Открыть Электронные книги
Категории
Открыть Аудиокниги
Категории
Открыть Журналы
Категории
Открыть Документы
Категории
GIÁO TRÌNH
BẢN ĐỒ HỌC
iv MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
B
ản đồ học là môn học nằm trong khối kiến thức cơ sở bắt buộc trong đào tạo kỹ sư
ngành Quản lý đất đai tại trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên. Giáo
trình được biên soạn trên cơ sở mục tiêu và chương trình đào tạo ngành Quản lý
đất đai của nhà trường. Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về bản
đồ (khái niệm về bản đồ, phân loại bản đồ, cơ sở toán học, ngôn ngữ bản đồ, các phương
pháp thể hiện và tổng quát hoá bản đồ, bản đồ địa hình…).
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung hoa học của các giáo
trình Bản đồ học đã được xuất bản trong và ngoài nước, nhưng được cấu trúc lại, bổ sung,
mở rộng kiến thức cho phù hợp với sinh viên chuyên ngành Quản lý đất đai.
Về cấu trúc: Nội dung giáo trình biên soạn cho học phần 2 tín chỉ và được cấu trúc
thành 6 chương:
• Chương 1 : Khái quát về bản đồ học.
• Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ.
• Chương 3: Phương pháp biểu diễn bản đồ và tổng quát hóa bản đồ.
• Chương 4: Thiết kế biên tập và thành lập bản đồ.
• Chương 5: Bản đồ địa hình.
• Chương 6: Bản đồ chuyên đề.
Phân công biên soạn cụ thể như sau:
• TS. Lê Văn Thơ chủ biên và biên soạn các chương 1, 2, 5, 6.
• PGS.TS. Phan Đình Binh biên soạn chương 3.
• ThS. Nguyễn Quý Ly biên soạn chương 4.
Về nội dung: Giáo trình đã bán sát vào mục tiêu đào tạo của ngành Quản lý đất đai, 4
chương đầu là những kiến thức lý luận chung, trình bày có hệ thống các khái niệm về bản
đồ, bản đồ địa lý, cơ sở toán học của bản đồ, phương pháp biểu diễn bản đồ và các phương
pháp thiết kế và thành lập bản đồ. 2 chương sau là những nội dung liên quan đến việc sử
dụng bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai.
Ngoài việc làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên hệ đại học, cuốn giáo trình này cũng có
thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các đối tượng đang công tác tại các cơ quan nhà
nước có liên quan đến việc sử dụng bản đồ trong công tác quản lý đất đai.
Mặc dù cuốn giáo trình đã được biên soạn nghiêm túc, công phu xong không thể
tránh được những mặt hạn chế. Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, bổ
sung của các nhà khoa học bản đồ, các đồng nghiệp và các em sinh viên.
Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS. Trần Viết Khanh; PGS.TS Đỗ Vũ Sơn
đã có nhiều đóng góp và sự giúp đỡ trong quá trình biên soạn giáo trình. Xin trân trọng
cám ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành giáo
trình này.
Tập thể tác giả
cứu lịch sử phát triển của ngành bản đồ dựa trên các bản vẽ cổ, các sách vở viết về địa lý
Trái đất và dựa theo các sản phẩm hiện nay của ngành bản đồ. Các cuộc hành trình để
thám hiểm, buôn bán, truyền đạo...của người cổ xưa của Trung Quốc, Ấn Độ, Italia, Hy
Lạp, Tây Ban Nha...cũng đã góp phần và là cơ sở ban đầu cho khoa học địa lý bản đồ phát
triển, vì họ đã ghi lại, vẽ lại những cuộc hành trình đó. Tất nhiên các số liệu, bản vẽ trên
có độ chính xác không cao, khoảng cách được ước lượng qua thời gian, các yếu tố đưa lên
bản vẽ chủ yếu là ước lượng bằng mắt. Những chuyến đi đó đã giúp con người mở rộng
tầm nhận thức, họ hiểu biết về thế giới ngày càng đầy đủ hơn, những kiến thức về địa lý
và bản đồ ngày càng phong phú hơn.
Ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ, con người tuy chưa có chữ viết, nhưng họ đã biết vẽ
trên vách các hang động những hình mô tả những hoạt động, nơi ở, đời sống,v.v… của họ.
Những hình vẽ đó không có lời giải thích, nhưng rất có ích đối với họ, đã giúp họ dễ dàng
hơn trong cuộc sống. Đó chính là những “bản đồ” đầu tiên của người xưa.
Những bản vẽ trong thời kỳ sơ khai của bản đồ chỉ còn chưa đến 10 bản. Số lượng đó
không phải là nhiều nhưng đó là những tài liệu vô giá cho công tác nghiên cứu về khoa
học bản đồ.
1.3.1.2. Những công trình về bản đồ học đầu tiên của các nhà bác
học cổ
Các nhà bác học cổ đại như Arixtoten (284–222 TCN), Dikear (326–266 TCN), Eratoxphen
đều quan niệm rằng Trái đất có hình dạng “hoàn hảo”, nghĩa là Trái đất hình cầu và chuyển
động theo đường tròn.
Sau khi nhận thức được Trái đất có dạng hình cầu, lần đầu tiên trong lịch sử loài
người, vào năm 220 TCN, khi quan sát vị trí mặt trời ở các thành phố khác nhau của Ai
Cập, Eratoxphen đã xác định kích thước Trái đất với độ chính xác lạ thường: chu vi hình
cầu Trái đất là 39.816 km sai số khoảng 200 km so với các kết quả đo tính hiện đại (chu vi
Trái đất hiện nay tính theo hệ toạ độ UTM, với bán kính gần bằng 6371km, là 40030km).
Eratoxphen cũng chính là người đầu tiên đưa ra lưới toạ độ thẳng góc trong phép chiếu
đồng khoảng cách.. Ông đã đặt tên cho khoa học về các nước và bản đồ là môn “Địa lý học”.
Ptoleme là nhà bản đồ học và cũng là một trong những nhà thiên văn học Ai Cập nỗi
tiếng nhất thời cổ. Ông đã nhìn thấy mục đích chủ yếu của bản đồ học là vẽ bản đồ bề
mặt Trái đất và vũ trụ. Trong các tác phẩm của mình, Ptôlême tiếp tục phát triển tư tưởng
của tất cả các bậc tiền bối và tiên đoán con đường phát triển chủ yếu của khoa học bản đồ
hàng trăm năm sau. Ông cho rằng, bề mặt hình cầu không thể thể hiện trên mặt phẳng
mà không có sai số, do đó, ông nêu ra các phương pháp xây dựng 5 lưới chiếu bản đồ còn
lưu truyền cho đến ngày nay.
trong đó có cả những công trình của bản đồ học. Khoa học bản đồ cũng vì thế mà bị
đình trệ.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIV, do nhu cầu phòng thủ đất nước, các quốc gia đã
thành lập các cơ quan đo đạc bản đồ quân sự. Nhiều nước đã xuất bản bản đồ địa hình
quân sự tỷ lệ lớn. Bản đồ địa lý chung cũng đã ra đời.
Cuối thế kỷ XIX và sang thế kỷ XX, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Các
ngành đo đạc trên không và đo đạc mặt đất được trang bị máy móc đo đạc hiện đại làm
tăng tốc độ đo đạc bản đồ lên rất nhanh, đem lại hiệu quả và đạt độ chính xác cao.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, hàng loạt các ứng dụng
đã được sử dụng trong nghiên cứu bản đồ: hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống định
vị toàn cầu (GPS), ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám...đã mở ra một thời đại mới cho khoa học
bản đồ. Sản phẩm bản đồ ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức, chính xác về biểu
hiện, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin, dễ dàng cho việc sử dụng và lưu hành bản đồ.
Đầu thế kỷ XX, hệ thống khoá tam giác–cơ sở khống chế đo vẽ chi tiết lãnh thổ trên
toàn cõi Đông Dương đã được xây dựng làm cơ sở để đo vẽ các loại bản đồ ở các tỷ lệ:
• 1:100.000 cho toàn lãnh thổ Đông Dương.
• 1:25.000 cho vùng đồng bằng.
• 1:10.000 và 1:5.000 cho các thành phố và thị xã.
• 1:4.000 cho hệ thống bản đồ địa chính.
Ngày 14 -12-1959 Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng (nay là Cục Đo đạc và Bản
đồ Nhà nước) được thành lập. Điều đặc biệt quan trọng là từ năm 1960 trở đi lần lượt các
trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa, Đại học Mỏ–Địa chất, Đại học Tổng
hợp, v.v... và các trường trung cấp đo đạc bản đồ ở nước ta bắt đầu đào tạo cán bộ nghiên
cứu và cán bộ đo vẽ bản đồ. Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước đã xây dựng mạng lưới khống
chế mới ở miền Bắc nước ta. Đến cuối năm 1994, đã hoàn thành đo đạc và bình sai mạng
lưới trắc địa cơ sở trong cả nước.
Ngày 22-2-1994, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 12/CP thành lập Tổng cục
Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc
và Bản đồ Nhà nước.
những tính chất ưu việt của bản đồ là khả năng bao quát, biến cái không nhìn thấy thành
cái nhìn thấy được. Bản đồ tạo ra mô hình trực quan của lãnh thổ, nó phản ánh các hình
thức về các đối tượng hoặc các hiện tượng được biểu thị. Qua bản đồ người sử dụng có
thể tìm ra được những quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt
Trái đất.
Nội dung của bản đồ chuyên đề có thể là những yếu tố nào đó trong số các yếu tố nội
dung của bản đồ địa lý chung, cũng có thể là những đối tượng, hiện tượng không được
thể hiện trên bản đồ địa lý chung ví dụ như: Cấu trúc địa chất, lượng mưa, nhiệt độ khí
hậu, mật độ dân số...
Ví dụ:
• Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm
xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
• Bản đồ thổ nhưỡng: Thể hiện sự phân bố và cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng theo các
đặc trưng nguồn gốc hình thành, thành phần cơ giới...tạo thành thổ nhưỡng.
những nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế quốc dân và quốc phòng, nghiên cứu lãnh thổ,
thu nhận những tư liệu tra cứu.
• Các bản đồ chuyên môn là các bản đồ được dùng để giải quyết những nhiệm vụ
nhất định, ví như bản đồ giáo khoa, bản đồ hàng hải, hàng không....
• Hệ thống các đường toạ độ (kinh tuyến, vĩ tuyến) là cơ sở của mọi bản đồ địa lý.
Khi thành lập bản đồ bao giờ cũng bắt đầu từ việc dựng lưới toạ độ (lưới chiếu bản
đồ). Khi sử dụng bản đồ thì mạng lưới toạ độ chính là cơ sở để tiến hành các công
việc đo đạc khác.
• Mạng lưới các điểm khống chế trắc địa đảm bảo cho việc xác định vị trí chính xác
của các yếu tố của bản đồ so với mạng lưới toạ độ. Mạng lưới trắc địa thường được
thể hiện trên các bản đồ địa hình.
