tiến.
- Xác định và chuẩn bị sẵn các nguồn lực cần thiết của công ty đề luôn luôn đáp ứng các yêu cầu
ngày càng tăng của khách hàng.
2.2 Xác định các yêu cầu của khách hàng
- Tổng Giám đốc đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự
thỏa mãn khách hàng.
- Qua quá trình hoạt động, một số yêu cầu chủ yếu của khách hàng đã được Công ty xác định và đáp
ứng như sau:
+ Đáp ứng tối đa các yêu cầu liên quan đến Chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh
và dịch vụ do Công ty cung cấp.
+ Tìm hiểu sâu các yêu cầu của khách hàng và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để luôn đáp ứng
được các yêu cầu đó.
+ Đưa ra một mức giá phù hợp.
+ Giữ đúng hoặc vượt tiến độ thực hiện sản xuất dịch vụ theo như cam kết trong hợp đồng.
+ Luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc hoặc kịp thời xử lý các khiếu nại hoặc phản hồi từ phía
khách hàng.
+ Cam kết giữ kín toàn bộ các thông tin liên quan hoặc tiếp nhận từ phía khách hàng.
2.3 Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Công ty đã thiết lập Chính sách Chất lượng và Mục tiêu Chất lượng phù hợp với từng thời kỳ phát
triển của Công ty và đáp ứng được cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Vui lòng tham khảo M-03:
Chính sách Chất lượng và M-05: Mục tiêu Chất lượng của Công ty.
2.4 Đề cử Đại diện lãnh đạo Chất lượng và Môi trường
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 7 of 17

Tổng Giám đôc Công ty chỉ định Ông Phạm Quân– Tổng Giám đốc đồng thời là Đại diện lãnh đạo
về Chất lượng và Môi trường thay mặt Ban Tổng Giám đốc Công ty giải quyết và xử lý các vấn đề
phát sinh và liên quan trong Hệ thống quản lý Chất lượng và Môi trường, ngoài các trách nhiệm
khác, Ông Phạm Quân có các trách nhiệm và quyền hạn bao gồm:
- Thiết lập, thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý Chất lượng và Môi trường trong toàn Công ty,
- Báo cáo Ban Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động của Hệ thống quản lý Chất lượng và Môi trường
và các đề xuất cải tiến hệ thống,
- Đảm bảo truyền đạt tới mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty nhận thức được tầm quan trọng
của việc đáp ứng yêu cầu khách hàng cũng như các quy định của Hệ thống quản lý Chất lượng và
Môi trường,
- Là người tiếp xúc với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề có liên quan đến hệ thống quản lý Chất
lượng và Môi trường.
- Đề cử nhân sự thích hợp thực hiện việc điều phối chương trình chất lượng và môi trường (theo các
bản mô tả công việc).
2.5 Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ
Tổng Giám đốc Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin nội bộ để đảm bảo các thông
tin được truyền đạt có hiệu quả trong Công ty. Các kênh thông tin nội bộ được xác định bao gồm:
- Thông qua bảng thông báo: Các thông tin được truyền đạt tới cán bộ công nhân viên thông qua
bảng thông báo của Công ty.
- Thông qua các kênh điện thoại/ fax/ Email: Các phòng đều được trang bị điện thoại cố định và được
liệt kê theo danh bạ điện thoại của Công ty. Mọi thông tin được truyền qua Email đều được truyền
trực tiếp đến từng cán bộ công nhân viên Công ty.
- Thông qua các cuộc họp: Các thông tin được truyền đạt tại các cuộc họp của Công ty và được ghi
lại trong các biên bản của các cuộc họp,
- Thông qua các văn bản: Các thông tin cũng được chuyển giao từ phòng ban này tới phòng ban khác
qua hình thức các văn bản theo như các quy định trong hệ thống.
2.6 Xác định các nguồn lực
Dựa trên các yêu cầu của khách hàng và nhằm mục đích duy trì một hệ thống quản lý hiệu quả,
Tổng Giám đốc Công ty đã xác định và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết như sau:
- Nhân lực: Công ty luôn coi trọng vấn đề con người trong mỗi hoạt động của Công ty. Mọi cán bộ
công nhân viên trong công ty đều được đào tạo và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và vận hành hệ thống một cách hiệu quả. Các cán bộ chuyên môn
trực tiếp thực hiện các công việc ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ đều được tuyển chọn theo
các tiêu chí chặt chẽ của Công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc. Xin tham khảo các quy trình
Đào tạo QP-01 và Tuyển dụng QP-02.
- Thiết bị, cơ sở hạ tầng: Công ty đã đầu tư một hệ thống các thiết bị và máy móc, nhà xưởng, kho
hàng, bến bãi, đường... đáp ứng được các yêu cầu sản xuất đối với các đơn đặt hàng lớn, nhỏ. Xin
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 8 of 17

