Вы находитесь на странице: 1из 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC


PHẦN
MẠNG KHÔNG DÂY VÀ DI ĐỘNG
Đề tài: PHÂN TÍCH TÍN HIỆU
ĐIỀU CHẾT SỐ 8PSK VÀ MÔ PHỎNG MATLAB

Sinh viên thực hiện: LƯU QUANG THẮNG


Mã sinh Viên: 19810310308
Giáo viên hướng dẫn: TRẦN VĂN NGHĨA
Lớp: D14CNPM5
Khoa: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Khóa: 2019 – 2024

Hà Nội, tháng 04 năm 2022

PHIẾU CHẤM ĐIỂM


Sinh viên thực hiện:
Họ và tên Chữ ký Ghi chú

Lưu Quang Thắng


Giảng viên chấm:

Họ và tên Chữ ký Ghi chú

Giảng viên chấm 1:

Giảng viên chấm 2:


MỤC LỤC

PHIẾU CHẤM ĐIỂM.....................................................................................1


LỜI CẢM ƠN.................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐIỀU CHẾ 8PSK..................................3
I. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................3
1. Khái quát về công nghệ mạng không dây........................................3
2. Bộ phát 8-PSK..................................................................................3
3. Bộ phát 8-PSK....................................................................................3
II. Điều chế...............................................................................................3
1. Khái niệm.........................................................................................3
2. Phương pháp điều chế dịch pha PSK...............................................3
CHƯƠNG 2: CODE MÔ PHỎNG BẰNG MATLAB...................................6
1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................6
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Công nghệ thông
tin, trường Đại học Điện Lực, đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Để có thể hoàn thành báo cáo đề tài “Phân tích tín hiệu điều chế số 8PSK và
mô phỏng matlab.”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy đã truyền đạt,
giảngTrần Văn Nghĩa dạy cho chúng em những kiến thức, những kinh nghiệm quý
báu trong thời gian học tập và rèn luyện, tận tình hướng dẫn chúng em trong quá
trình làm báo cáo này.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý bàu để
nhóm em có thể hoàn thành báo cáo tốt hơn.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo này chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy và toàn thể các bạn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng
góp quý báu của tất cả mọi người.

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trải nghiệm hòa nhập trên thiết bị di động là một trải nghiệm mới ngày càng
trở nên phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Cùng với đó là sự bùng nổ của IoT
và thiết bị di động, mạng của bạn không chỉ cần phải an toàn mà còn phải nhanh và
đáng tin cậy. Với các điểm truy cập và bộ kiểm soát không dây hỗ trợ tiêu chuẩn
Wi-Fi 6 (802.11ax), Cisco cung cấp một kiến trúc dựa trên mục đích nhằm đáp ứng
kỳ vọng và quy mô phát triển nhu cầu kinh doanh của khách hàng.
Hiện nay, có thể nói internet là không thể thiếu đối với mỗi gia đình chúng
ta. Mạng không dây là gì ? Mạng không dây là mạng kết nối các thiết bị có khả
năng thu phát sóng (như máy vi tính có gắn Adapter buy modafinil không dây,
PDA,…) lại với nhau. Không sử dụng dây dẫn mà sử dụng song vô tuyến được
truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát sóng.

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐIỀU CHẾ 8PSK

I. Cơ sở lý thuyết

8-PSK là một dạng điều chế có mức M=8 nên có 8 khả năng pha ở đầu ra.
Do đó, 1 trong 8 pha tùy thuộc trạng thái của tổ hợp 3 bit đầu vào.
1. Khái quát về công nghệ mạng không dây
1.1 Mạng không dây
Mạng không dây là mạng điện thoại hoặc mạng máy tính sử dụng sóng
radio làm sóng truyền dẫn hay tầng vật lý.
Một mạng không dây là một mạng máy tính sử dụng các kết nối dữ liệu
không dây giữa các nút mạng. Mạng không dây được ưa thích bởi các hộ gia đình,
các doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh vừa và lớn có nhu cầu kết
nối internet nhưng không thông qua quá nhiều cáp chuyển đổi. Các mạng không
dây được quản lý bởi hệ thống truyền thông vô tuyến của các nhà mạng. Những hệ
thống này thường được đặt tập trung hoặc rời rạc tại những cơ sở lưu trữ của các
nhà mạng. Cấu trúc mạng thường được sử dụng là cấu trúc OSI.
Những ví dụ điển hình về mạng không dây là: mạng wifi, mạng 3G, mạng
điện thoại di động, mạng bluetooth, mạng nội bộ không dây (WLAN), mạng cảm
biến không dây, mạng truyền thông vệ tinh và mạng sóng mặt đất.