Ngoài ra, bố cục bản đồ (bao gồm khung bản đồ, sự định hướng, và bố trí lãnh thổ
của bản đồ trong khung), sự phân chia các bản đồ có kích thước lớn thành các mảnh và
hệ thống đánh số các bản đồ cũng là các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ.
• Bản đồ là tài liệu không thể thiếu trong quân sự (cung cấp các thông tin về địa hình
để vạch ra kế hoạch tác chiến).
• Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…bản đồ dùng để khảo sát, thiết
kế, nhất là các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
• Trong nông nghiệp, bản đồ dùng để quy hoạch, quản lý đất đai, phân vùng quy
hoạch đất, xây dựng thuỷ lợi.
• Trong giáo dục đào tạo: bản đồ là giáo cụ trực quan, là cuốn “sách giáo khoa “ thứ
hai trong công tác giảng dạy và học tập các môn địa lý và lịch sử. Bản đồ còn là công
cụ để tuyên truyền, quảng cáo nâng cao trình độ văn hoá chung của nhân dân.
• Trong kinh tế–xã hội: bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong ngành Du lịch,
là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho mỗi
quốc gia, mỗi ngành kinh tế xã hội. Bản đồ là tài liệu pháp lý quan trọng trong công
tác quản lý Nhà nước nói chung và trong ngành Địa chính nói riêng.
C P
A B b
b d a 0
a c
Bề mặt Geoid D
P
Về mặt hình học, bề mặt Geoid cũng không thể biểu thị được bằng phương trình toán
học nhưng nó có hình dạng và kích thước gần giống với mặt elipxoid quay. Elipxoid Trái
đất có khối lượng bằng Geoid, tâm của nó trùng với trọng tâm của Trái đất, mặt phẳng
xích đạo trùng với mặt phẳng xích đạo Trái đất, và điều quan trọng là Elipxoid quay có thể
biểu thị được bằng phương trình toán học. Vì vậy, mặt Elipxoid quay sẽ được dùng thay
cho mặt Geoid.
Kích thước và hình dạng của Elipxoid được xác định bằng giá trị các phần tử bán trục
lớn a, bán trục nhỏ b và độ dẹt α.
Độ dẹt của Trái đất ký hiệu là α, được biểu thị bằng công thức:
α=
(a − b)
a
Trong đó:
• a là bán trục lớn;
• b là bán trục nhỏ, trùng với trục quay của Trái đất;
• α là độ dẹt.
Trị số các bán trục a và b được nhiều nhà bác học trên thế giới nghiên cứu và xác định
với các kết quả gần giống nhau (bảng 1.1).
Vì độ dẹt α của hình Trái đất rất nhỏ, chỉ xấp xỉ bằng 1/300 nên trong trường hợp đo
đạc khu vực nhỏ, độ chính xác thấp và một số tính toán trong Bản đồ học có thể coi Trái
đất như một khối cầu có bán kính gần trùng với trục quay Trái đất. Bán kính của hình cầu
có diện tích bề mặt bằng bề mặt elipxoid do F.N.Kraxopski tìm ra với R = 6371,116 km.
00
kinh tuyến. Giao của mặt phẳng kinh tuyến
với mặt Elipxoid Trái đất là các đường kinh Xích đạo
tuyến. Đường kinh tuyến đi qua đài thiên
Xích đạo
văn Greenwich (thủ đô London nước Anh) là
đường kinh tuyến gốc.
- Các vĩ tuyến: Các mặt phẳng vuông
góc với trục quay Trái đất là các mặt phẳng
vĩ tuyến. Giao của mặt phẳng vĩ tuyến với P’
Elipxoid Trái đất là các đường vĩ tuyến. Mặt Hình 1.3. Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
phẳng vĩ tuyến đi qua tâm Trái đất, chia Trái đất thành hai nửa bằng nhau là mặt phẳng
xích đạo, giao của mặt phẳng này với bề mặt Trái đất là đường xích đạo.
Các vĩ tuyến song song với nhau nhưng không bằng nhau, vĩ tuyến là đường chỉ
hướng Đông – Tây chính xác nhất. Chiều dài của xích đạo là L = 2πR (R là bán kính của
Trái đất) và chiều dài các vĩ tuyến khác được tính bằng công thức L = 2πRcosφ (φ là vĩ độ
cần tính).
Các kinh độ được tính từ kinh tuyến gốc (00) về phía Đông đến 1800 gọi là kinh độ
Đông (viết tắt là kinh độ “Đông” hoặc “E”) và phía Tây đến 180o là kinh độ Tây (viết tắt là
kinh độ “Tây” hoặc “W”).
Ví dụ, tọa độ địa lý của thành phố Hà Nội là 105052’ Đông 21002’ Bắc.
Trong đó:
• λKT: là kinh độ của kinh tuyến gần nhất nằm ở phía Tây điểm A;
• ∆λ: là số gia kinh độ.
■■ Vĩ độ và kinh độ của vĩ tuyến và kinh tuyến gần nhất sẽ đo được trên quả địa cầu,
số gia vĩ độ và số gia kinh độ được tính bằng phương pháp nội suy và giải tỷ lệ thức:
∆λ= Hiệu số kinh độ của 2 KT gần nhất × Khoảng cách từ KT gần nhất ở phía Tây đến điểm
Khoảng cách giữa 2 KT gần nhất đến điểm
Số gia vĩ độ ∆φ cũng được tính bằng phương pháp tương tự như trên.
Toán bản đồ là bộ môn khoa học trong Bản đồ học. Nó nghiên cứu về lưới chiếu bản
đồ, phát triển lý thuyết chung về các loại phép chiếu bản đồ, nghiên cứu những phép chiếu
mới và những ứng dụng của nó trong thực tiễn.
2.2.2. THƯỚC TỶ LỆ
Là cách thể hiện tỷ lệ bản đồ bằng thước. Có 2 loại: thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên.
1 cm
D
10 C 0 10 20 30 40 50 60 m
Hình 2.2. Thước tỷ lệ thẳng tỷ lệ 1:1000
Cách sử dụng: Muốn đo khoảng cách ngang ở thực địa của 1 đoạn thẳng trên bản
đồ (ví dụ đoạn CD), dùng com pa đo chính xác đoạn CD sau đó giữ nguyên khẩu độ com
pa, đưa 1 đầu vào đúng vạch chia đơn vị cơ bản bên phải số 0, còn đầu kia đưa đặt vào đơn
vị cơ bản bên trái số 0, đọc số 2 bên cộng lại được khoảng cách trên thực địa.
Ví dụ trên hình 2.2 đoạn CD = 30 m + 5 m = 35 m
Khi sử dụng thước tỷ lệ thẳng thì phần lẻ của vạch chia trên đơn vị cơ bản phía bên
trái ta phải ước lượng bằng mắt. Và như vậy sẽ làm giảm độ chính xác khi xác định chiều
dài đoạn thẳng trên bản đồ. Vì thế, người ta sử dụng thước tỷ lệ xiên để phần đọc số được
chính xác hơn chính xác.
AB Bb 1 1
CB1 = ⇒ =
10 BB1 10
CB1 2cm
20
16
12 p q
m 8
a2 b2
4 a1 b1
0
A200 0 B
N 200 400 600 800 m
1 1
=a 1 b1 = AB;a 2 b 2 AB...
100 100
Cách sử dụng:
Ví dụ: Có đoạn thẳng pq trên bản đồ dùng compa đo đoạn thẳng này, giữ nguyên
khẩu độ compa đặt một chân compa vào đường thẳng góc, ví dụ trên hình 2.4 là 400m,
còn một chân có thể rơi trên đường hoành nào đó sao cho đường nối giữa hai chân compa
song song với AB, ví dụ theo chiều dọc điểm p ứng với vạch số 4, tương ứng ta có 80m, còn
theo chiều ngang p nằm ở khoảng giữa hai hàng thứ 5 và thứ 6 và ta có thể ước đọc được
0,5 nghĩa là ứng với 11m. Tổng chiều dài đoạn pq trên thực địa sẽ là 491 m.
Phương trình này được gọi là phương trình chiếu. Phương trình chiếu phải thoả mãn
điều kiện f1, f2 là hàm liên tục và đơn trị. Phương trình chiếu có nhiều dạng nên có nhiều
phép chiếu khác nhau. Mỗi phép chiếu cho ta cách biểu hiện các đường kinh vĩ tuyến lên
mặt phẳng gọi là lưới chiếu bản đồ.
Muốn biểu thị bề mặt khối Elipxoid lên mặt phẳng thì cần phải sử dụng phép chiếu
bản đồ. Phép chiếu bản đồ xác định sự tương ứng điểm giữa bề mặt Elipxoid quay (hoặc
mặt cầu) và mặt phẳng, có nghĩa là mỗi điểm trên bề mặt Elipxoid quay có các toạ độ ϕ và
λ chỉ tương ứng với một điểm trên mặt phẳng có toạ độ vuông góc X và Y.
Từ (2.1) nếu khử ϕ sẽ được phương trình của kinh tuyến trên mặt phẳng:
f1 (x, y, λ ) = 0
Tương tự, từ (2.1) nếu khử λ sẽ được phương trình của vĩ tuyến trên mặt phẳng:
f1 (x, y, ϕ) = 0
Tất cả các phép chiếu bản đồ đều có sai số, nhưng mỗi phép chiếu có đặc điểm sai số
riêng. Có phép chiếu bảo tồn được góc, có phép chiếu giữ diện tích và cũng có phép chiếu
đồng khoảng cách. Các sai số có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu sai số diện tích giảm
thì sai số góc sẽ tăng và ngược lại. Mỗi phép chiếu có ưu điểm cơ bản riêng, tuỳ theo mục
đích, yêu cầu đối với việc xây dựng bản đồ mà lựa chọn phép chiếu cho hợp lí.
Phương pháp biểu diễn lưới kinh, vĩ tuyến của mặt Elipxoid Trái đất lên mặt phẳng theo
phương trình toán học nhất định gọi là phép chiếu bản đồ.
* Tỷ lệ diện tích (P): Là tỷ số giữa diện tích vô cùng bé dF’ trên bản đồ so với diện tích
tương ứng của nó trên bề mặt Elipxoid Trái đất.
dF '
P= (2.3)
dF
Sai số tỷ lệ diện tích (VP): VP = (P -1)100%
*Sai số góc ω trong phép chiếu bản đồ là sự chênh lệch góc u’ trên bản đồ so với góc
tương ứng u của nó trên bề mặt Elipxoid Trái đất.
ω= u’–u (2.4)
x2 + y2 = r2
Biến đổi các phương trình trên được phương trình Elip:
x '2 y '2
+ 1 (2.6)
=
a 2 b2
Trong đó: a là bán trục lớn, b là bán trục nhỏ.