tham khảo thêm các tài liệu: Quy trình đầu tư xây dựng cơ bản QP-11, đầu tư mua sắm QP-12,
quản lý thiết bị QP-17 và Hướng dẫn quản lý thiết bị văn phòng và phương tiện QI-02.
- Môi trường làm việc: Công ty chú trọng thiết lập một môi trường làm việc phù hợp với từng
phòng ban trong công ty. Đảm bảo các cán bộ công nhân viên có thể phát huy tối đa khả năng và
năng lực thực hiện các công việc được giao, cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ không những đáp
ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng mà còn vượt hơn cả sự mong đợi của họ. Xin tham khảo các
tài liệu trong Hệ thống quản lý môi trường của Công ty.
2.7 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng
Toàn bộ các quá trình liên quan đến việc cung cấp dịch vụ/ sản phẩm đã được ban lãnh đạo công ty
xem xét và hoạch định một cách chi tiết tại bảng 1 dưới đây.
Việc hoạch định nhằm đảm bảo Ban Tổng Giám đốc có thể kiểm soát được tối đa các quá trình
cung cấp dịch vụ đang được triển khai trong hệ thống và từ đó đề ra các biện pháp kiểm tra, đánh
giá phù hợp chất lượng của dịch vụ cung cấp tới khách hàng.
2.8 Họp xem xét lãnh đạo
Định kỳ một năm một lần, Ban Tổng Giám đốc sẽ tiến hành họp xem xét lãnh đạo nhằm đảm bảo
Hệ thống quản lý luôn thích hợp, thoả đáng và có hiệu lực. Nội dung cuộc họp sẽ xem xét đầy đủ
các nội dung sau:
- Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty.
- Kết quả của các cuộc đánh giá chất lượng.
- Phản hồi của khách hàng.
- Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.
- Tình trạng của các hành động khắc phục phòng ngừa.
- Các hành động tiếp theo từ cuộc xem xét lãnh đạo lần trước.
- Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến Hệ thống quản lý chất lượng.
- Các đề xuất cải tiến.
Kết thúc cuộc họp Ban Tổng Giám đốc sẽ đưa ra các quyết định và hành động liên quan đến:
- Cải tiến hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình của Hệ thống.
- Cải tiến sản phẩm của Công ty liên quan đến các yêu cầu của khách hàng.
- Nhu cầu về nguồn lực.
Tất cả nội dung cuộc họp được nghi vào Biên bản họp xem xét lãnh đạo, biểu mẫu PF-03-05.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 9 of 17

Bảng 1- Hoạch định các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng

CẢI TIẾN LIÊN TỤC HỆ THỐNG


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO

Hướng Chính Hoạch Trách Xem xét


vào sách chất định hệ nhiệm, của
K K
H khách lượng thống quyền
lãnh H
Á hàng quản lý hạn &
Á
C chất trao đổi đạo C
H lượng thông tin H

H H
À À
N QUẢN LÝ NGUỒN LỰC ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH
N
G VÀ CẢI TIẾN
G
Nguồn nhân lực
Theo dõi và đo lường
(Thoả mãn của khách hàng
Đánh giá nội bộ, Quá trình,
Sản phẩm, sản phẩm không
Cơ sở hạ tầng phù hợp)

Phân tích số liệu

Môi trường làm việc Cải tiến (hoạt động khắc


phục và phòng ngừa)

TẠO SẢN PHẨM


Xem Thiết kế, SX, Đóng
gia công, chế kiện,
xét Mua tạo nắp hầm
giao hàng
vật tư, hàng và các Lưu
yêu cầu sản phẩm cơ
nguyên kho
khách khí.
hàng vật liệu

