Вы находитесь на странице: 1из 14

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 6

Câu hỏi: Phântích vai trò và tác động của văn


hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp? Phân
tích cách xây dựng Văn hóa ứng xử của một
doanh nghiệp?

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối


quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các
đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc,
được xây dựng trên những giá trị chung của doanh
nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử


riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng
xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp
phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối
quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh
nghiệp mới có phát triển bền vững.

I- Vai trò, biểu hiện và tác động của văn hóa


ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp.
1- Vai trò của văn hóa ứng xử

- Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng


thành công hơn.

Khi cách ứng xử của các thành viên trong doanh


nghiệp chở thành một quy tắc, một chuẩn mực thì sẽ
tạo dựng được những kết quả nhất định trong thành
công của doanh nghiệp. Những người có cách ứng xử
tốt thì sẽ là những người ở bên ta cả lúc thành công
và những lúc gặp hoạn nạn

- Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của


công ty.

Theo Letitia Basldrige : “ Phép ứng xử khéo léo


là hiệu quả có giá trị, chúng làm tăng phẩm chất của
đời sống, đóng góp cho đạo đức người lãnh đạo tốt
nhất, làm đẹp thêm hình tượng của công ty, và do đó
nó đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề phát sinh lợi
nhuận. mặt khác, việc đối xử tốt, dốt nát, không cẩn
thận thì làm đánh mất đi nhân cách của con người,
cũng như sự thăng tiến và ngay cả việc làm”. Như
vậy, cách cư xử của cấp trên với cấp dưới trong nội
bộ doanh nghiệp cần phải được kết hợp một cách hài
hòa vì lợi ích chung, mục tiêu chung của doanh
nghiệp để tạo được sức mạnh nội lực trong doanh
nghiệp, từ đó có thể nâng cao được lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.

- Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ
cho mọi thành viên.

Mọi thành viên trong công ty cần phải dựa trên


những giá trị chuẩn mực đã được thiết lập trong
doanh nghiệp để có thể chủ động, sasng tạo, có tinh
thần trách nhiệm cao, hoàn thành được tốt công việc
mà mình đảm nhiệm.

- Văn hóa ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị


của mỗi cá nhân.

Mỗi cá nhân khi đã tham gia vào hoạt động của


tổ chức thì đều có địa vị, trách nhiệm, quyền hạn
nhất định. Một người có cách ứng xử tốt không những
giúp họ hoàn thành được tốt công việc mà mình được
giao mà còn giúp cho hình ảnh của họ đẹp hơn trong
mắt cấp trên và đồng nghiệp.

2- Biểu hiện của văn hóa ứng xử

Trong cuộc sống hằng ngày con người chúng ta


luôn luôn phải giao tiếp, ứng xử với người xung
quanh, ứng xử bên trong doanh nghiệp cũng là một
phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi
cá nhân khi tham gia vào một tổ chức nào đó thì đều
phải tạo cho mình khả năng thích nghi cao trong
việc ứng xử. Đó là việc ứng xử thích nghi với cấp trên,
ứng xử thích nghi với cấp dưới, ứng xử thích nghi với
đồng nghiệp.

a- Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới

Mỗi nhà quản trị đều có năng lực, tính cách, tư


duy khác nhau từ đó hình thành nên phong cách lãnh
đạo khác nhau như: phong cách lãnh đạo độc đoán,
phong cách lãnh đạo tự do, phong cách lãnh đạo dân
chủ. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có một cách cư xử,
làm việc với cấp dưới là khác nhau. Nhưng nhìn
chung, khi ứng xử với cấp dưới của mình, các nhà
quản trị cần phải:

- Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công


khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ

- Có chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện


công việc quản lý, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển
trách, khen thưởng và phải itến hành công bằng. Khi
khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của
tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi
phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ chấp
nhận và phấn đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên làm tốt,
hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể

- Thu phục được nhân viên dưới quyền: Những


phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản
hồi của khách hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem xét
tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên.
- Biết khen ngợi nhân viên khi nhân viên hoàn
thành tốt công việc được giao