2.5.1. PHÂN LOẠI PHÉP CHIẾU THEO ĐẶC ĐIỂM SAI SỐ CHIẾU HÌNH
2.5.1.1. Phép chiếu đồng góc
Trên phép chiếu đồng góc thì góc không có biến dạng, tức là tại mọi điểm; điều đó cũng có
nghĩa tỷ lệ độ dài lớn nhất bằng tỷ lệ độ dài nhỏ nhất tức là tỷ lệ độ dài không phụ thuộc
vào phương hướng; các hình elíp biến dạng là hình tròn; phép chiếu đồng góc đảm bảo
sự đồng dạng của các phần tử vô cùng bé tương ứng trên mặt Elipxoid và trên mặt phẳng.
Hệ phương trình vi phân của phép chiếu đồng góc là:
∂x r ∂y
= −
∂λ M ∂φ (2.7)
∂y r ∂x
= +
∂λ M ∂φ
Khi coi Trái đất là mặt cầu bán kính R thì (2.7) sẽ trở thành:
∂x ∂y
− cos φ
=
∂λ ∂φ
∂y ∂x
+ cos φ
=
∂λ ∂φ (2.8)
2.5.2. PHÂN LOẠI PHÉP CHIẾU THEO MẶT CHIẾU HÌNH HỖ TRỢ
2.5.2.1. Phép chiếu hình phương vị
Đây là phép chiếu mà bề mặt hình học hỗ trợ là mặt phẳng, tiếp xúc hoặc cắt quả địa cầu
(khối Elipxoid Trái đất) (hình 2.5).
Cho bề mặt quả địa cầu tiếp xúc hoặc cắt với mặt phẳng chiếu. Trong trường hợp
chiếu thẳng chuẩn (mặt phẳng chiếu vuông góc với trục quay Trái đất), các vĩ tuyến biểu
thị là các vòng tròn đồng tâm và các bán kính là biểu hiện của các kinh tuyến. Góc kẹp
giữa các kinh tuyến kề nhau tương ứng bằng góc đó trên thực địa.
P
TT PP
T
(B)
T E’
E E’ E E’ T
P P’ P’
(1) (2) (3)
EE E’
(2) 0 EE E’
P
P
P P
0
(3) E O E’ E E’
P P
(A) (B)
Trên phép chiếu hình nón thẳng các kinh tuyến được biểu thị thành những đường
thẳng giao nhau tại một điểm, góc giữa các kinh tuyến tỷ lệ thuận với hiệu số kinh độ
tương ứng.
Các vĩ tuyến được biểu thị thành những cung tròn đồng tâm, tâm là giao điểm của
các đường kinh tuyến.
Trên các phép chiếu hình nón nghiêng hoặc ngang thì các vòng thẳng đứng và các
vòng đồng cao của hệ tọa độ cực mặt cầu nghiêng hoặc ngang được biểu thị giống như các
kinh tuyến và vĩ tuyến trên phép chiếu hình nón thẳng.
B
B
T Đ
T Đ
N N
Phương vị đứng Nón đứng
Trụ đứng
P B
B
E' E T Đ
T Đ
N P' N
Hình 2.8. Phân loại phép chiếu theo vị trí của mặt chiếu hình hỗ trợ
Hình 2.9. Phép chiếu, lưới chiếu phương vị đồng khoảng cách Postel
• Càng gần xích đạo tỷ lệ độ dài dọc kinh tuyến càng nhỏ dần, dọc vĩ tuyến càng
lớn dần;
• Ở cực (tâm bản đồ) không có sai số.
Phép chiếu này thường dùng để biên vẽ bản đồ nửa cầu Bắc hoặc Nam cho các loại
Atlat giáo khoa, có thể dùng loại bản đồ này để so sánh diện tích đơn giản.
dùng để thành lập các bản đồ bán cầu. Hình 2.11. Lưới chiếu phương vị thẳng đồng góc
Do tính chất dặc biệt nói trên, phép
chiếu phương vị đồng góc còn được dùng để lập một số bản đồ thiên văn (hình 2.11).
a.Lưới chiếu mặt cầu b.Lưới chiếu trục giao c.Lưới chiếu tâm cầu
Hình 2.12. Các phép chiếu, lưới chiếu phương vị phối cảnh
Trên phép chiếu hình nón thẳng đồng góc thì góc
không có biến dạng ω = 0 khi đó tỷ lệ độ dài tại
mọi điểm không phụ thuộc vào phương hướng.
µ=a=b=m=n
Phép chiếu này được dùng để thành lập bản
đồ tỷ lệ 1/1.000.000, ngoài ra, còn dùng để thành
lập bản đồ tỷ lệ nhỏ các những lãnh thổ có dạng
kéo dài theo hướng Tây – Đông và ở vĩ độ trung
bình (hình 2.13). Hình 2.13. Lưới chiếu hình nón thẳng đồng góc
Hình 2.16. Lưới chiếu hình trụ đứng đồng khoảng cách tiếp tuyến (lưới chiếu hình vuông)
• Phép chiếu hình vuông không có tính đồng diện tích, không có tính đồng góc mà
là đồng khoảng cách dọc kinh tuyến. Ở vùng xích đạo sai số nhỏ, càng về hai cực
sai số càng lớn.
Phép chiếu này thích hợp cho những bản đồ có vĩ độ thấp và có dạng kéo dào theo
hướng vĩ tuyến.
Phép chiếu cát tuyến (lưới chiếu chữ nhật): Chiếu hình trụ thẳng cát tuyến ở hai
vĩ tuyến φ0 nào đó. Trên hai vĩ tuyến này tỷ lệ chung không đổi. Chiều dài của tất cả các
đường vĩ tuyến đều bằng nhau và bằng 2Rcos φ0. Các vĩ tuyến cách nhau một khoảng cách
bằn các cung kinh tuyến giãn thẳng.
2.6.3.2. Phép chiếu hình trụ thẳng đồng diện tích – Phép chiếu
Behrmann
Phép chiếu này không có biến dạng về diện tích. Điều kiện cơ bản của phép chiếu hình trụ
thẳng đồng diện tích là tỷ lệ diện tích:
P = a.b = k = const hay P = m.n = k
Hình ảnh các đường kinh, vĩ tuyến
theo phép chiếu ày là: Các đường kinh
tuyến là những đường song song cách
đều nhau với khoảng cách phụ thuộc
phương pháp chiếu. Các đường vĩ
tuyến là những đường thẳng song song
vuông góc với các đường kinh tuyến.
Phép chiếu này có thể dùng để Hình 2.18. Lưới chiếu hình trụ thẳng đồng diện tích
thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ cho
những lãnh thổ có vĩ độ thấp và dạng kéo dài theo hướng vĩ tuyến.
2.6.3.3. Phép chiếu hình trụ đứng đồng góc – Phép chiếu Mercator
Trên phép chiếu hình trụ đứng đồng góc mạng lưới kinh tuyến là các đường thẳng song
song vuông góc với các đường kinh tuyến. Trên vĩ tuyến chuẩn không có biến dạng, càng
xa đường kinh tuyến chất biến dạng càng tăng.
Phép chiếu này được sử dụng để thành lập các bản đồ Hàng hải và các bản đồ Hàng
không phục vụ cho các mục đích dẫn đường.
Do đặc điểm giữ được diện tích nên lưới chiếu bản đồ Bone tiện dùng cho ngành
Nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do không bảo toàn được góc nên không thích hợp với công
tác quốc phòng, xây dựng cơ bản, quy hoạch... ở thành phố và khu công nghiệp.
Một số tham số chính của lưới chiếu Bone:
• Elipxoid thực dụng: Clark.
• Hệ kinh, vĩ tuyến tính theo Grade 1G = 0,900
• Kinh tuyến gốc qua Pari.
• Kinh tuyến trung ương là 115G qua cột cờ Hà Nội.
Lưới chiếu Bone là cơ sở bản đồ địa hình của Việt Nam và bán đảo Đông dương thời
Pháp thuộc tính theo thể Elipsoid. Các tỷ lệ cơ bản của bản đồ là 1:25.000 ở vùng đồng
bằng; 1:100.000; 1:400.000 cho toàn khu vực Đông dương.
Xích đạo
0
Như vậy phép chiếu Gauss đã biểu thị mặt cầu liên tục của Trái đất thành mặt
phẳng bị biến dạng và đứt gãy về hai phía Bắc và Nam cực. Kinh tuyến giữa của múi
chiếu tiếp xúc hoàn toàn với mặt trụ nên hình chiếu của nó trên mặt phẳng là đoạn
thẳng có chiều dài được giữ nguyên như trên mặt cầu và vuông góc với hình chiếu của
xích đạo. Hình chiếu của các kinh tuyến khác đều là những cung cong bị biến dạng
chiều dài quay bề lõm về phía kinh tuyến giữa. Hai kinh tuyến biên ngoài cùng của múi
bị biến dạng chiều dài lớn nhất. Hình chiếu của xích đạo cũng là đoạn thẳng vuông góc
với kinh tuyến giữa nhưng chiều dài của nó bị biến dạng. Hình chiếu của các vĩ tuyến
là những cung cong bị biến dạng chiều dài, quay bề lõm về phía hai cực và đối xứng
nhau qua xích đạo.
Hình chiếu của kinh tuyến giữa và xích đạo được chọn làm hệ trục toạ độ phẳng
vuông góc Gauss sử dụng trong trắc địa. Khác với hệ toạ độ vuông góc Decac, trong hệ
này chọn trục tung là 0X còn trục hoành là 0Y.
Trong phạm vi múi chiếu Gauss, các góc không bị biến dạng nên còn gọi là phép chiếu
đồng góc, hình chiếu các kinh tuyến và vĩ tuyến giao nhau 900. Diện tích của múi chiếu
Gauss lớn hơn trên mặt cầu. Độ biến dạng về chiều dài và diện tích tăng từ kinh tuyến giữa
về về phía hai kinh tuyến biên và giảm từ xích đạo về phía hai cực.
Các yếu tố cơ bản của phép chiếu Gauss:
• Elipsid thực dụng: Kraxopski (1946).
• Hệ kinh tuyến gốc là kinh tuyến Greenwich ở thủ đô London – Anh.
• Kinh tuyến trung ương là 1050 đi qua Hà Nội.
• Hệ kinh, vĩ độ tính theo độ, phút, giây.
Vì lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương tương đối nhỏ, dài theo chiều kinh tuyến nên
ứng dụng lưới chiếu Gauss là rất thích hợp. Đó là cách thiết kế bản đồ toàn vẹn lãnh thổ
phần đất liền Việt Nam và bán đảo Đông Dương trên một lưới chiếu Gauss. Lưới chiếu
Gauss ở nước ta tính theo kích thước Elipsoid của Kraxopski (1946). Lưới chiếu hình trụ
ngang giữ góc Gauss dùng cho bản đồ địa hình bán đảo Đông Dương với các kinh tuyến
giữa λm = 990, 1050 và 1110 (trên 3 múi 60). Kinh tuyến giữa là đường thẳng không có sai
số chiếu hình (tỷ lệ chiều dài trên kinh tuyến giữa k0 = 10.000). Càng xa kinh tuyến giữa
biến dạng càng lớn. Vì thế lưới chiếu này được dùng để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn và
trung bình.