Quản lý thiết bị đo lường


Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 10 of 17

3. Xác định các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
Công ty đã xác định các quá trình cần thiết trong Hệ thống quản lý chất lượng như mô tả trên bảng
1. Việc mô tả chi tiết các quá trình này được thể hiện qua các quy trình, tài liệu, hướng dẫn trong hệ
thống cụ thế như sau:
- Quá trình quản lý nguồn lực: xin tham khảo các Quy trình đào tạo QP-01, Quy trình tuyển dụng
QP-02, hướng dẫn quản lý thiết bị văn phòng, phương tiện QI-02.
- Các quá trình liên quan đến khách hàng: tiếp nhận yêu cầu khách hàng, lập hợp đồng, xử lý các
phản hồi, khiếu nại của khách hàng, tổ chức thăm dò khách hàng. Các quá trình này được thể hiện
chi tiết tại quy trình của phòng Kinh doanh gồm: Quy trình thiết lập hợp đồng QP-09, Quy trình xử
lý các vấn đề liên quan đến khách hàng QP-10.
- Quá trình thiết kế và phát triển: được thể hiện qua Quy trình thiết kế QP-16 của phòng Thiết kế.
- Quá trình mua hàng: được thể hiện qua Quy trình mua vật tư QP-07 của phòng Vật tư-Xuất nhập
khẩu.
- Qua trình sản xuất và cung cấp dịch vụ: từ tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, tổ chức sản
xuất, thi công đến bàn giao cho khách hàng được thể hiện qua Quy trình quản lý sản xuất QP-14,
Quy trình triển khai thi công tại công trường QP-15 và các hướng dẫn công việc.
- Quá trình kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường: được thể hiện chi tiết qua Quy trình kiểm soát
thiết bị đo lường QP-18 của phòng KCS.
- Quá trình đo lường, phân tích, cải tiến hệ thống quản lý: Để thực hiện quá trình này, Công ty triển
khai các cách thức sau:
+ Tổ chức đánh giá nội bộ hàng năm. Các phòng, ban sẽ đánh giá chéo nhau nhằm đảm bảo tính
khách quan và xác định các điểm không phù hợp của hệ thống. Xin tham khảo Quy trình P-03
+ Tổ chức kiểm soát các sản phẩm không phù hợp nhằm cách ly các sản phẩm không phù hợp
tránh chuyển giao nhầm cho khách hàng. Các đơn vị thường xuyên theo dõi các sản phẩm
không phù hợp, hàng tháng lập báo cáo về sản phẩm không phù hợp để từ đó tìm ra các biện
pháp cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xin tham khảo Quy trình P-05
+ Tổ chức thu thập các ý kiến phản hồi của khách hàng. Mọi ý kiến của khách hàng đều được
Công ty nghi nhận, phân tích kỹ lưỡng qua đó để hiểu được các yêu cầu của khách hàng và
biết được khách hàng có hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của Công ty hay không? Xin tham
khảo Quy trình QP-10
+ Thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa. Khi phát hiện các điểm không phù hợp từ
các hoạt động trên hoặc từ các khiếu nại của khách hàng. Công ty sẽ tiến hành xem xét để
điều tra nguyên nhân và đưa ra các hành động khắc phục, phòng ngừa nhằm trách lặp các
điểm không phù hợp đó. Chúng tôi mong muốn rằng, thông qua các hoạt động này chúng tôi
có thể hiểu được các điểm mạnh và tồn tại trong Hệ thống, qua đó thực hiện các cải tiến để hệ
thống phù hợp hơn. Xin tham khảo Quy trình P-04.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 11 of 17

IV. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.