- Quan tâm tới thông tin phản hồi từ phía nhân


viên: nhà lãnh đạo không nên chỉ làm theo ý kiến chủ
quan của mình mà cần phải quan tâm tới những gì
thông tin phản hồi lại. Dù đó là thong tin phản hồi
tích cực hay tiêu cực thì đều phải quan tâm tới và có
những điều chỉnh hco phù hợp.
- Quan tâm tới đời sống riêng tư của nhân viên
nhưng không quá tò mò: nhà lãnh đạo tốt là nhà lãnh
đạo không chỉ biết quan tâm tới nhân viên trong công
việc mà còn biết quan tâm tới cả đới sống riêng tư
của nhân viên mình. Có thể chỉ là những câu hỏi
thăm xã giao hay tổ chức sinh nhật cho nhân viên
của mình…Những điều đó dù nhỏ nhưng cũng giúp
nhân viên cảm thấy được quan tâm khi đó họ sẽ cố
gắng làm việc hơn.

- Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả:


Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết
những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung đột
lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết
sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các
bên liên quan đều thỏa mãn
b- Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Những nhà lãnh đạo thành công đều là những


người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp
dưới quản lý được cấp trên, tạo sự thấu hiểu giữa hai
bên. Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với
nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên
tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của
mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh
đạo

- Cấp dưới cần phải biết cách thể hiện tối đa vai
trò của mình trước cấp trên.
- Tôn trọng và biết cách cư xử đúng mực với cấp
trên: Cấp trên là người tuyển chọn, giao nhiệm vụ và
trả lương cho nhân viên. Vì vậy, trong mối quan hệ
với cấp trên, nhân viên cần phải xử sự một cách đúng
mực, tránh việc cư xử xuồng xã với cấp trên của
mình.

- Làm tốt công việc được giao

- Chia sẻ thành công cũng như khó khăn trong


công việc với sếp.
- Nhiệt tình trong công việc để hoàn thành tốt
nhất công việc được giao.

c- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp

- Tạo sự lôi cuốn giữa các đồng nghiệp với nhau.

- Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau.

- Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp: Ngoài


cuộc sống với xã hội, khi bạn đi làm thì các mối quan
hệ của bạn chủ yếu gắn liền với công việc, những
người đồng nghiệp là những người sẽ giúp đỡ bạn
những khó khăn trong công việc. Vì vậy, tạo mối
quan hệ tốt với đồng nghiệp là việc nên làm.

- Câu hỏi đặt ra cho cả lớp: Nhiều doanh nghiệp


đang lấy khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế” làm
tiêu chí phát triển hàng đầu, nhưng Chuyên gia về
văn hoá doanh nghiệp Paul Spiegelman, một giám
đốc điều hành tại Mỹ lại nghĩ khác: Đồng nghiệp mới
là thượng đế .Các bạn nghĩ sao về câu nói này?
d- Văn hóa ứng xử với công việc

- Cẩn thận trong cách cư xử trong cách ăn mặc


của bạn: Nếu công ty của bạn có đồng phục thì bạn
phải mặc đồng phục của công ty theo đúng quy định.
Nếu công ty bạn không có đồng phục của công ty thì
bạn cần phải chú ý đến cách ăn mặc của mình sao
cho phù hợp với công việc, môi trường làm việc của
mình.

- Tôn trọng lĩnh vực của người khác: Mỗi cá nhân


vào một tổ chức thì đều có một sở trường riêng và
một lĩnh vực riêng của mình, bạn cũng vậy. Nếu bạn
muốn được chuyên môn của mình được tôn trọng thì
trước hết bạn bạn phải tôn trọng chuyên môn của
người khác. Đừng phê bình, chỉ trích hay dánh giá
thiếu khách quan về lĩnh vực mà mình không am hiểu
kỹ càng.
- Mở rộng kiến thức của bạn: Môi trường kinh
doanh luôn luôn biến động, nhiều yếu tố sẽ tác động
trực tiếp đến công việc của bạn. Đừng tự hài lòng với
những hiểu biết của bạn, có thể bây giờnhững hiểu
biết đó là tôt nhất, tối ưu nhất, nhưng theo thời gian
nó sẽ trở thành lạc hậu. Bạn luôn phải tự tìm cách
cập nhật, làm mới kiến thức của mình, có như vậy thì
bạn mới có thể hoàn thành được tốt công việc àm
mình được giao.