Khi biết số múi, có thể tính ra kinh độ của kinh tuyến giữa theo công thức:
λ 0 = 60 × n − 30
N N
180
km
0
180
km
S S
Như vậy, hai đường cong cắt mặt trụ không bị biến dạng chiều dài (k = 1), tỷ lệ chiếu
của kinh tuyến giữa múi nhỏ hơn 1 (k = 0,9996) còn trên kinh tuyến biên tỷ lệ chiếu lớn
hơn 1.
Phép chiếu hình UTM cũng là phép chiếu hình trụ ngang giữ góc, độ biến dạng về
chiều dài và diện tích lớn nhất ở vùng giao nhau giữa xích đạo với kinh tuyến giữa và tại
hai kinh tuyến biên. Các điểm nằm phía trong đường cắt mặt trụ thì độ biến dạng mang
dấu âm còn phía ngoài là dấu dương (hình 2.21).
Như vậy, so với phép chiếu hình Gauss, phép chiếu UTM có ưu điểm là độ biến dạng
được phân bố đều hơn và có trị số nhỏ hơn nhưng khi xử lý số liệu lại rất phức tạp (vì
trong một múi chiếu ở các vùng khác nhau hoặc khi xét trong một vùng độ biến dạng
mang dấu âm dương khác nhau).
kinh tuyến biên và giảm dần về phía hai cực. Tại tất cả các điểm cách kinh tuyến giữa một
khoảng YUTM = ± 180 km đề không bị biến dạng, nghĩa là biến dạng độ dài và biến dạng
diện tích cực đại tại hai điểm giao nhau giữa xích đạo và hai kinh tuyến biên.
Hệ toạ độ được truyền tới Việt Nam thông qua lưới toạ độ quốc gia Trung Quốc. Năm
1972 Chính phủ đã quyết định công bố Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia là Hệ Hà Nội
– 72 (viết tắt là HN – 72).
Hệ toạ độ HN–72 có các yếu tố chính như sau:
1. Elipxoid quy chiếu: lấy theo kích thước Elipxoid của Kraxopxki với kích thước:
• Bán trục lớn: a = 6378245m
• Bán trục nhỏ: b = 6356863 m
• Độ dẹt: α = 1: 298,3
2. Định vị Elipxoid: Không định vị trên lãnh thổ Việt Nam
3. Điểm gốc: Không xác định điểm gốc trên lãnh thổ Việt Nam, điểm đài khí tượng
Láng (10405) chỉ là điểm gốc hình thức.
4. Hệ toạ độ: Hệ toạ độ phẳng thiết lập theo phép chiếu Gauss trên cơ sở lưới Thiên
văn – Trắc địa miền bắc Việt Nam truyền từ Trung Quốc sang.
5. Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu Gauss – Kruger.
6. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ dựa trên cơ sở chia mảnh bản đồ Quốc
tế tỷ lệ 1: 1.000.000.
Múi 6 Múi 3
Số hiệu múi Kinh tuyến trục Số hiệu múi Kinh tuyến trục
48 105 481 102
482 105
49 111 491 108
492 111
50 117 501 114
502 117
Ví dụ:
• Toạ độ y của điểm thuộc múi 48 múi 6 là 48523456,123 m
• Toạ độ y của điểm thuộc múi 48 múi 3 là 481645456,321 m.
Nhờ vào kí hiệu bản đồ ta có thể loại bỏ những khía cạnh không cần thiết và làm nổi
bật những yếu tố cần thiết, có ý nghĩa.
Vì những đặc điểm trên, kí hiệu phải có những yêu cầu sau:
Dạng của kí hiệu phải gợi cho ta liên tưởng đến dạng của đối tượng cần phản ảnh.
Ví dụ: nét dài, thẳng biểu thị đường giao thông; hình vuông, màu đen biểu thị ngôi
nhà...
Bản thân của kí hiệu phải chứa trong nó một dung nào đó về số lượng, chất lượng, cấu
trúc hoặc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ.
Ví dụ: Một nét dài và 2 nét song song thể hiện 2 cấp đường khác nhau. Vòng tròn nhỏ
và lớn thể hiện số dân ở 2 địa điểm khác nhau...
Vị trí của các kí hiệu trên bản đồ phải thể hiện đúng vị trí của các đối tượng trong không
gian và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác
Tương ứng với những đặc tính của hiện tượng (chủ yếu là hiện tượng địa lý) với
những tính chất và đặc điểm của đồ họa và màu sắc, các kí hiệu bản đồ thường ở kí hiệu
điểm, kí hiệu tuyến và kí hiệu vùng.
Mọi ghi chú trên bản đồ đều dùng chữ và số thông qua kiểu chữ, cỡ chữ…tức là dùng
các tính chất đồ hoạ để phản ánh đặc tính chất lượng và số lượng của hiện tượng, phân biệt
các loại hiện tượng tự nhiên hay xã hội trên bản đồ. Các ghi chú có thể phân thành hai nhóm:
• Ghi chú giải thích: Dùng để giải thích về loài hoặc loại của các đối tượng được biểu
thị trên bản đồ và những đặc trưng về chất lượng và số lượng của chúng. Các ghi
chú giải thích thường có dạng ngắn gọn và đơn giản.
• Ghi chú tên riêng: Bao gồm tên các đối tượng thuỷ văn (sông, biển hồ...), tên các đối
tượng sơn văn (dãy núi, đỉnh núi..), tên của các đối tượng kinh tế–xã hội (tên các
nước, tên các đơn vị hành chính, tên các điểm dân cư...).
Các kiểu và kích thước của các chữ và số ghi chú giải thích thường được phân biệt
theo sự khác nhau của các đặc trưng chất lượng và số lượng của các đối tượng. Bảng 3.1 là
một số dạng ký hiệu bản đồ.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 43
trường đại học nông lâm thái nguyên
Thể hiện đặc trưng về số lượng hiện tượng thông qua kích thước, của ký hiệu, đôi khi
người ta còn dùng cả màu sắc hay nét gạch bên trong ký hiệu. Sự liên hệ giữa số lượng
hiện tượng ở từng điểm bằng kích thước của ký hiệu được xây dựng xuất phát từ mức độ
xác định toán học khác nhau tuỳ theo việc lựa chọn chỉ số biểu hiện.
Nếu như số lượng của đối tượng cụ thể ở từng điểm được phản ánh qua kích thước
tương ứng của từng ký hiệu thì sự biểu hiện này được xác định về mặt toán học, giá trị
của bản đồ rõ ràng là cao. Ngược lại nếu số lượng của đối tượng chia ra theo những khái
niệm tương đối như lớn, trung bình, nhỏ thì tính số lượng không được biểu hiện và tính
chất xác định sẽ thấp.
Đảm bảo nguyên tắc toán học sẽ biểu hiện đặc tính số lượng hiện tượng tuỳ thuộc
vào kiểu phụ thuộc toán học nào giữa đặc tính số lượng của hiện tượng và kích thước của
ký hiệu biểu hiện nó trên bản đồ. Có 3 kiểu phụ thuộc toán học là: phụ thuộc theo đường,
theo diện tích và phụ thuộc theo thể tích.
Kiểu phụ thuộc theo đường Tức là đặc tính số lượng của hiện tượng được tính
bằng độ dài của ký hiệu tương ứng trên bản đồ. Như vậy, chiều dài của ký hiệu sẽ tăng lên
tương ứng với sự tăng lên về số lượng của hiện tượng.
Kiểu phụ thuộc này tuy rõ ràng, dễ thể hiện sự khác nhau về số lượng của hiện tượng,
nhưng ít được sử dụng vì chiều dài của các ký hiệu tăng lên tương đối nhanh cùng với sự
tăng của số lượng hiện tượng. Nếu trên cùng một bản đồ mà sự chênh lệch về số lượng
tối đa và số lượng tối thiểu của hiện tượng quá lớn thì việc dùng ký hiệu theo đường sẽ
khó khăn.
Kiểu phụ thuộc theo diện tích Đặc tính số lượng của hiện tượng tương ứng với
diện tích của ký hiệu thể hiện trên bản đồ. Sự phụ thuộc này được xác định theo đơn vị
diện tích của ký hiệu.
Ví dụ: Nếu quy định 1mm2 của ký hiệu thể hiện số dân là 2.000 người của một điểm
dân cư, vậy số dân của một điểm dân cư là 20.000 người thì diện tích của ký hiệu sẽ
là 10mm2.
Kiểu phụ thuộc theo diện tích được biểu hiện bằng công thức:
P = Qm2(3.1)
Trong đó:
P là diện tích của điểm dân cư
Q là số lượng của hiện tượng
m2 là đơn vị đo diện tích tương ứng với một đơn vị số lượng.
Với kiểu phụ thuộc này, kích thước về chiều dài của ký hiệu sẽ được xác định như sau:
Nếu ký hiệu là hình vuông thì cạnh của hình vuông sẽ được tính:
a= P (3.2)
Nếu ký hiệu là đường tròn thì đường kính của ký hiệu sẽ là:
4P πd 2
d= P= (3.3)
π 4
Như thế khi so sánh 2 ký hiệu ta thấy rất rõ ràng. Ví dụ so sánh hai ký hiệu là hai
đường tròn với đường kính D và d với diện tích tương ứng là P và p ta thấy:
πD 2 πd 2
=P = ;p
4 4
P πD 2 4 P D2
= . 2=
⇒ (3.4)
p 4 πd p d2
Điều kiện duy nhất để so sánh các ký hiệu với nhau là giữa chúng phải có hình dạng
giống nhau. Trước khi dựng các ký hiệu lên bản đồ cần phải tính toán kích thước cho
từng ký hiệu. Như vậy, trước hết phải xác định được tỷ lệ cơ sở của ký hiệu nghĩa là xác
định được đại lượng nhất định của chỉ số đối tượng tương ứng với diện tích của 1mm2
ký hiệu.
Công thức để tính kích thước ký hiệu như sau: Cho A là chỉ số hiện tượng tương ứng
với diện tích P, A = P, kích thước ký hiệu cần tìm là x = P. Nếu ký hiệu vòng tròn khác là d
= 1 mm tương ứng với tỷ lệ cơ sở là M và theo công thưc trên M = P, thay vào ta có:
P P2 A X2 A
= 2 ⇒ = ⇒X=
p d M 1 M
Ví dụ: lấy tỷ lệ cơ sở của ký hiệu là 1000 dân (1000 dân tương ứng với 1mm2) tính kích
thước ký hiệu của điểm dân cư 100.000 dân ta có:
100.000
=·X = 10mm 2
1.000
Khi sử dụng công thức trên phải ghi rõ trong bảng chú giải của bản đồ: 1mm2 tương
ứng với bao nhiêu chỉ số hiện tượng.