1. Chính sách môi trường.
Ban lãnh đạo công ty sẽ lập nên chính sách môi trường của công ty trên cơ sở đảm bảo những nội
dung sau:
- Dựa trên quy mô, đặc điểm của các hoạt động, sản phẩm của Công ty và những tác động môi trường
tương ứng của chúng.
- Tuân thủ theo những qui định của pháp luật về môi trường cũng như xem xét những yêu cầu của các
bên liên quan khác.
- Làm cơ sở cho việc xây dựng và xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường.
- Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống môi trường.
- Chính sách môi trường phải được lập thành văn bản, được thực hiện, duy trì và được phổ biến cho
toàn bộ nhân viên trong Công ty.
- Chính sách này luôn sẵn có đối với công chúng.
- Chính sách môi trường sẽ được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt và công bố. Xin tham khảo mục
M-04 - Chính sách môi trường của Công ty.
2. Hoạch định môi trường
2.1 Khía cạnh môi trường
- Công ty đã thiết lập một qui trình nhằm xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản
phẩm và dịch vụ của mình có tác động đáng kể tới môi trường mà Công ty có thể kiểm soát, trong
đó sẽ:
+ Xác định rõ các cách thức, chuẩn cứ để quyết định các khía cạnh môi trường quan trọng.
+ Xác định các yêu cầu xem xét, sửa đổi và cập nhật các khía cạnh môi trường.
- Các khía cạnh môi trường được xác định sẽ làm cơ sở cho Công ty thiết lập nên các mục tiêu, chỉ
tiêu môi trường, các chương trình quản lý môi trường và các qui trình, qui định và thủ tục quản lý
môi trường. Xin tham khảo Quy trình kiểm soát các khía cạnh môi trường EP-01
2.2 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác
- Công ty sẽ đề ra các qui định về xác định và tiếp cận các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác
đối với các tác động môi trường của những khía cạnh đã được Công ty xác định. Các yêu cầu này sẽ
thường xuyên được cập nhật để phục vụ công tác quản lý môi trường của Công ty.
- Các phòng ban chuyên môn, bao gồm phòng Hành chính, phòng Nhân lực, phòng Kinh doanh,
phòng Kế hoạch-Sản xuất sẽ chịu trách nhiệm tiếp cận, thu thập các thông tin về các yêu cầu của
luật và yêu cầu khác từ phía các khách hàng ... Các yêu cầu này sẽ được phân loại, chọn lọc và được
trình cho Ban lãnh đạo xem xét quyết định. Những yêu cầu của luật sẽ được cụ thể hoá trong những
qui định, qui trình quản lý chất lượng của Công ty và được phổ biến cho nhân viên tuân thủ. Xin
thao khảo Quy trình xác định các yêu cầu luật định và yêu cầu khác về môi trường EP-02.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 12 of 17

2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường


Dựa trên chính sách môi trường và tương ứng với những khía cạnh môi trường đã được xác định,
Công ty sẽ lập ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình. Xin tham khảo mục M-06, M-07.
Các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường được phân thành hai loại:
- Các mục tiêu cho toàn Công ty: Mục tiêu này mang tính khái quát chung. Đại diện lãnh đạo về môi
trường sẽ lập các mục tiêu, chỉ tiêu chung cho toàn Công ty trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Sau khi
được duyệt Đại diện lãnh đạo sẽ phổ biến lại cho các Trưởng bộ phận tổ chức thực hiện.
- Các mục tiêu, chỉ tiêu của từng bộ phận:
+ Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường chung, các Trưởng bộ phận đề ra các mục tiêu và
chỉ tiêu cụ thể cho bộ phận mình. Khi lập, cần xem xét đến các điều kiện thực tế về kỹ thuật,
công nghệ sản xuất, ngăn ngừa ô nhiễm và xử lý chất thải hiện có, khả năng tài chính và quan
điểm của các bên hữu quan.
+ Sau đó, các bộ phận chuyển cho Đại diện lãnh đạo xem xét, tổng hợp lên Bảng mục tiêu, chỉ
tiêu tổng hợp. Trong khi xem xét, nếu có ý kiến gì, Đại diện lãnh đạo sẽ trao đổi lại ngay với
các bộ phận liên quan để thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.
+ Đại diện lãnh đạo về môi trường sau khi xem xét, sẽ chuyển cho Tổng Giám đốc phê duyệt
các mục tiêu, chỉ tiêu của các bộ phận.
+ Các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt sẽ được thông báo lại cho các bộ phận triển khai thực
hiện.
- Các Trưởng bộ phận theo đúng kỳ hạn đề ra cho từng mục tiêu, chỉ tiêu sẽ xem xét các kết quả thực
hiện của bộ phận mình, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục cho các mục tiêu, chỉ
tiêu không đạt được và đồng thời thông báo cho ban ISO. Trường hợp thay đổi các mục tiêu chỉ tiêu
thì Đại diện lãnh đạo phải báo cáo cho Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt. Việc sửa đổi phải theo
đúng trình tự nêu trên.
- Ban ISO sẽ tổng hợp các kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của các đơn vị. Đại diện lãnh đạo về
môi trường sẽ định kỳ xem xét kết quả thực hiện và đề xuất với Tổng Giám đốc việc lập mới, điều
chỉnh, sửa đổi các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho các giai đoạn tiếp theo.
2.4 Chương trình quản lý môi trường
- Tương ứng với các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường đã đề ra, Công ty sẽ xây dựng chương trình quản
lý môi trường trong đó qui định rõ các bước thực hiện cụ thể, tiến độ, trách nhiệm tương ứng và
nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trên.
- Để đạt hiệu quả cần thiết, khi thiết lập chương trình quản lý môi trường, Công ty sẽ xem xét các khả
năng thực tế về điều kiện công nghệ, tài chính, nhân sự và các kế hoạch quản lý khác nhằm tạo sự
thống nhất và hiệu quả trong quản lý.
- Các chương trình quản lý môi trường sẽ thường xuyên được soát xét lại bởi các Trưởng bộ phận, và
Đại diện lãnh đạo về môi trường nhằm đáp ứng sự thay đổi của các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
cũng như sự thay đổi trong các hoạt động môi trường của Công ty. Xin tham khảo quy trình EP-05
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 13 of 17

