Вы находитесь на странице: 1из 2

Cơ hội và thách thức đối với ngành kế kiểm và nguồn nhân lực:

1. tác động
Theo bà Lương Thị Ánh Tuyết, (Giám đốc Kiểm toán PwC Việt Nam - Hội thảo “Vai trò của kế toán quản
trị trong công ty niêm yết và các ứng dụng của kế toán quản trị trong điều hành doanh nghiệp” tại HOSE ngày 21/09) cho
rằng tác động của Cách mạng 4.0 lên bộ phận tài chính – kế toán của doanh
nghiệp có thể chia làm 5 khía cạnh:
- Phân tích dữ liệu: Bên cạnh excel thường được sử dụng trước đây, sự phát
triển của công nghệ sẽ cung cấp nhiều công cụ, phần mềm hiện đại hơn.
- Công nghệ đám mây: Lưu trữ thông tin một cách realtime, khối lượng lớn và
không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như trước đây.
- Quy trình tự động hóa: Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã
chuẩn hóa, do vậy công nghệ tự động hóa có thể thay thế bộ phận tài chính - kế
toán nhiều trong các công việc này.
- Trí thông minh nhân tạo: Bên cạnh công tác ghi chép (bookkeeping) đơn giản,
trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế
toán phức tạp như định giá, lập dự phòng. Qua đó, giúp giảm thiểu rất nhiều
nhân sự. Đối với những tình huống chưa từng xảy ra thì luôn cần có sự tham gia
của con người. Dù không thay thế được con người nhưng trí tuệ nhân tạo đang
làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc của kế toán – kiểm toán.
- Công nghệ Blockchain: Liên kết tất cả các dữ liệu của bộ phận tài chính – kế
toán lại với nhau.
2. cơ hội:
Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, Những người làm Kế toán - kiểm toán
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội.
Thứ nhất, mở rộng phạm vi công việc cho những người làm công việc kế toán
kiểm toán. Khi không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý do sự phát triển
của yếu tố kết nối vạn vật (IoT), Kế toán – kiểm toán viên tại Việt Nam có thể
thực hiện công việc của mình ở bất kì đâu trên thế giới mà không tốn thời gian,
chi phí cho việc di chuyển. Họ chỉ cần có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, điều
kiện và được luật pháp quốc gia chấp nhận hành nghề. Ngược lại, các kế toán
viên, KTV ở quốc gia được chấp nhận hành nghề ở Việt Nam đều thực hiện
công việc kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp (DN), tổ chức tại Việt Nam.
Thức hai, Việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế
giới sẽ mở ra cơ hội tốt để ngành Kế toán, kiểm toán tiếp cận với công nghệ kế
toán, kiểm toán quốc tế - những phần mềm kế toán tiện ích, chi phí phù hợp.
Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiệm cận hệ
thống kế toán, kiểm toán quốc tế. Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng các trang
thiết bị, chương trình, công nghệ số hiện đại, kế toán viên, KTV có thể thu thập
được các thông tin, dữ liệu mà trước đây rất khó khăn mới có thể thu thập được.
3. khó khăn:
Thứ nhất, cạnh tranh nghề nghiệp: Một khi phạm vi công việc được mở rộng
cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh nghề nghiệp sẽ càng khốc liệt. Nếu trước
đây, khi mà kế toán, kiểm toán viên cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ kế toán, kiểm toán chỉ cần quan tâm đến việc cạnh tranh trình độ, chất lượng
với các đối tượng trong nước thì giờ đây là tất cả các nước trên thế giới.
Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do thương mại và cạnh
tranh bình đẳng, thông tin tài chính đòi hỏi phải minh bạch, tin cậy và được
trình bày theo chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, trong giai đoạn khởi phát, với việc
tạo ra cấu trúc mới của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới
internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ
blockchain, điện toán đám mây, kỹ thuật số... cuộc CMCN 4.0 đã tác động nhất
định đến chu trình và phương pháp kế toán, kiểm toán. Dù chuẩn mực kế toán
Việt Nam đã được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán Quốc Tế và phù
hợp với tình hình kinh tế Việt Nam. Nhưng khoảng cách giữ hai chuẩn mực này
vẫn là rất lớn, điều đó gây khó khăn cho những người hành nghề kế toán, kiểm
toán trong việc áp dụng các chuẩn mực.
Thứ ba, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao: việc đào tạo kế toán kiểm
toán cần được thay đổi, nâng cao để phù hợp với chất lượng quốc tế, có đủ khả
năng đáp ứng tiêu chuẩn làm việc trong môi trường cạnh tranh hiện nay
Thứ tư, Thứ ba, kỹ năng mềm của người lao động còn yếu
Thứ năm, Thứ tư, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế.

Вам также может понравиться