Вы находитесь на странице: 1из 7

KIẾN THỨC VĂN 10

*TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM


I.VHDG
1. Khái niệm: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của
quá trình sáng tác tập thể, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
2. VHDG có 12 thể loại:
+ Thần thoại: Tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự
nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của
con người thời cổ đại.
+ Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố
lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
+ Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn
theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối
với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đòng cư dân của một vùng. Bên
cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có
chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo
và lạc quan nhân dân lao động.
+ Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn
dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc
những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
+ Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể
về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích
giải trí, phê phán.
+ Tục ngữ: Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân.
+ Câu đố: Bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những
hình ảnh hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện
tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.
+ Ca dao: Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng,
được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
+ Vè: Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự
việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự.
+ Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con
người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
+ Chèo: Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi
những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
3. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
+ VHDG có tính dị bản
+ Quá trình truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian
-VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
+ VHDG do một người khởi xướng.
+ Nội dung và nghệ thuật phù hợp với số đông người lao động
+ Tính tập thể đồng nghĩa với tính vô danh.
4. Giá trị cơ bản của VHDG:
- VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
- VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn
học dân tộc.
II. Văn học viết.
Chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ.
Hệ thống thể loại:
-Từ thế kỉ X - thế kỉ XIX ( Văn học trung đại ).
- Từ thế kỉ XX – nay ( Văn học hiện đại ).
* Văn học trung đại ( TKX-TKXIX ).
a) Các giai đoạn phát triển: Có 4 giai đoạn.
- Thế kỉ X - hết thế kỉ XIV.
- Thế kỉ XV - hết thế kỉ XVII.
- Thế kỉ XVII - nửa đầu thế kỉ XIX.
- Nửa cuối thế kỉ XIX.
b) Những đặc điểm lớn về nội dung của VHTĐ:
- Chủ nghĩa yêu nước:
+ Gắn liền với tư tưởng: “ Trung quân ái quốc”
+ Nội dung:
-:- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.
-:- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
-:- Tự hào trước chiến công thời đại.
-:- Tự hào trước truyền thống lịch sử.
-:- Biết ơn, ca ngợi những hi sinh vì đất nước.
-:- Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Chủ nghĩa nhân đạo:
+ Lòng thương người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Khẳng định, đề cao con người.
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
-Cảm hứng thế sự.
c) Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của VHTĐ:
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nước ngoài.
* ĐỌC HIỂU - TIẾNG VIỆT.
1. Xác định phương thức biểu đạt.
Phương thức Nội dung
Tự sự Trình bày diễn biến sự việc.
Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Nghị luận Trình bày ý kiến, đánh giá, bàn luận.
Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp.
HC - CV Trình bày ý muốn, quyết định nào đó.
2. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ
Phong cách Nhận biết
Nghệ thuật Có tên văn bản, tác giả tác phẩm.
Sinh hoạt Có sử dụng các ngôn ngữ nói hằng ngày.
Báo chí Trích dẫn tên báo cuối bài.
Chính luận Đề cập đến các vấn đề chính trị, thời sự nóng bỏng.
Hành chính Có tên đơn, quốc hiệu tiêu ngữ.
Khoa học Cung cấp một kiến thức chính xác.
3. Xác định nội dung văn bản.
4. Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng
Biện pháp Tác dụng
Tu từ về Điệp âm Tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu
ngữ âm Điệp vần
Điệp thanh
Tu từ về So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động
từ đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, có tâm trạng và có hồn
Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô động, có giá trị biểu đạt
cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc
Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý
vị, sâu sắc
Nói giảm, Giảm sự đau thương, mất mát
nói tránh
Phóng đại Tô đậm ấn tượng
Tương Tạo sự bất ngờ, thú vị
phản
Chơi chữ Tạo sự hấp dẫn, sinh động
Tu từ về Im lặng Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng động cảm xúc
ngữ pháp Lặp cú Nhấn mạnh, khẳng định vấn đề
pháp
Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc
Chêm xen Bổ sung thêm
Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng
Câu hỏi tu Bộc lộ cảm xúc
từ
Đối Tạo sự cân đối
5. Xác định phép liên kết trong văn bản.
Phép liên kết Nội dung
Phép lặp Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên Sử dụng ở câu sau những từ ngữ đồng/ trái nghĩa với câu trước
tưởng
Phép thế Sử dụng ở câu sau các từ ngữ thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối Sử dụng ở câu sau từ ngữ biểu thị quan hệ ( nối kết ) câu trước
6. Xác định các thao tác lập luận.
Các thao tác Nội dung
Giải thích Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp
người khác hiểu dụng ý của mình
Phân tích Chia tách đối tượng, SVHT thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu
xem xét kĩ càng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng
Chứng minh Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ,
một ý kiến thuyết phục lòng tin người khác
Bác bỏ Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng
đắn và bảo vệ ý kiến, lập trường đúng của mình
Bình luận Bàn bạc đánh giá vấn đề, SVHT…đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu… để nhận
thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động
đúng
So sánh Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự
vật để chỉ ra những nét giống và khác nhau.