3. Thực hiện và vận hành hệ thống.


3.1 Trách nhiệm và quyền hạn
Xin tham khảo Các bản Mô tả công việc trong Sổ tay Chất lượng và Môi trường.
3.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực
- Công ty sẽ thực hiện giáo dục, đào tạo thích hợp cho tất cả những nhân viên tại các khu vực, bộ
phận có những tác động đáng kể hiện tại hoặc tiềm ẩn tới môi trường.
- Công tác đào tạo sẽ được Công ty qui định thống nhất trong qui trình về đào tạo để đảm bảo việc
đào tạo được thực hiện có kế hoạch và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và
của Công ty.
- Toàn bộ các hồ sơ ghi nhận hoạt động đào tạo sẽ được nhân viên chuyên trách lưu giữ theo đúng
các qui định của Công ty về lưu trữ hồ sơ, tài liệu. Xin tham khảo Quy trình đào tạo QP-01
3.3 Thông tin liên lạc
- Công ty sẽ, thông qua những qui trình, thủ tục cụ thể, duy trì một hệ thống thông tin liên lạc về môi
trường thông suốt nhằm đảm bảo sự liên kết giữa mọi cấp độ và đối tượng trong hệ thống quản lý
môi trường của Công ty, giữa Công ty với các bên hữu quan, và đồng thời tăng cường hiệu quả của
hệ thống quản lý môi trường.
- Các phương tiện và hình thức thông tin trong hệ thống môi trường:
+ Thông tin qua hệ thống mạng máy tính nội bộ, qua thư điện tử, qua điện thoại.
+ Thông tin qua các buổi họp, họp hàng tuần, họp giao ban, giao ca, thông tin trực tiếp.
+ Thông tin qua các thông báo, quyết định, báo cáo.
- Các vấn đề chính trong quản lý môi trường cần được thông tin liên lạc gồm:
+ Thông tin về hệ thống như: chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường ...
+ Các thông tin trong quá trình quản lý, giám sát, áp dụng hệ thống quản lý môi trường như:
thông tin về luật và các qui định liên quan, thông tin về các qui định, hướng dẫn, việc giám sát
đánh giá các hoạt động, thông báo và xử lý lỗi ...
+ Thông tin về kết quả hoạt động của hệ thống như: đánh giá nội bộ, đánh giá bên ngoài định
kỳ, kết quả xem xét định kỳ của lãnh đạo, kết quả triển khai các quyết định...
- Toàn bộ vấn đề được nêu chi tiết trong Quy trình trao đổi thông tin môi trường với các bên liên
quan EP-03.
3.4 Hệ thống tài liệu quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường của Công ty được lập thành văn bản và được áp dụng vào các hoạt
động thực tiễn trong Công ty. Hệ thống quản lý môi trường dạng văn bản của Công ty bao gồm:
- Sổ tay Chất lượng và Môi trường: Mô tả toàn bộ Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường căn cứ
theo chính sách môi trường và chất lượng đã ban hành, và phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn
quốc tế ISO 14001: 2004.
- Các qui trình hệ thống môi trường: bao gồm các qui trình quản lý môi trường mô tả và giải thích các
hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của chính sách môi trường đã ban hành.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 14 of 17