Như vậy theo cách tính toán trên, chúng ta có thể xác định được kích thước của bất
kỳ ký hiệu theo dạng hình học nào.
Kiểu phụ thuộc vào diện tích được sử dụng nhiều nhất để biểu thị đặc tính số lượng
của hiện tượng. Vì kích thước của ký hiệu tuy vẫn tăng theo sự tăng về số lượng hiện
tượng nhưng sự tăng đó chậm hơn nhiều với sự tăng của kiểu phụ thuộc theo đường.
Ví dụ: Số lượng của hiện tượng tăng 100 lần, nhưng kích thước của ký hiện lại tăng
100 là tăng có 10 lần.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 45
trường đại học nông lâm thái nguyên
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kiểu phụ thuộc theo diện tích cũng không đem
lại kết quả khi có sự chênh lệch quá lớn của các chỉ tiêu tối đa và tối thiểu ví dụ như sự
khác biệt quá lớn giữa dân số thành thị và dân số vùng nông thôn.
Kiểu phụ thuộc theo thể tích Đặc tính số lượng của hiện tượng tương ứng với thể
tích của ký hiệu. Các ký hiệu thường được dùng là các khối cầu, khối lập phương hay khối
hình nón…
Kích thước của ký hiệu phụ thuộc theo thể tích được tính bằng công thức:
d=3V (3.5)
Trong đó:
d: là cạnh của ký hiệu
V: là thể tích của ký hiệu
Như vậy kích thước của ký hiệu chỉ tăng lên theo căn bậc 3 của số lượng hiện tượng,
nghĩa là kích thước của ký hiệu sẽ tăng chậm hơn so với sự phụ thuộc theo diện tích .
Ví dụ: Hai chữ số của hiện tượng chênh nhau 100 lần. Nếu biểu thị theo đường thì
kích thước của hai ký hiệu chênh nhau 100 lần, theo diện tích thì kích thước của hai ký
hiệu chênh nhau 10 lần, còn theo thể tích thì kích thước của chúng chỉ chênh nhau là
3
100 = 4,64 lần.
Như thế, các kiểu phụ thuộc theo thể tích áp dụng tốt trong những trường hợp các
chữ số số lượng của hiện tượng chênh nhau quá lớn. Ngược lại nếu số lượng của hiện
tượng không chênh nhau nhiều thì kích thước các ký hiệu ít khác biệt nhau.
a, Thang
25 100 300 1000liên tục50000
10000 tuyệt100000
đối 25 100 300 1000 b, Thang
10000 50000 liên
c100000
thang
tụcbậ
a) Thang liên tục tuyệt đối b) Thang liên tục bậc thang quy ước
Thang cấp bậc thường bao gồm các lo ại thang tầng sau:
- Thang cấp bậc theo cấp số cộng
1-3 3-10 10-30 30-100 100-300 300-1000
xây d ựng theo nguyên tắc
sau: a,
1-3 3-10 10-30 30-100 100-300
c) Thang cấp bậc tuyệt đối d) Thang cấp bậc quy ước
Trong thực tế xây dựng bản đồ, người ta không phản ánh đặc tính số lượng, hiện
tượng theo sự phụ thuộc toán học cứng nhắc, mà lại theo sự phụ thuộc tự do theo kinh
nghiệm và thực nghiệm.
Người ta thường biểu thị đặc tính số lượng hiện tượng theo các thang liên tục hay
thang cấp bậc.
■■ Theo thang liên tục: kích thước của các ký hiệu sẽ biến đổi liên tục theo sự biến đổi
về số lượng của hiện tượng. Việc biểu hiện bản đồ theo thang liên tục rất phức tạp vì phải
tính toán kích thước cho mỗi ký hiệu theo số lượng của hiện tượng.
■■ Thang cấp bậc (gián đoạn): kích thước của ký hiệu không thay đổi như thang liên
tục vì kích thước ký hiệu được chia theo từng cấp. Mỗi một cấp phản ánh một số lượng
gần nhau của các hiện tượng. Nhưng số lượng trong một cấp bậc sẽ đựơc thể hiện bằng
ký có độ lớn như nhau. Thang cấp bậc không thể xác định số lượng của hiện tượng chính
xác như thang liên tục, nhưng lại dễ tri giác hơn, khi dùng bản đồ không cần phải sử dụng
đến compa và các phép tính khác. Hơn nữa dùng thang cấp bậc có lợi là không sợ các chỉ
số của hiện tượng hầu như không vượt qua thang tầng của nó.
Thang cấp bậc thường bao gồm các loại thang tầng sau:
• Thang cấp bậc theo cấp số cộng được xây dựng theo nguyên tắc sau: a,a + b, a +
b + b’,….Thang này thích hợp để biểu thị đặc trưng những độ lớn biến đổi đồng
nhất và không mạnh mẽ
• Thang cấp bậc theo cấp số nhân được xây dựng theo nguyên tắc: a, ab, ab2, ab3….
Thang này thích hợp để biểu thị đặc trưng những độ lớn biến đổi đồng nhất và
không mạnh mẽ.
• Loại thang cấp bậc đứng trung gian giữa thang cấp bậc theo cấp số cộng và thang
cấp bậc theo cấp số nhân là thang cấp bậc với khoảng cách tăng lên theo bội số.
Ví dụ 20–30, 30–50, 50–90…ở đây khoảng cách tăng lên theo bội số là 2.
Ngoài ra còn loại thang bậc với khoảng cách quy ước, bậc thang này được dùng khi
tương quan giữa các độ lớn không cho phép các loại thang cấp bậc nói trên.
Thể hiện chất lượng của hiện tượng: Chất lượng của hiện tượng được biểu hiện bằng
hình dạng và màu sắc của ký hiệu. Ví dụ: trên các bản đồ kinh tế dùng hình tròn biểu thị
cho các ngành công nghiệp; thí dụ màu đỏ biểu thị khu công nghiệp cơ khí luyện kim,
màu xanh là công nghiệp dệt... Biểu thị các mỏ khoáng sản bằng các ký hiệu khác nhau:
hình vuông màu đen biểu thị mỏ than, hình tam giác đều màu đen biểu thị mỏ sắt...
Phương pháp ký hiệu có khả năng truyền đạt được các đặc trưng chất lượng, số lượng,
cấu trúc, sự phát triển của các đối tượng hoặc hiện tượng.
Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề dùng hình dạng hay mày sắc của ký hiệu để biểu
hiện chất lượng của hiện tượng, hình thức nào dễ phân biệt hơn. Có ý kiến cho sự khác
nhau về màu sắc để phân biệt sự khác nhau về hình dạng. Thực ra không hoàn toàn như
vậy. Màu sắc cũng như ký hiệu đều có thể gần giống nhau, khó phân biệt được nếu như
kích thước của ký hiệu quá nhỏ bé. Như thế, sử dụng màu sắc hay hình dạng để phản ánh
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 47
trường đại học nông lâm thái nguyên
sự khác nhau về chất lượng của hiện tượng không thể giải quyết một cách quyết đoán, mà
phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Thể hiện cấu trúc của hiện tượng: Trường hợp ở cùng một địa điểm có đến vài hiện
tượng thì việc biểu hiện sẽ trở lên phức tạp nếu như ở đây phải bố trí nhiều ký hiệu. Giải
quyết vấn đề này người ta thường kết hợp chúng vào cùng một ký hiệu có tổng lượng
chung, trong đó chia ra thành những phần theo tỷ lệ của các hiện tượng.
Ví dụ: Một trung tâm công nghiệp đa ngành, trong ký hiệu tổng lượng phân ra nhiều
phần phù hợp với tỷ lệ của các ngành công nghiệp. Một điểm dân cư có nhiều dân tộc sinh
sống, thể hiện tổng số dân của điểm dân cư bằng độ lớn của ký hiệu tổng lượng chung
(hình tròn hay hình vuông) trong đó lại chia ra từng phần phù hợp với tỷ lệ dân số của
từng dân tộc so với tổng số dân của điểm dân cư đó.
Thể hiện động lực của hiện tượng: Để biểu thị sự phát triển của hiện tượng nào đó,
người ta dùng ký hiệu tăng trưởng, tức là dùng một hay hệ thống các ký hiệu đặt chồng
lên nhau (Hình 3.2).
Phương pháp ký hiệu có nhiều khả năng biểu hiện tất cả các đặc tính của hiện tượng
(số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực) phân bố ở các điểm riêng biệt của lãnh thổ. Hơn
nữa phương pháp này mang tính cụ thể cao về mặt địa lý, cho phép ta nêu ra các quy luật
phân bố của hiện tượng một cách rõ ràng nhất. Tuy nhiên phương pháp này cũng đòi hỏi
yêu cầu cao đối với người thành lập bản đồ đó là:
• Tính chất chi tiết về tính địa lý của tài liệu, số liệu phải chi tiết và chính xác đối với
từng điểm phân bố của hiện tượng.
• Trên bản đồ phải xác định được vị trí phân bổ từng điểm của hiện tượng.
Thiếu một trong hai điều kiện trên, phương pháp ký hiệu khó có thể thực hiện được.
Trong đó:
• Q: là số lượng của hiện tượng
• P: là trọng số của điểm
• n: là số điểm
Từ công thức trên ta thấy: số lượng điểm của hiện tượng được thể hiện trên bản đồ
có liên quan tới trọng số của mỗi điểm. Nếu trọng số nhỏ thì số lượng điểm càng nhiều,
ngược lại trọng số lớn thì số lượng điểm càng ít. Chính vì thế vấn đề quan trọng nhất của
phương pháp chấm điểm là việc chọn trọng số của điểm cho hợp lý. Chọn trọng số của
các điểm căn cứ vào mức độ tập trung của các hiện tượng trên các điểm cụ thể của lãnh
thổ và tỷ lệ bản đồ vì tỷ lệ bản đồ quyết định việc phân bổ các điểm ở trên bản đồ, trọng
số nhỏ thì số lượng điểm sẽ nhiều, khi biểu hiện trên bản đồ nếu diện tích các điểm nhỏ
quá sẽ khó nhìn.
Ngoài ra, tình trạng phân bố của các hiện tượng cũng liên quan tới việc chọn trọng số.
Trong phương pháp chấm điểm, người ta sử dụng rộng rãi các loại ký hiệu hình học:
tròn, vuông, tam giác…và để phân biệt với các ký hiệu trong phương pháp ký hiệu, phương
pháp chấm điểm thường dùng các ký hiệu có kích thước bằng nhau được đặt rải rác trên
lãnh thổ.
Trong trường hợp phân bố số lượng của hiện tượng quá chênh lệch, không thể chọn
một trọng số phù hợp chung được, người ta có thể chọn hai hoặc ba cấp trọng số khác
nhau, nhưng không nên chọn quá nhiều cấp trọng số và chỉ nên áp dụng trong điều kiện
số lượng hiện tượng tương phản rõ ràng theo từng khu vực nhất định.