- Tôn trọng giờ giấc làm việc: Bạn cần phải tôn
trong giờ giấc làm việc. Nhưng không phải đi đúng
giờ và về đúng giờ, việc đi đúng giờ là điều bắt buộc
còn giờ về phải tùy thuộc vào tiến độ làm việc của
bạn trong ngày.

- Thực hiện công việc đúng tiến độ: Khi công việc
của bạn được giao bạn hãy cố gắng làm đúng thời
hạn được giao mà thậm chí là sớm hơn như vậy sẽ
không ảnh hưởng đến công việc của những người
khác.

- Biết cách lắng nghe: Hãy biết cách lắng nghe và


tiếp thu những đóng góp, những ý kiến liên quan đến
công việc của bạn. Dù là tích cực hay tiêu cực thì nó
cũng sẽ giúp ích được một phần nào đó cho công việc
của bạn.

- Làm việc siêng năng, chăm chỉ: Hãy công hiến


hết mình vì công việc, như vậy chứng tỏ bạn tôn
trọng công việc mà bạn đang làm. Bạn làm việc
chăm chỉ không chỉ tốt cho doanh nghiệp mà còn tôt
cho chính bản thân bạn nữa.

- Giải quyết tốt vấn đề riêng của bạn: Mỗi cá nhân


đều có vấn đề riêng cả trong công việc cúng như
trong cuộc sống. Nếu là trong công việc thì bạn nên
cố gắng giải quyết vấn đề của mình không nên làm
ảnh hưởng tới người khác. Nếu đó là việc riêng trong
cuộc sống của bạn thì bạn không nên làm ảnh hưởng
tới công việc của mình. Nếu việc của bạn bạn không
tự giải quyết tốt thì hiệu quả công việc của bạn sẽ bị
giảm sút.

3- Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ


doanh nghiệp

a- Xây dựng thái độ an tâm công tác

Để xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh thì


đòi hỏi người lãnh đạo phải tạo cho cấp dưới của
mình cảm giác an toàn về tâm lí vì an toàn về tâm lý
mới giúp cho người lao động có động cơ thúc đẩy để
hoàn thành tốt công việc . Để có được thái độ an toàn
về tâm lí phụ thuộc rất lớn vào các mối quan hệ trong
nội bộ doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải tìm cách tạo
được một môi trường làm việc bình đẳng, công minh,
không để cấp dưới bị ảnh hưởng bởi những ganh
ghét, đó kị, gièm pha…làm ảnh hưởng tới hiệu quả
công việc. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh
nghiệp mà không tốt sẽ làm cho người lao động thấy
chán nản, mệt mỏi mỗi khi đi làm như vậy hiệu quả
công việc sẽ bị giảm sút.

b- Mang lại hiệu quả công việc cao

Ngoài ra, trong suốt quá trình làm việc, nhà lãnh đạo
phải không ngừng động viên nhân viên của mình để
nhân viên có được động lực thúc đẩy việc hoàn thành
tốt nhất công việc được giao phó. Động cơ thúc đẩy
là một phản ứng nối tiếp nhau: Khi nhu cầu biến
thành mong muốn, nó sẽ là nguyên nhân tạo ra sự
thôi thúc, từ đó sẽ dẫn tới hành động và cuối cùng sẽ
đáp ứng được sự thỏa mãn.Nhà lãnh đạo cần phải
biết sử dụng linh hoạt cuỗi động cơ thúc đẩy để tạo
cho nhân viên của mình nỗ lực cao nhất nhằm hoàn
thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