- Các quy định, hướng dẫn công việc, mẫu biểu, báo biểu: bao gồm các tài liệu hướng dẫn cách thức
thực hiện và phụ trợ chi tiết các hoạt động, các công việc cụ thể đã được đề cập trong các qui trình.
- Các loại hồ sơ môi trường: các ghi nhận hoặc kết quả của những hoạt động quản lý môi trường.
3.5 Kiểm soát tài liệu
Việc kiểm soát toàn bộ hệ thống tài liệu môi trường của Công ty được thực hiện theo Quy trình
kiểm soát tài liệu P-01. Các quy định đặt ra trong quy trình này đảm bảo phù hợp với các yêu cầu
trong tiểu chuẩn ISO 14001:2004.
3.6 Kiểm soát hoạt động
- Tất cả các hoạt động từ thiết kế, gia công, lắp ráp các sản phẩm cơ khí đến đóng kiện, giao hàng cho
khách hàng kể cả các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc… đều được Công ty kiểm soát
nhằm đảm bảo hạn chế và giảm thiểu các tác động hiện hữu hoặc tiềm ẩn của chúng tới môi trường.
Việc kiểm soát sẽ được Công ty thực hiện theo trình tự:
- Xác định các khía cạnh môi trường cần kiểm soát.
+ Trên cơ sở chính sách môi trường đã được công bố, Công ty sẽ tổ chức điều tra ban đầu để
xác định những hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ nào có những tác động hiện hữu hoặc tiềm
ẩn đến môi trường. Việc điều tra sẽ do các bộ phận thực hiện theo Quy trình EP-01
+ Sau khi tiến hành điều tra, các bộ phận đánh giá các tác động môi trường của những khía cạnh
đó, trong đó sẽ phân loại những khía cạnh thuộc phạm vi bao quát của luật và những qui định
tương ứng.
+ Các khía cạnh môi trường quan trọng, cần kiểm soát sẽ được Ban ISO xác định từ những đánh
giá tác động trên, dựa trên các chuẩn cứ đã đề ra. Đại diện lãnh đạo về môi trường sẽ xem xét
và phê duyệt các khía cạnh này.
+ Công ty xác định rõ những trường hợp cần xem xét, sửa đổi, xác định lại các khía cạnh môi
trường để đảm bảo cập nhật liên tục các khía cạnh cần kiểm soát.
- Kiểm soát hoạt động:
+ Tương ứng với những khía cạnh quan trọng đã xác định, Công ty sẽ lập thành văn bản và áp
dụng vào thực tế các qui định cho các hoạt động liên quan đến những khía cạnh này nhằm
đảm bảo chúng được thực hiện theo và đáp ứng đầy đủ các chính sách môi trường, mục tiêu
và chỉ tiêu môi trường đã định. Các qui định này bao gồm các qui trình quản lý, qui trình vận
hành, các hướng dẫn công việc, những nguyên tắc, chuẩn cứ cho các hoạt động và các tài liệu
liên quan khác.
+ Các loại hoạt động được bao quát trong các khía cạnh môi trường gồm có: Mua hàng, lưu
kho, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, hóa chất; Triển khai sản xuất; Sản xuất và bảo dưỡng
thiết bị; Hoạt động quản lý sản xuất, quản lý hành chính…
- Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xuất phát từ những sản phẩm, dịch vụ được Công ty
sử dụng mà Công ty có thể nhận biết được cũng sẽ được Công ty lập thành văn bản qui định yêu
cầu và cách thức kiểm soát các yếu tố này và thông báo tới các nhà cung cấp và bạn hàng liên quan.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 15 of 17