Phương pháp chấm điểm bị hạn chế trong việc biểu hiện chất lượng và động lực của
hiện tượng. Màu sắc của chấm điểm thường được dùng để thể hiện chất lượng và động
lực của hiện tượng. Ví dụ, chấm màu hồng biểu thị nam giới, chấm màu xanh biểu thị
nữ giới…
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 49
trường đại học nông lâm thái nguyên
10
20
11 2
nhất định để thể hiện.
Phương pháp này thể hiện đặc trưng 10 3
trình, độ lớn, xác suất của các hiện tượng. Hình 3.3. Một số dạng biểu đồ và biểu đồ định vị
Ví dụ tiến trình hàng năm của nhiệt độ, khác nhau
lượng mưa theo tháng…. Các biểu đồ định
vị được trình bày theo các hình thức khác nhau theo hệ toạ độ vuông góc, hệ toạ độ cực ở
dạng một đường cong, hay dạng biểu đồ hình cột (hình 3.3).
Hình 3.4. Các véctơ phân biệt theo hình dạng, độ rộng, màu sắc của cấu trúc bên trong
mặt nước, trên không trung; theo thời gian có sự di chuyển một lần (ví dụ đi tham quan
du lịch), di chuyển lặp lại có chu kỳ như gió mùa, di cư của chim, không có chu kỳ như
gió bão, gió xoáy.
Do đặc điểm của các hiện tượng đã nêu trên, phương pháp ký hiệu đường chuyển
động được biểu hiện dưới hai dạng khác nhau: dạng vectơ (thể hiện bằng các mũi tên),
dạng đường nét và dạng băng.
Dạng véctơ được sử dụng rộng rãi vì nó trực quan dễ thấy hướng di chuyển. Hướng
của véctơ cho biết hướng di chuyển của hiện tượng hay hướng của mối liên hệ, hướng
gió…Độ rộng hoặc chiều dài của véctơ biểu hiện chất lượng của hiện tượng, cấu trúc của
hiện tượng được biểu hiện bằng sự phân chia theo tỷ lệ trong véctơ, sự phân chia đó có thể
theo chiều ngang hay chiều dọc của véctơ (hình 3.4).
Khi phản ánh cường độ của hiện tượng, ví dụ lưu lượng chuyên chở khách, hàng hoá
hoặc cần thể hiện cả lưu lượng, cả thể loại, ta dùng ký hiệu chuyển động ở dạng “băng”
(băng tải, đai) được đặt dọc theo trục đường di chuyển. Chiều rộng của dải băng thể hiện
chất lượng của hiện tượng. Cấu trúc của hiện tượng được thể hiện bằng cách phân chia
dải băng thành các bộ phận theo tỷ lệ với trọng số của các hiện tượng hợp thành và được
phân chia bàng màu sắc hay kẻ vạch.
Tóm lại: Phương pháp ký hiệu dường chuyển động cho biết sự vận động của các
hiện tượng và trình bày rõ cả hướng vận động, phương thức và tốc độ di chuyển, số lượng,
chất lượng cũng như cơ cấu hiện tượng vận động.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 51
trường đại học nông lâm thái nguyên
Đặc tính số lượng của hiện tượng được phản ánh không phải bằng một đường đẳng
trị mà là một hiện tượng đường đẳng trị và có thể xác định được số lượng ở bất kỳ vị trí
nào trên bản đồ. Nhấn mạnh thêm đặc tính số lượng và để cho bản đồ trực quan hơn,
người ta thường kết hợp phương pháp đường đẳng trị với phần tầng màu, chú ý cường độ
màu phải phản ánh được hướng và trình tự của sự chuyển tiếp từ các trị số thấp nhất đến
các trị số cao nhất. Ví dụ biểu diễn địa hình và mật độ dân số…
Để vẽ được hệ thống đường đẳng trị, phải xác định được vị trí các điểm và chỉ số số
lượng của hiện tượng tại điểm đó. Số điểm càng nhiều, càng dày đặc thì đường đẳng trị
càng chính xác. Khi dựng hệ thống đường đẳng trị việc xác định khoảng cách giữa các
đường là rất quan trọng. Về nguyên tắc khoảng cách giữa các đường đẳng trị trên một bản
đồ có độ lớn bằng nhau là logic nhất. Khoảng cách giữa các đường đẳng trị tuỳ thuộc vào
đặc điểm của hiện tượng, tỷ lệ và mục đích của bản đồ.
Ngoài khả năng biểu thị đặc tính số lượng của hiện tượng, phương pháp đường đẳng
trị còn có thể biểu hiện một vài khác biệt về chất lượng hiện tượng qua màu sắc, hình dạng
của đường đẳng trị và ngay cả số lượng hiện tượng. Các đường đẳng trị cũng có thể cho
biết động lực của hiện tượng như sự thay đổi lớn của hiện tượng theo thời gian (sự gia
tăng dân số qua các năm), sự di chuyển của hiện tượng.
Mối liên hệ giữa phương pháp nền số lượng với những đặc điểm của đối tượng, hiện
tượng, phương pháp nền số lượng về mặt địa lý mang tính trìu tượng ít hoặc nhiều (phụ
thuộc voà mức độ thoát ly khỏi các hình thức cụ thể định vị các đối tượng, hiện tượng).
Phương pháp này tiện lợi khi nêu đặc trưng của các hiện tượng chỉ ở một cấp trung gian.
Tuy nhiên, tính năng động của các chỉ số số lượng được truyền đạt bằng phương pháp này
rất hiệu quả.
Phương pháp nền số lượng đòi hỏi cơ sở địa lý khá chi tiết để xây dựng được các
đường viền nền.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 53
trường đại học nông lâm thái nguyên
Tỷ lệ sinh
Tỷ lệ chết
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Số nữ
Số nam
nhỏ hay tròn nhỏ…) mỗi hình nhỏ đó biểu thị một số lượng nhất định của các hiện tượng
được biểu hiện. Như thế đặc trưng số lượng của hiện tượng đại diện cho một đợn vị hành
chính bằng tổng số các hình nhỏ với chỉ số lượng được chọn. Chất lượng của hiện tượng
được thể hiện bằng màu sắc hoặc hình dạng của các hình nhỏ. Ví dụ biểu hiện tổng số dân
theo nam nữ của các xã bằng nhóm những hình có giá trị tương đương nhau (hình 3.7).
Phương pháp Cartodiagram còn thể hiện được cả cấu trúc của hiện tượng bằng cách
chia các biểu đồ thành những phần nhỏ tương ứng với các thành phần của hiện tượng.
Ngoài những khả năng trên, phương pháp Cartodiagram còn thể hiện được cả động
lực của hiện tượng. Động lực của hiện tượng được thể hiện bằng nhiều cách: có thể dựng
các biểu đồ có độ lớn khác nhau tương ứng với số lượng hiện tượng qua các thời kỳ khác
nhau đặt lồng lên nhau như phương pháp ký hiệu. Ví dụ biểu diễn số dân của một đơn vị
hành chính tỉnh, huyện, xã qua các thời kỳ khác nhau (hình 3.8). Hoặc có thể bố trí nhiều
hình cột đặt cách nhau để thể hiện sự phân bố dân số qua các năm.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 55
trường đại học nông lâm thái nguyên
Phương pháp Cartodiagram được sử dụng nhiều để thành lập các bản đồ kinh tế–xã
hội, vì phương pháp này có những ưu điểm cơ bản sau:
• Bằng phương pháp Cartodiagram, trên cùng một bản đồ có thể thể hiện một vài chỉ
tiêu khác nhau, thể hiện rõ ràng mối quan hệ qua lại và sự kết hợp các yếu tố nội
dung thể hiện trên bản đồ. Khi nghiên cứu lập các loại bản đồ, các mối tương quan
số lượng được tính toán một cách chính xác và đầy đủ.
• Các bản đồ được thành lập bằng phương pháp Cartodiagram thể hiện được nội
dung nghiên cứu một cách rõ ràng, dễ đọc, dễ so sánh.
Về mặt hình thức biểu hiện bề ngoài thì các bản đồ (diagram) được sử dụng trong
phương pháp Cartodiagram rất giống với các ký hiệu được dùng trong phương pháp ký
hiệu. Nhưng thực ra giữa hai phương pháp này lại khác nhau về nguyên tắc. Các ký hiệu
trong phương pháp ký hiệu được định vị theo điểm, tức theo vị trí chính xác của đối tượng
được thể hiện, còn các biểu đồ trong phương pháp Cartodiagram thể hiện số lượng của
hiện tượng được thống kê trong từng đơn vị lãnh thổ gắn liền với sự phân chia lãnh thổ.
Do vậy buộc phải có ranh giới phân chia lãnh thổ.
thành lập bản đồ. Vì thế, phải tuỳ theo mục đích thành lập mà chọn thang bậc sao cho
hợp lý.
Trong thực tế nghiên cứu, xây dựng các bản đồ, chúng ta thấy mỗi phương pháp
đều có những đặc điểm riêng, nên phải lựa chọn phương pháp biểu hiện cho thích hợp,
thường là phải phối hợp nhiều phương pháp để thể hiện nhiều nội dung và nâng cao chất
lượng bản đồ.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 57
trường đại học nông lâm thái nguyên
• Ghi theo dạng chữ chính thức của địa phương hoặc quốc gia;
• Phiên âm theo cách phát âm gốc và ghi bằng các âm của nước sử dụng. Cách này có
khó khăn là nhiều khi âm không giống nhau;
• Chuyển tự dùng các âm tương đương để ghi. Cách này hay dùng ở các nước Tây Âu
vì nó tạo điều kiện khôi phục dạng gốc;
• Dịch nghĩa: cách này chỉ hạn chế ở một số địa danh tự nhiên như Biển Đen, Đất
Mới...
• Giữ cách dùng cũ thói quen truyền thống như Úc, Ý,...
Trên bản đồ có rất nhiều địa danh, để tìm nhanh địa danh trên bản đồ, kèm thêm với
mỗi bản đồ người ta có bảng chỉ dẫn địa danh. Địa danh trên bảng được ghi theo trình
tự a, b, c. Mỗi địa danh gồm các thông tin: loại địa danh, toạ độ; thông tin về dân số, diện
tích...
3.3.2.2. Cách chuyển ghi địa danh quốc tế của Việt Nam
Từ năm 2006, Cục Đo đạc và Bản đồ đã thực hiện đề án “Xây dựng hệ thống thông tin
địa danh Việt Nam và quốc tế phục vụ công tác lập bản đồ”. Đến nay đã hoàn tất 6.000 địa
danh quốc tế được phiên chuyển sàn tiếng Việt theo quy định.