c- Tạo hứng khởi làm việc trong toàn dồng nghiệp


Tinh thần làm việc của nhân viên là quyết định sự
thành công của mỗi công ty. Người lao động đi làm
trước tiên là muốn tìm cho mình một công việc có
mức lương hợp lý và sau đó là có môi trường làm việc
tốt. Khi nhu cầu về tiền lương đã được đáp ứng thì họ
muốn được đáp ứng về mặt tinh thần. Vì vậy, đòi hỏi
nhà lãnh đạo phải luôn luôn hiểu nhân viên của mình
đang mong muốn điều gì để có thể kịp thời động
viên, khích lệ, biết kết hợp cả về vật chất lẫn tinh
thần từ đó tạo cho nhân viên cảm giác được tôn trọng
và họ sẽ cố gắng nỗ lực hết mình vì mục tiêu chung
của doanh nghiệp.

d- Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác

Người đi với mình đến cuối con đường là người


bạn đồng hành tốt nhất. Nhưng các nhà lãnh đạo
không thể để đến cuối con đường rồi thì mới biết
được ai là người đồng hành với mình tốt nhất. Nhà
lãnh đạo phải là người làm cho những người đông
hành không tốt nhất trở thành tốt nhất.Tức là, nhà
lãnh đạo cần phải làm cho nhân viên có một thái độ
thiện chí và có cùng phản ứng tích cực trước các vấn
đề nảy sinh cần được giải quyết khi doanh nghiệp
đang hoạt động. Điều này không có nghĩa là các cá
nhân trong doanh nghiệp cùng phải có quan điểm,
thái độ như nhau trong cùng một tình huống phát
sinh mà quan trong ở chỗ là các thành viên trong
doanh nghiệp phải nắm tay nhau cùng đồng long nỗ
lực đưa doanh nghiệp của mình hoàn thành tốt mục
tiêu.

e- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc


riêng.

Mỗi cá nhân khi tham gia vào tổ chức thì đều


phải dựa vào nhau để tồn tại.Cấp trên phải dựa vào
cấp dưới thì mới hoàn thành được mục tiêu công
việc.cấp dưới phải phụ thuộc vào cấp trên thì mới có
đươc định hướng làm việc, đồng nghiệp phải dựa vào
nhau để hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, văn hóa
ứng xử trong nội bộ công ty tốt sẽ góp phần tạo nên
bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
phát triển tốt, giữ chân được người tài.Nếu doanh
nghiệp trả lương cho công nhân thấp hơn một chút so
với doanh nghiệp đối thủ nhưng lại tạo cho họ một
môi trường làm việc tốt, thoải mái thì họ sẽ tự đông
gắn bó với doanh nghiêp.

I- Văn hóa ứng xử trong nội bộ Tập Đoàn EVN

1- Giới thiệu về tập đoàn EVN

- EVN được thành lập từ năm 2006 theo quyết


định số 48/2006/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ.
EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh
doanh điện năng, viễn thong công cộng và cơ khí
điện lực là ngành nghề kinh doanh chính.

- Giá trị cốt lõi:EVN đã mời PGS TS Nguyễn Mạnh Quân -


Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, tư vấn thẩm định tài liệu Văn hóa EVN và xác định 5
giá trị cốt lõi:

1. Triết lý hành động: Quản lý bằng giá trị


2. Phương châm quan hệ với khách hàng, đối tác, cộng đồng, chính
phủ: Quản lý bằng lời hứa
3. Phương châm quan hệ với người lao động, đồng nghiệp, chủ sở
hữu: Quản lý bằng sự cam kết
4. Phương châm “tự quản lý”: Quản lý bằng sự tử tế
5. Phương châm điều hành tổ chức: Quản lý bằng nề nếp

- Tầm nhìn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là


tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng
tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong
nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Sứ mệnh:Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của
khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt
hơn.

- Khẩu hiệu: EVN thắp sáng niềm tin.