7. Xác định cách lập luận của đoạn văn/kết cấu.
Kết cấu Nội dung
Diễn dịch Làà phương phàá p trìành bàà y yá tưà luàậậ n điểể m suy rà càá c luàậậ n cưá (Tưà yá
tổể ng quàá t suy rà yá cuậ thểể ).
Quy nạp Làà phương phàá p trìành bàà y yá tưà càá c luàậậ n cưá ruá t rà nhưững nhàậậ n điậnh
tổể ng quàá t, ruá t rà luàậậ n điểể m (Tưà càá c yá cuậ thểể ruá t rà nhàậậ n điậnh chung).
Tổng phân hợp Làà đổàậ n nghiậ luàậậ n cổá càá ch triểể n khài yá tưà luàậậ n điểể m suy rà càá c luàậậ n
cưá, rổồ i tưà càá c luàậậ n cưá khàẳ ng điậnh làậ i luàậậ n điểể m.
Song hành Làà càá ch làậậ p luàậậ n trìành bàà y yá giưữà càá c càậ u ngàng nhàu (Càá c càậ u đểồ u làà
luàậậ n cưá)
Tam đoạn luận Làà suy luàậậ n đi tưà hài mểậậ nh đểồ đểể tiểế n đểế n mổậậ t kểế t luàậậ n tàế t yểế u đàữ
ngàồ m chưáà trổng hài mểậậ nh đểồ đổá
8. Đặt nhan đề cho văn bản.
9. Xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.
10. Nêu cảm nhận về nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản.
11. Nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng.
12. Xác định kiểu câu và nêu tác dụng.
Kiểu câu Tác dụng
Câu theo Tường thuật Dùng để kể
mục đích Cảm thán Bộc lộ cảm xúc
nói Nghi vấn Dùng thể hỏi
Khẳng định Dùng để nhận định
Phủ định Dùng để bác bỏ ý khẳng định
Câu theo Đơn Duà ng đểể thểể hiểậậ n mổậậ t muậ c đìách nổá i nàă ng nàà ổ đổá
cấu trúc Ghép/Phức Thể hiện một ý có mối quan hệ chặt chẽ với ý của
ngữ pháp những vế khác
Đặc biệt Bộc lộ cảm xúc
13. Cách trả lời câu hỏi đồng tình hay không đồng tình.
Tôi đồng tình/không đồng tình với ý kiến trên và lí giải vì sao, đưa ra ít nhất 2 lí do và viết
thành đoạn văn.
14. Cách trả lời câu hỏi theo tác giả.
Bám sát vào văn bản tìm câu trả lời trích ra.
15. Cách trả lời câu hỏi theo anh/chị.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản rồi đưa ra quan điểm của bản thân
*TÁC GIẢ
I. Phạm Ngũ Lão ( 1255-1320)
- Quê ở Hưng Yên.
- Là người văn võ toàn tài, con rể của Trần Hưng Đạo.
- Có công lớn trong cuộc kháng chiến Nguyên – Mông.
- Còn lại 2 tác phẩm: Tỏ lòng và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại
Vương.
II. Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491-1585)
- Quê ở Hải Phòng
- Làm quan dưới triều Mạc sau cáo quan về lập quán Trung Tân, xây am Bạch Vân, lấy
hiệu Bạch Vân cư sĩ.
- Có lối sống thanh cao. Trí tuệ uyên thâm, còn được gọi là Trạng Trình.
III. Lí Bạch (701-762)
- Là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Trung Quốc được mệnh danh là “thi tiên”.
- Để lại cho đời khoảng 1000 bài thơ
IV. Đỗ Phủ (712-770)
- Là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới. Được mệnh
danh là ‘thi thánh’ .
- Thơ của ông được gọi là ‘thi sử’ - lịch sử bằng thơ.
V. Nguyễn Trãi ( 1380-1442)
- Hiệu Ức Trai
- Là 1 bậc anh hùng dân tộc, 1 danh nhân VHTG
- Là 1 nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc:
+ Quân trung từ mệnh tập ‘ có sức mạnh của 10 vạn quân’
+ Đại cáo bình Ngô án ‘thiên cổ hùng văn’.