Ngày 31/12/2007 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 24/2007/
QĐ-BTNMT về Danh mục địa danh quốc tế thể hiện trên bản đồ sau khi được Bộ Ngoại
giao nhất trí thông qua. Có 6.000 địa danh quốc tế trong danh mục sẽ là chuẩn cho các tổ
chức, đơn vị sử dụng khi lập bản đồ.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 59
trường đại học nông lâm thái nguyên
Thay đổi những đối tượng đứng riêng biệt bằng ký hiệu tập hợp: Đó chính là sự
thay thế các ký hiệu cho từng đối tượng riêng lẻ bằng các ký hiệu có khái niệm tổng quát.
Ví dụ: Trên các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, các điểm dân cư được thể hiện chính xác
bằng các điểm định vị của các công trình riêng biệt, được thu nhỏ theo tỷ lệ bản đồ. Tiếp
đó, tổng quát hoá, thể hiện các điểm dân cư đó theo các khu phố. Tiếp tục thu nhỏ tỷ lệ
bản đồ thì điểm dân cư chỉ còn được thể hiện bằng ngoại hình, nếu tỷ lệ nhỏ hơn nữa thì
điểm dân cư đó thể hiện bằng vòng tròn.
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 61
Chương 4
THIẾT KẾ
VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ
Thiết kế bản đồ được bắt đầu từ nghiên cứu nhiệm vụ và các vấn đề đặt ra với bản đồ
cần thành lập. Đó là các vấn đề liên quan đến biên tập, công nghệ và tổ chức sản xuất bản đồ.
Kết quả của quá trình thiết kế bản đồ là soạn thảo ra các thông số tối ưu cho bản đồ
cần thành lập. Đây là cơ sở để thực hiện các công việc biên tập cụ thể. Thiết kế bản đồ
được thực hiện trên cơ sở các quy luật của các môn khoa học kỹ thuật. Các môn khoa học
này có liên quan đến tính chất, đặc điểm của các tác phẩm bản đồ cần lập.
Quá trình thiết kế bản đồ gồm các công việc sau:
• Xác định mục đích, ý nghĩa của bản đồ cần thành lập.
• Thiết kế cơ sở toán học.
• Thiết kế nội dung bản đồ.
• Thiết kế trình bày bản đồ.
• Thiết kế chuẩn bị in bản đồ.
a. Lựa chọn tỷ lệ bản đồ Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào các vấn đề sau:
• Phụ thuộc vào mục đích thành lập bản đồ.
• Phụ thuộc vào diện tích lãnh thổ đo vẽ.
• Phụ thuộc vào cấu trúc sản phẩm bản đồ.
Tỷ lệ quyết định kích thước không gian của mô hình, chính vì vậy mà độ chính xác
có thể đạt được từ các kết quả đo toạ độ, độ dài trên bản đồ, mức độ đầy đủ và chi tiết của
nội dung bản đồ phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ bản đồ.
Khi lựa chọn tỷ lệ bản đồ người ta thường phải căn cứ theo mục đích ý nghĩa bản đồ,
yêu cầu độ chính xác khi đo đạc trên bản đồ, mức độ đầy đủ khi truyền đạt, thể hiện đối
tượng từ thực tế lên bản đồ.
c. Lựa chọn và trình bày lưới toạ độ, lưới chiếu bản đồ
Bản đồ là mô hình ghi lại vị trí không gian của đối tượng trong hệ toạ độ đã được
lựa chọn. Hệ toạ độ này cần có lưới toạ độ cần thiết cho xác định tọa độ điểm bất kỳ trên
bản đồ.
Trên bản đồ địa lý người ta thường sử dụng hệ toạ độ địa lý để xác định vị trí các
điểm, đối tượng trên bề mặt Trái đất tương đối so với bề mặt Elipsoid.
Để xác định toạ độ địa lý người ta thường dùng lưới chiếu bản đồ. Lưới chiếu bản đồ
là hình ảnh của phép chiếu bản đồ được thể hiện thông qua lưới đường kinh tuyến và vĩ
tuyến.
Bảng 4.1. Khoảng cách giữa các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên lưới chiếu bản đồ
Tỷ lệ bản đồ
Bản đồ 1:500.000 1:10.000.000
1:1.000.000 1:5.000.000 1:7.500.000
1:2.500.000 1:15.000.000
Để bàn 30’ 10 20 40 50
Treo tường 10 20 4 – 60 80 100
Ví dụ: Bản đồ địa chính tỉ lệ lớn yêu cầu đưa thêm một số điểm độ cao đặc trưng, một
số điểm khống chế trắc địa địa chính. Hay như bản đồ hằng hải chúng ta phải đưa thêm
vị trí của các ngọn hải đăng.
Ngày nay với sự phát triển về khoa học, công nghệ thì việc thiết kế cơ sở toán học cho
tờ bản đồ được thựa hiện trên máy tính và các phần mềm chuyên dụng, phần mềm phổ
biến nhất hiện nay là MicroStation.
b. Lựa chọn cách phân loại, các đặc điểm và chỉ số của nội dung bản đồ
Về nguyên tắc phân loại nội dung bản đồ được thực hiện theo nguyên tắc từ chung
đến riêng, từ khái quát đến chi tiết.
• Việc lựa chọn màu sắc cũng phải phù hợp với phong tục tập quán của địa phương
dân tộc.
• Màu sắc thể hiện trên bản đồ phải được sử dụng phối hợp tuân thủ nguyên tắc
tổ hợp màu trong mỹ thuật, hội họa.
Công tác chuẩn bị biên tập là giai đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất bản đồ. Ở
giai đoạn này người ta tiến hành:
• Thiết kế bản đồ và các công việc khác có liên quan.
• Soạn thảo tài liệu biên tập.
Công việc chuẩn bị biên tập được tiến hành đồng thời với thiết kế bản đồ, bao gồm:
• Các công việc tổ chức chuẩn bị.
• Thu thập, hệ thống hoá và phân tích các tư liệu bản đồ.
Kế hoạch biên tập được soạn thảo trên cơ sở các tư liệu thiết kế bản đồ. Nó là tài
liệu cơ bản thiết kế bản đồ (gồm các tư liệu cho trước và chỉ dẫn thành lập, chuẩn bị in và
in bản đồ). Biên tập trong quá trình thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ bao trùm toàn bộ
các chỉ đạo kỹ thuật, kiểm tra chất lượng trong các giai đoạn sản xuất bản đồ.
Biên tập viên bản đồ là người thực hiện các công việc biên tập. Họ là những nhà
bản đồ có kinh nghiệm, là nhà lãnh đạo sản xuất bản đồ. Họ lãnh đạo và kiểm tra các giai
đoạn sản xuất bản đồ cho phù hợp và tuân thủ theo các quy phạm đã đề ra cho bản đồ.
Cùng làm việc với biên tập viên bản đồ còn có biên tập viên kỹ thuật, đặc biệt là biên tập
viên kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn bị in và in bản đồ.
Ngày nay, người ta ứng dụng các công nghệ tin học để thu nhập, bảo quản, truy nhập,
cung cấp các thông tin bản đồ. Các bản đồ có thể thành lập và lưu trữ ở dạng bản đồ số.
4.3.2.3. Soạn thảo các tài liệu biên tập cho sản xuất tác phẩm bản đồ
và các dạng tài liệu
Soạn thảo tài liệu biên tập bản đồ và thiết kế bản đồ là 2 quá trình tương hỗ liên quan với
nhau. Chúng được thực hiện đồng thời trong thứ tự xác định, khi biên tập viên quyết định
các vấn đề về cấu trúc bản đồ, nội dung bản đồ, nguyên tắc tổng quát hoá, công nghệ sản
xuất bản đồ.
Thiết kế bản đồ và các giải pháp kỹ thuật trên bản đồ kết hợp với các nguyên tắc biên
tập tạo ra tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể.
• Mức độ hiện đại, mới, đầy đủ, chi tiết của nội dung.
• Độ chính xác.
• Sự tương ứng của bản đồ với thực tế.
• Khả năng ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
• Mục đích khoa học và ý tưởng của bản đồ.
Khi phân tích, đánh giá tư liệu bản đồ cần: Nghiên cứu kỹ các nguồn tư liệu để nhận
được các khái niệm về đối tượng, cách tổng quát hoá đối tượng; cần sử dụng các bản đồ
trực nhật để thống kê sự thay đổi của khu vực bản đồ thể hiện.
Kế hoạch biên tập gồm các phần chính sau:
• Các khái niệm chung về bản đồ, về mục đích và các đặc tính cơ bản của bản đồ.
• Cơ sở toán học bản đồ, các chỉ dẫn xây dựng.
• Các tư liệu bản đồ, các chỉ dẫn thứ tự và phương pháp sử dụng chúng.
• Đặc điểm địa lý và các khái niệm về các đối tượng bản đồ.
• Các yếu tố nội dung bản đồ, các chỉ dẫn thành lập và tổng quát hóa chúng.
• Công nghệ thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ.
Trong phần kế hoạch biên tập có công nghệ thành lập, trình bày, chuẩn bị in và in bản
đồ với các chỉ dẫn đầy đủ, ngắn gọn (tỷ lệ bản gốc biên vẽ, bản gốc thanh vẽ, số lượng bản
gốc, nguyên liệu để làm bản gốc (giấy, điamát,...)).
4.3.3.2. Biên tập bản đồ trong giai đoạn thành lập, chuẩn bị in và in
bản đồ
■■ Trong quá trình thành lập bản đồ, biên tập viên làm công việc lãnh đạo kỹ thuật
cho người thành lập và kiểm tra bản đồ. Mục đích chính là đảm bảo các công việc thành
lập bản đồ được thực hiện với chất lượng cao. Để đạt được điều này, người thực hiện phải
chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn (quy trình, quy phạm, hướng dẫn biên tập).
• Biên tập viên phải cho người thành lập bản đồ nghiên cứu và làm quen với kế
hoạch biên tập, công nghệ sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng với sản phẩm.
• Biên tập viên tư vấn, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thành lập bản đồ
ngay tại nơi làm việc. Toàn bộ hoạt động của biên tập viên nhằm đảm bảo sản phẩm
bản đồ có tính khoa học, chính trị cao, có tính sáng tạo của người thành lập bản đồ.
• Biên tập viên phải tiến hành theo dõi, hướng dẫn thường xuyên công việc thành
lập bản đồ (từng công việc, từng nội dung), hướng dẫn sử dụng các tài liệu biên
tập, các nguyên liệu mới, công nghệ trang thiết bị mới. Khi kiểm tra xem xét bản
gốc biên vẽ người biên tập viên xem xét chất lượng thành lập tất cả các yếu tố nội
dung, kiểm tra sự đúng đắn chọn lọc và loại bỏ, khái quát đối tượng, sự áp dụng
các ký hiệu quy ước cho bản đồ, sự phù hợp nội dung với các bản đồ khác lân cận
(đối với bản đồ địa hình).
• Biên tập viên đặc biệt chú ý hướng dẫn thể hiện các nội dung bản đồ có liên quan
đến chủ trương, chính sách và các tài liệu pháp lý của nhà nước (như ranh giới
hành chính – chính trị,...).