- Ngành điện mặc dù bị coi là một ngành độc


quyền nhưng với vị trí thiết yếu của đời sống xã hội,
với vai trò là động lực phát triển kinh tế-xã hội đất
nước, ngành điện cũng không quên xây dựng cho
mình những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực đạo đức
và những cam kết về Văn hóa mà Ngành điện mong
muốn có được nhằm “thắp sáng niềm tin” của Đảng,
của Nhân dân và toàn xã hội.

2- Văn hóa ứng xử trong nội bộ EVN

Văn hoá ứng xử trong cơ quan nhà nước nói


chung và trong ngành Điện nói riêng tuy là một bộ
phận trong văn hoá ứng xử xã hội nhưng nó lại là một
bộ phận rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến sự vận
hành của nền hành chính quốc gia, ảnh hưởng đến
niềm tin nhân dân với bộ máy nhà nước nói chung và
ngành Điện nói riêng. Hiện nay, EVN đang tích cực
xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp, trong
đó có văn hoá ứng xử giữa CBCNV với nhân dân, giữa
cấp trên với cấp dưới trong toàn Tập đoàn Điện lực
Việt Nam; nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh
chu, quy củ; hoạt động kinh doanh có hiệu quả, củng
cố niềm tin trong nhân dân.

Với khẩu hiệu: Gia đình EVN: Trên thuận,


dưới hoà”

a- Văn hóa giao tiếp

- Trang phục gọn gàng, lịch sự và theo đúng quy


định.
- Luôn lịch thiệp và đúng mực trong giao tiếp
(chào hỏi, bắt tay, nói chuyện…) phù hợp với thứ bậc,
văn hóa từng vùng.

- Luôn xử sự xuất phát từ nguyên tắc lấy con


người làm gốc.

- Luôn đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn


trọng lẫn nhau, sống có tình nghĩa; tôn trọng và
không vi phạm các bí mật riêng tư không liên quan
đến công việc; đoàn kết, hợp tác trên mọi phương
diện.

b- Văn hóa công việc

- Mọi hành động, mọi lời nói và văn bản phải được
thực hiện theo nguyên tắc trước tiên tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật, của EVN và của đơn vị.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân, không trốn tránh,
đối phó, đổ thừa, quanh co hay đùn đẩy trách nhiệm
cho người khác.
- Toàn tâm toàn ý trong công việc, thực hiện hết
trách nhiệm được giao, đảm bảo hoàn thành công
việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Luôn hợp tác, chia sẻ kiến thức, thông tin để giải
quyết công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất,
vì lợi ích chung của EVN và vì sự phát triển chung của
đất nước.
- Luôn có ý thức giữ gìn nơi làm việc xanh sạch
đẹp, bảo vệ và sử dụng tài sản của cơ quan như của
chính mình, có ý thức bảo vệ các lợi ích chung.
- Cấp trên tạo điều kiện để cấp dưới trình bày ý
tưởng của mình, tạo môi trường thoải mái, thuận lợi
để tranh luận, tôn trọng các ý kiến cá nhân và chịu
trách nhiệm về những quyết định của mình.
- Cấp dưới có quyền tranh luận, thảo luận đưa ra
các ý tưởng để thực hiện tốt công việc nhưng một khi
quyết định đã được cấp trên đưa ra thì phải tuyệt đối
tuân thủ.
c- Cam kết với người lao động
“Người lao động là tài sản quý giá nhất”
- Luôn đảm bảo ổn định việc làm và đời sống của
người lao động, đảm bảo rằng mọi người sẽ được
quan tâm chăm sóc đầy đủ các quyền lợi về vật chất
và tinh thần theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo xây dựng các chế độ đãi ngộ công
bằng, minh bạch.
- Luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao
động rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng để phát
triển. Khuyến khích, đề cao các ý tưởng sáng tạo và
tạo điều kiện tối đa để các ý tưởng sáng tạo được áp
dụng vào thực tiễn.
- Mọi người phải được đánh giá đúng và được lắng
nghe; thành tích phải được đánh giá đúng, kịp thời,
công bằng và công khai
d- Thực thi Văn hóa
- Coi đội ngũ CBCNV là nguồn tài sản quý, là
nguồn lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tập đoàn phát
triển, EVN đang tích cực xây dựng và triển khai văn
hóa doanh nghiệp. Trong đó chú trọng văn hoá ứng
xử giữa CBCNV với khách hàng, giữa cấp trên với cấp
dưới ; nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu,
quy củ; hoạt động kinh doanh có hiệu quả, củng cố
niềm tin người tiêu dùng.