3.7 Sẵn sàng và đối ứng với tình trạng khẩn cấp
- Công ty xác định rằng những sự cố tiềm ẩn và những tình huống khẩn cấp có thể gây ra những tác
động nghiêm trọng đến môi trường và gây thiệt hại lớn cho nhân viên, Công ty và những vùng lân
cận, do vậy Công ty sẽ xác định rõ và lập thành văn bản các qui định về việc chuẩn bị sẵn sàng và
đối ứng với những tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn ngừa và giảm tới mức tối thiểu những tác động
và thiệt hại mà chúng có thể gây ra. Xin thao khảo Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp EP-04
- Công ty xác định những tình trạng sau là những tình trạng khẩn cấp: Hoả hoạn, rò rỉ hoá chất và các
chất độc hại như sơn, dung môi, dầu, mỡ…
- Các bộ phận chuyên trách quản lý hoặc sử dụng thiết bị, vật liệu liên quan đến các tình trạng này
phải lập các qui trình bằng văn bản về việc quản lý các thiết bị, đưa ra các kế hoạch chuẩn bị và đối
phó với các tình trạng khẩn cấp cụ thể, chuẩn bị đào tạo cho nhân viên các bộ phận khác về xử lý
các tình trạng khẩn cấp khi phát sinh.
- Trường hợp sau khi sự cố phát sinh, các qui định về chuẩn bị sẵn sàng và đối ứng với những tình
trạng khẩn cấp phải được các bộ phận liên quan xem xét lại và chỉnh sửa nếu cần, sau đó phải phổ
biến lại nhân viên Công ty biết và tuân thủ.
- Định kỳ bộ phận phụ trách về các vấn đề trên sẽ tổ chức huấn luyện đối phó với những tình trạng
khẩn cấp cho nhân viên Công ty, nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó của mỗi nhân viên.

4. Kiểm soát hệ thống môi trường.


4.1 Giám sát và đo đạc
- Công ty sẽ thực hiện các hoạt động đo đạc về mức độ ô nhiễm đối với các yêu tố môi trường quan
trọng nhằm:
+ Theo dõi kết quả, kiểm soát các hoạt động môi trường.
+ Đánh giá kết quả hoạt động quản lý môi trường so với các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu quản
lý môi trường đặt ra.
+ Thu nhận bằng chứng về những kết quả tuân thủ các luật và những qui định tương đương, các
yêu cầu, qui định của các bên hữu quan khác như khu công nghiệp, công ty mẹ, khách hàng,
của công chúng ....
- Công ty đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm quy định rõ các yếu tố, khu vực cần đo
đạc, phương pháp đo, tần suất đo…
- Kết quả các hoạt động đo đạc sẽ được các bộ phận liên quan ghi nhận hồ sơ theo đúng các qui định
của Công ty.
4.2 Đánh giá sự tuân thủ.
- Định kỳ , Công ty sẽ tiến hành đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu luật cũng như các yêu cầu khác mà
công ty tán thành. Xin tham khảo Quy trình EP-02.
- Các bộ phận liên quan sẽ tiến hành đánh giá và báo cáo cho Đại diện lãnh đạo. Đại diện lãnh đạo
xem xét, tập hợp trình Tổng Giám đốc quyết định các biện pháp ứng phó nếu có. Các hồ sơ đánh giá
đều được Đại diện lãnh đạo lưu giữ.
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 16 of 17