+ Quốc âm thi tập.
VI. Nguyễn Du (1765-1820)
- Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Có 249 bài chữ Hán:
+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài.
+ Nam trung tạp ngâm: 40 bài.
+ Bắc hành tạp lục: 131 bài
-Chữ Nôm có tác phẩm Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát.
* Văn tự sự
1. Viết bài văn tự sự theo cốt truyện có sẵn.
- Các yếu tố cơ bản:
+ Sự việc
+ Nhân vật
+ Cốt truyện
+ Người kể ( Ngôi 1/3 )
-Dàn ý:
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện theo các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
+ Kết thúc câu chuyện.
+ Cảm nghĩ của bản thân về nhân vật hoặc chi tiết đặc sắc có ý nghĩa.
2. Viết bài văn tự sự theo chủ đề sinh hoạt đời thường.
- Giới thiệu chủ đề.
- Thời gian/ địa điểm diễn ra
- Diễn biến
- Suy nghĩ của bản thân. Bài học rút ra.
3. Viết bài văn tự sự theo tưởng tượng, hư cấu.
- Xác định đối tượng cần kể.
- Xây dựng các sự việc, chi tiết tình huống một cách hợp lí
- Tưởng tượng các sự việc, các hoạt động của nhân vật trong 1 không gian, địa điểm cụ thể
- Kể lại theo 1 trình tự hợp lí.
* Văn nghị luận
1. Nghị luận xã hội
a) Nghị luận về hiện tượng đời sống
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích vấn đề
- Phân tích, bàn luận
+ Thực trạng/biểu hiện
+ Nguyên nhân, hậu quả ( tiêu cực )
+ Ý nghĩa, tác dụng, phê phán biểu hiện sai lệch ( tích cực )
- Bài học rút ra và hành động của bản thân
b) Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Giới thiệu vấn đề.
- Giải thích vấn đề.
- Phân tích mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch.
- Bài học rút ra
2. Nghị luận văn học.
a) Tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật
+ Phân tích cuộc đời, số phận của nhân vật.
+ Phân tích tính cách, phẩm chất, diễn biến tâm lí.
+ Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật.
-Phân tích giá trị của tác phẩm
+ Xác định tình huống/ chi tiết truyện.
+ Tóm tắt lại tình huống/ chi tiết.
+ Phân tích ý nghĩa tình huống/ chi tiết
-Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.
+ Giá trị hiện thực: Tác phẩm miêu tả ai? Miêu tả điều gì trong xã hội?
+ Giá trị nhân đạo: Tác phẩm lên án ai? Lên án điều gì? Bênh vực thông cảm ai? Bênh
vực thông cảm điều gì?
b) Tác phẩm thơ.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ.
+ Phân tích nội dung nghệ thuật riếng/xen lẫn nhau.
+ Phân tích từ ngữ, hình ảnh… trong bài.
-Đánh giá chung.
* Văn thuyết minh.
1. DLTC, DTLS, lễ hội
- Giới thiệu đối tượng.
- Giới thiệu cụ thể đối tượng.
+ Lễ hội: Thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội.
+ DLTC,DTLS: Địa điểm, vị trí địa lí, mô hình kiến trúc/cách kết cấu, ý nghĩa của
DLTC, DTLS.
- Khẳng định tình cảm và suy nghĩ của bản thân.
2. Tác giả, tác phẩm
- Tác giả:
+ Giới thiệu tác giả.
+ Giới thiệu cuộc đời tác giả: sự nghiệp văn học, những tác phẩm chính, đóng góp.
+ Đánh giá chung về tác giả
-Tác phẩm:
+ Giới thiệu tác phẩm.
+ Thuyết minh cụ thể: Tóm tắt tác phẩm, nội dung ý nghĩa và nghệ thuật xây dựng tác
phẩm.
+ Đánh giá chung về tác phẩm.
3. Đồ dùng.
- Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh.
- Thuyết minh cụ thể:
+ Nguồn gốc, xuất xứ.
+ Cấu tạo, phân loại.
+ Đặc điểm, tính chất.
+ Công dụng, lợi ích.
+ Cách sử dụng.
+ Cách bảo quản.
-Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.
4. Món ăn.
- Giới thiệu món ăn
- Thuyết minh cụ thể
+ Nguyên vật liệu
+ Quy trình: Sơ chế, làm chín, trang tró, thưởng thức, ý nghĩa của món ăn.
-Khẳng định ý nghĩa văn hóa của món ăn và tình cảm của bản thân.

Вам также может понравиться