- Trong tập đoàn, các hoạt động thi đua, khen


thưởng với tiêu chí khen đúng mức, đúng đối tượng
được đẩy mạnh giúp EVN nhân rộng được điển hình.
Phong trào "Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp
lý hóa sản xuất" đã thu được hàng ngàn sáng kiến
được áp dụng vào sản xuất, làm lợi hàng chục tỷ
đồng.

- Các hoạt động văn hóa như hội thi Văn hóa
Doanh nghiệp trong nữ CBCNVLĐ, “EVN vòng tay
nhân ái” giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong
tập đoàn... thường xuyên được tổ chức.

- Các khoá tập huấn thường được tiến hành trong


2 ngày, kết hợp giữa nội dung về VHDN và thương
hiệu. Đây là một điểm độc đáo của chương trình tập
huấn của EVN. Nhiều đơn vị đã có những “sản phẩm”
về VHDN ngay sau khi được tập huấn. Đó là những tài
liệu về VHDN, quy tắc ứng xử về VHDN của đơn vị, ví
dụ như Công ty Cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm
Thuận - Đa Mi, Tổng công ty Điện lực miền Trung,
Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1…
- Chuyên mục Văn hóa EVN trên trang thông tin
điện tử của Tập đoàn đã trở thành một địa chỉ truy
cập quen thuộc. Tạp chí Điện lực cũng dành những
chương mục riêng với những bài viết đăng thường kỳ
về VHDN, với nhiều nội dung phong phú, từ những bài
viết mang tính lý luận, hướng dẫn thực hành, đến giới
thiệu điển hình, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn
- Mặc dù kết quả đạt được là rất đáng phấn khởi, nhưng các
hoạt động triển khai VHDN ở Tập đoàn và các đơn vị dường như
vẫn chưa thực sự căn bản. Việc thiếu vắng một kế hoạch dài hạn,
hình thức còn đơn điệu (mới dừng lại ở các hoạt động tập huấn,
biên soạn tài liệu về VHDN…). Tổ công tác về VHDN ở nhiều đơn
vị đã được thành lập, nhưng chưa phát huy vai trò thực sự. Một
trong những lý do quan trọng là các đơn vị còn khá lúng túng khi
tiếp cận với một chủ đề rất mới là VHDN
 Văn hóa EVN vừa là sức mạnh tinh thần thúc
đẩy người lao động tiếp tục xây dựng và phát triển
doanh nghiệp bền vững, vừa là công cụ điều chỉnh
hành vi ứng xử của mỗi cá nhân…".
- Mặc dù, trong thời gian qua ngành Điện đã có
nhiều đổi mới trên mọi lĩnh vực, nhưng một bộ phận
dù là rất nhỏ CBCNV vẫn còn tư tưởng độc quyền,
hách dịch, vòi vĩnh khách hàng, làm mất lòng tin của
nhân dân, làm ảnh hưởng đến môi trường “Văn hoá
doanh nghiệp EVN”. Một bộ phận CBCNV đối với cấp
trên thì xun xoe bợ đỡ, đối với dưới thì hống hách,
cửa quyền. Tin rằng, khi guồng máy văn hóa doanh
nghiệp EVN trơn tru với những quy tắc chuẩn mực, thì
những “con sâu làm rầu nồi canh” này sẽ bị bắn ra
ngoài quỹ đạo.
 Tóm lại, Văn hoá ứng xử có vai trò quan trọng
trong việc hình thành nhân cách con người, đồng thời
cũng cần được đặc biệt chú ý trong quá trình xây
dựng Văn hóa doanh nghiệp EVN

Вам также может понравиться