4.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa.
Bất kỳ sự không phù hợp nào được phát hiện khi tiến hành các hoạt động liên quan đến môi trường
hay trong lần kiểm tra, đo đạc, đánh giá định kỳ, nhân viên và trưởng bộ phận liên quan phải căn cứ
vào những mục dưới đây để tiến hành biện pháp khắc phục, phòng ngừa:
- Khi phát hiện ra sự không phù hợp, người phát hiện phải lập tức ghi nhận lại và thông báo cho bộ
phận chuyên trách về môi trường và các bộ phận liên quan. Đối với những khiếu nại, phàn nàn từ
các bên hữu quan thì phòng Hành chính phải ghi nhận bằng văn bản và báo cáo cho Thư ký ISO
hoặc Đại diện lãnh đạo.
- Bộ phận chuyên trách và các Trưởng bộ phận liên quan phải làm rõ nguyên nhân gây ra sự không
phù hợp.
- Bộ phận liên quan phải đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự không phù hợp, lập kế hoạch
tiến hành và chỉ đạo nhân viên dưới quyền thực hiện. Với những phàn nàn, khiếu nại từ các bên hữu
quan, Đại diện lãnh đạo về môi trường phải xem xét, xử lý.
- Các Trưởng bộ phận phải kiểm tra kết quả thực hiện, báo cáo cho Thư ký ISO hoặc Đại diện lãnh
đạo về môi trường xem xét, phê duyệt. Những sự không phù hợp chưa được khắc phục thì phải trình
bày rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp tiếp theo. Đối với những phàn nàn, khiếu nại của các bên hữu
quan thì Đại diện lãnh đạo phải thông báo kết quả bằng văn bản cho các đối tượng này.
4.4 Hồ sơ môi trường
Các hồ sơ về môi trường được lưu giữ và kiểm soát theo quy định tại Quy trình kiểm soát hồ sơ P-
02 nhằm chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu qui định và sự hoạt động có hiệu quả của Hệ
thống quản lý môi trường của Công ty.
4.5 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
- Định kỳ mỗi năm một lần, công ty sẽ tổ chức đánh giá nội bộ về môi trường để đảm hệ thống được
áp dụng đầy đủ, hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
- Đại diện lãnh đạo về môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức chuẩn bị và thực hiện các cuộc
đánh giá môi trường nội bộ:
+ Chuẩn bị đầy đủ kế hoạch đánh giá, thông tin liên lạc trước với các bộ phận được đánh giá và
thành lập các đoàn đánh giá.
+ Tiến hành đánh giá theo đúng kế hoạch và nội dung đã lập.
+ Xem xét, phê duyệt các kết quả đánh giá, chỉ đạo việc theo dõi đánh giá.
- Việc đánh giá sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đánh giá chéo nhau. Các đánh giá viên không đánh
giá công việc của đơn vị mình và đều được đào tạo qua khóa chuyên gia đánh giá nội bộ.
- Mọi hồ sơ của quá trình đánh giá đều được lưu giữ lại theo quy định.
- Xin thao khảo Quy trình đánh giá nội bộ P-03
Mã số M 01
SỔ TAY Lần ban hành 00
CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày ban hành 1/6/2011
Trang 17 of 17

5. Xem xét của lãnh đạo


- Một năm một lần Ban lãnh đạo sẽ tiến hành xem xét lại việc thực hiện Hệ thống quản lý môi trường
nhằm đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống. Việc xem xét sẽ do Tổng Giám
đốc hoặc người được uỷ quyền thực hiện qua các cuộc họp xem xét hoặc qua các báo cáo môi
trường tổng hợp định kỳ.
- Đại diện lãnh đạo về môi trường báo cáo về các kết quả thực hiện các hoạt động thuộc hệ thống
quản lý môi trường của Công ty.
- Lãnh đạo công ty sẽ xem xét các vấn đề sau:
+ Chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường.
+ Các nguồn nhân lực, vật lực.
+ Cấu trúc, sự phù hợp và tính hiệu quả của hệ thống môi trường.
+ Thông tin về yêu cầu của luật và các bên liên quan. Các thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ
thống.
+ Các kết quả đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài. Các báo cáo về sự không phù hợp, hành
động khắc phục và phòng ngừa.
+ Khả năng cải tiến hệ thống môi trường.
+ Các hành động tuân thủ theo các quyết định của Lãnh đạo ở những lần xem xét trước.
- Ban lãnh đạo sẽ đưa ra các kết luận liên quan đến những nội dung được xem xét và các kết luận này
phải đảm bảo sự đầy đủ, phù hợp và cải tiến liên tục hệ thống.
- Đại diện Lãnh đạo về môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát các bộ phận thực hiện quyết định
của Ban lãnh đạo. Mọi vấn đề của cuộc họp xem xét sẽ được ghi vào biên bản họp xem xét lãnh đạo
PF-03-05. Các phản hồi, quyết định của Tổng Giám đốc sau khi xem xét báo cáo môi trường tổng
hợp sẽ được Thư ký ISO chuyển cho các bộ phận để thực hiện và sẽ được lưu giữ lại phù hợp với
Quy trình kiểm soát hồ sơ.

Вам также может понравиться