• Biên tập viên cũng là người chỉ đạo, kiểm tra sửa chữa các sai sót trong các bước
công việc. Sau khi kiểm tra, hoàn thành toàn bộ công việc thành lập bản đồ gốc
biên vẽ, tiến hành ghi lý lịch bản đồ và ký duyệt. Sau đó, các bản đồ gốc biên vẽ
được chuyển đến bộ phận kiểm tra kỹ thuật và đến bộ phận chuẩn bị in và in
bản đồ.
■■ Mục đích biên tập trong giai đoạn trình bày và chuẩn bị in bản đồ là đảm bảo
chuẩn bị tốt các bản thanh vẽ tương ứng với ký hiệu quy ước, với bản gốc biên vẽ về nội
dung, tuân thủ công nghệ hoàn thành công việc ở giai đoạn này. Sau khi kiểm tra bản gốc
thanh vẽ, vờn bóng địa hình (nếu có), bản gốc màu, mẫu hướng dẫn phân tô tách màu,
bản thử nét, lý lịch bản đồ, biên tập viên ký duyệt rồi chuyển sang OTK và chuyển cho bộ
phận in bản đồ.
■■ Trong giai đoạn in bản đồ, biên tập viên cùng với biên tập viên kỹ thuật giải quyết
các vấn đề có liên quan đến yêu cầu và khả năng của công nghệ in ấn (phương pháp phiên
hình, phương pháp chế khuôn in, lựa chọn máy in,...).
• Biên tập viên xem xét cẩn thận bản thử màu và các ghi chú, nhận xét của biên tập
viên kỹ thuật, của người kiểm tra, sau đó ký duyệt lên bản thử màu.
• Biên tập viên cũng xem xét các tờ in kiểm tra trong quá trình in ấn xuất bản đồ
và ký duyệt cho phát hành bản đồ.
• Khi in lại các bản đồ (còn có khuôn in, bản gốc) biên tập viên chỉ ra, xác định sự
thay đổi của lãnh thổ bản đồ so với bản đồ cũ từ đó xác định các nội dung bản đồ
cần hiệu chỉnh và phương pháp hiệu chỉnh bản đồ. Tuỳ thuộc vào mức độ thay
đổi nội dung trên bản đồ cũ mà người ta quyết định hiệu chỉnh bản đồ hay làm
mới bản đồ (thông thường nội dung bản đồ thay đổi dưới 45% thì hiệu chỉnh,
nếu lớn hơn 45% nội dung thì tiến hành làm mới bản đồ.
Sản phẩm dùng của giai đoạn này là kế hoạch biên tập và các phụ lục, chỉ dẫn kèm theo.
Các tư liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ mới có thể ở dạng bản đồ tư liệu (hình
ảnh bản đồ) hay ở dạng số liệu biểu bảng, văn bản,...để nhập vào máy tính điện tử cần phải
qua quá trình số hoá tư liệu bản đồ.
Số hoá tư liệu bản đồ thực chất là quá trình biến đổi các ngôn ngữ, hình ảnh thông
thường sang dạng ngôn ngữ máy tính.
Quá trình số hoá tư liệu bản đồ có thể được thực hiện bằng những phần mềm chuyên
dụng mua của các hãng máy tính nước ngoài như: Autocad, Mapinfo, Intergraph,... trên
các máy tính điện tử hoặc có thể số hoá bằng các thiết bị thủ công (Bàn số hoá).
Tuỳ thuộc vào trang thiết bị của các cơ sở sản xuất, trình độ tay nghề cán bộ công
nhân viên, nguồn tư liệu bản đồ, yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác của bản đồ cần thành lập,
mối liên hệ với quy trình công nghệ sản xuất tiếp theo mà người ta lựa chọn phương pháp
số hoá và các phần mềm dùng để số hoá. Thí dụ đối với các tư liệu bản đồ cũ có hình ảnh
không rõ ràng thì số hoá bằng bàn số hóa, các tư liệu ở dạng số, biểu bảng được nhập qua
bàn phím, các tư liệu bản đồ cũng có thể được quét trên máy quét sau đó số hoá (vectơ
hoá) trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng.
Theo đặc điểm và các tính năng kỹ thuật, các thiết bị số hoá có thể chia làm 2
nhóm chính:
• Các thiết bị số hoá thủ công (bàn số hoá) được các hãng máy tính nước ngoài sản
xuất (Mỹ, Anh, Đức,...).
• Các trang thiết bị số hoá bán tự động và tự động: Bao gồm các máy quét (scanner)
đen trắng, màu với độ phân giải khác nhau, kích thước bản vẽ từ A4→ A0. Tư liệu
bản đồ sau khi quét trên máy quét được đưa vào máy tính. Bằng các phần mềm
chuyên dụng, người ta tiến hành số hoá. Tuỳ thuộc vào chất lượng hình ảnh đã
quét và phần mềm sử dụng để số hoá, người ta tiến hành số hoá tự động hoặc bán
tự động.
Để thuận tiện cho sử dụng và lưu trữ thông tin bản đồ và cũng để tránh nhầm lẫn, bỏ
sót trong quá trình số hoá bản đồ, người ta thường tiến hành tách lớp nội dung bản đồ.
Việc tách lớp nội dung bản đồ phụ thuộc vào đặc điểm của tư liệu bản đồ, yêu cầu đối với
bản đồ cần lập, sự thuận tiện cho sử dụng và lưu trữ, bảo quản thông tin bản đồ.
Các dữ liệu thông tin bản đồ khi nhập vào máy tính điện tử thường được thể hiện
dưới 2 dạng chính:
• Dạng raster: Đó là dạng lưu và thể hiện hình ảnh bản đồ bằng tập hợp các điểm ảnh
có độ sáng tối, mật độ quang học và màu sắc khác nhau. Chất lượng hình ảnh phụ
thuộc vào độ phân giải của máy móc thiết bị (Kích thước của một đơn vị điểm ảnh:
pixel).
• Dạng vectơ: Hình ảnh bản đồ là tập hợp các điểm có toạ độ xác định (x,y,z) trong
một hệ tọa độ xác định và chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bản đồ địa hình là mô hình đồ họa về mặt đất, nó cho ta khả năng nhận thức bề mặt
địa lý bằng cái nhìn tổng quát, dễ thấy, dễ lấy thông tin, đếm đọc chi tiết hoặc đo đạc
chính xác.
Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định được tọa độ, độ cao của bất kỳ
điểm nào trên mặt đất; khoảng cách, phương hướng giữa 2 điểm...
Bản đồ địa hình phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
• Bản đồ cần phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng rõ ràng, nhanh chóng ở
ngoài thực địa.
• Các yếu tố biểu thị trên bản đồ phải đầy đủ, chính xác. Mức độ đầy đủ và tỷ mỉ phải
phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. Độ chính xác biểu thị
các yếu tố nội dung cần phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ.
đường phố với độ rộng quy định (0.5-0.8 mm) điều này mang đến sự ảnh hưởng là giảm
diện tích các ô phố trên bản đồ.
Các bản đồ tỷ lệ 1:100.000 và nhỏ hơn phải biểu thị tất cả các điểm dân cư.
các đường bình độ phụ (bình độ nửa khoảng cao đều) và đường bình độ bổ sung. Trong
nhiều trường hợp người ta còn tăng dày khoảng cao đều cơ bản, khoảng cao đều lớn nhất
thường dùng cho các vùng núi cao.
Trên bản đồ phải biểu thị đầy đủ các dạng địa hình có liên quan đến sự hình thành
tự nhiên (như các dãy núi của đỉnh núi, yên núi, thung lũng…) và các địa hình nhân tạo
(như chỗ đào sâu, chỗ đắp cao, các loại đê đập ngăn nước, các ngôi mộ cổ…).
Trước tiên cần xác định đặc điểm chung của dáng đất và vạch ra dạng địa hình cơ bản
đặc trưng cho dáng đất, chỉ ra các điểm quan trọng phản ánh được đặc điểm độ dốc của
các sườn gần đỉnh, đặc điểm của lòng máng mương suối.
Để đặc trưng đầy đủ hơn cho địa hình trên bản đồ người ta còn ghi chú độ cao đường
bình độ, độ cao của các điểm có tính chất khống chế. Để được địa hình, trên các đường bình
độ ở đỉnh, ở yên núi hoặc ở nơi dạng địa hình không rõ ràng người ta còn đặt vạch chỉ dốc.
Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì được biểu thị bằng các
ký hiệu riêng (ví dụ: vách đứng, núi đá vôi) ngoài ra trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao.
Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung và những dạng
địa hình cơ bản và đặc trưng của nó.
chuẩn thì không được loại bỏ mà phải thể hiện bằng cách kết hợp với các loại đất hoặc
thực vật hoặc gộp vào một đường viền chung, hoặc dùng ký hiệu quy ước không cần
đường viền. Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương
diện đồ hoạ, thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng.
5.4.7.1. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ
1:1.000.000
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 40 x 60 là giao nhau của múi 60 chia theo đường
kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vĩ tuyến. Ký hiệu múi được đánh bằng số Ả Rập
1,2,3,… bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 1800 và 1740T, ký hiệu múi tăng từ Đông
sang Tây.
256 mảnh tỷ lệ
1: 5.000
9 mảnh tỷ lệ 16 mảnh tỷ lệ
1: 2.000 1: 500
4 mảnh tỷ lệ
1: 1.000
Ví dụ:
• múi 1: 1800–1740 T
• múi 30: 60T–00
• múi 31: 00 – 60Đ
• múi 60: 1740 Đ–1800
Ký hiệu đai được đánh bằng các chữ cái La tinh A, B, C… (bỏ qua chữ cái O và I để
tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 00 và 40B, ký hiệu đai
tăng từ xích đạo về hai cực.
Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ cái
N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-yy),
trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh theo
kiểu UTM quốc tế.
Hình 5.4 (a) là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 F-48 (NF-48). (F: là ký hiệu
đai; 48 là ký hiệu múi; phần trong ngoặc là phiên hiệu theo UTM quốc tế).
5.4.7.2. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ
1:500.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh
có kích thước 20 x 30, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kim đồng
hồ bắt đầu từ góc Tây–Bắc.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là: phiên hiệu mảnh bản đồ gốc (1:1.000.000)
– ký hiệu mảnh bản đồ 1:500.000 (phiên hiệu theo UTM quốc tế)
Hình 5.4 (b) là ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu F- 48- D (NF-48-C).
5.4.7.3. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ
1:250.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh có
kích thước 10 x 1030’ ký hiệu bằng các số Ả Rập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:250.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ 1:250.000 là: phiên hiệu mảnh bản đồ 1:1.000.000
gốc – ký hiệu mảnh bản đồ 1:250.000.
Hình 5.4 (c) là ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 có phiên hiệu F-48-D-4 (NF-48-16).
5.4.7.4. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ
1:100.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, mỗi mảnh
có kích thước 30’ x 30’, ký hiệu bằng số Ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập so
với hệ thống bản đồ tỷ l