1.2  Phân loại mạng không dây

- Theo giao thức báo hiệu: Có/không sử dụng giao thức báo hiệu.
- Theo vùng phủ sóng thì mạng được chia làm 4 loại chính: WLAN, WPAN,
WWAN và WMAN.
+ WLAN (Wireless Local Area Network): khoảng liên lạc 100m đến 500m;
tốc độ truyền dữ liệu từ 1Mbps đến 54Mbps; Mạng này sử dụng chuẩn Wi-fi.
+ WPAN (Wireless personal area network): vùng phủ sóng 10m; Một số các
thiết bị được kết nối như: máy tính kết nối tai nghe, máy in, bàn phím, chuột,...
Công nghệ được sử dụng: Wibree, Bluetooth, UWB,...

3
+ WMAN (Wireless metropolitan area network): Triển khai trên diện rộng,
tầm phủ sóng từ 2 đến 10km, tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 75Mbps; Công nghệ
được sử dụng nhiều nhất là WiMAX.
+ WWAN (Wireless Wide Area Network): Kết nối các LAN với nhau bằng
cách gộp nhiều kênh lại và truyền trên một liên kết.
2. Bộ phát 8-PSK
Mạch chia bit tổ hợp 3 bit theo 3 kênh khác nhau. Các bit a và b theo kênh I
và Q xác định cực tính của tín hiệu ra ở mạch biến đổi từ 2 ra 4 mức, trong khi bit
c xác định biên độ của điện thế dc. Có 2 biên độ được dùng là 0,34V và 0,821V.
Khi a và b là bit I ngã ra mạch biến đổi có trị dương, ngược lại khi a và b là bit 0.
Biên độ của tín hiệu ra từ mạch của biến đổi luôn luôn khác nhau, bất cứ khi nào
một mạch nhận tín hiệu c để báo ra tín hiệu có biên độ 0,821(0,34) thì mạch kia
nhận tín hiệu đảo lại và cho ra tín hiệu có biên độ là 0,34(0,821). Vì 3 bit abc độc
lập với nhau nên +0,821(-0,821) và +0,34(-0,34) luôn luôn là 4 giá trị cos thể có ở
các ngã ra các mạch biến đổi.
Ở kênh I mạch điều chế trên sóng mang ban đầu (không làm lệch pha) nên 4
giá trị ngã ra +0,821(-0,821) coswct và +0,34(-0,34) coswct trong khi đó ở ngã ra
Q đó là các giá trị +0,821(-0,821) coswct và +0,34(-0,34) coswct. Mạch tổng hợp
sẽ tổng hợp tín hiệu ra của 2 kênh để cho ra một tín hiệu duy nhất. Tùy theo cá tín
hiệu vào các tín hiệu ra sẽ có pha khác nhau.
Tín hiệu vào 8-PSK qua bộ lọc dải thông, đến bộ chia công suất theo kênh I
và Q, sau đó đến bộ tách sóng tích trên kênh I, kênh Q và mạch hồi phục sóng
mang. Nhiệm vụ của mạch hồi phục sóng mang là tái tạo sóng mang như ở phía
phát, Tín hiệu 8-PSK được trộn với sóng mang hồi phục trong bộ tách sóng tíc
kênh l với sóng mâng cầu phương (lệch 90 độ) trong bộ tách sóng tích kênh Q. Đầu
ra của các bộ tách sóng tích là tín hiệu PAM bốn mức. Bộ chuyển đổi A/D chuyển
đổi 4 mức tương tự thành 2 mức số. Đầu ra của bộ chuyển đổi A/D của kênh l là
các bít.

4
I và C. Đầu ra của bộ chuyển đổi A/D của kênh Q là các bit Q và C. Mạnh
logic Q/I/C chuyển đổi các cặp I/C và Q/C thành các bit nối tiếp I, Q và các C ở
đầu ra cuẩ dãy dữ liệu thu.
3. Bộ phát 8-PSK
Mạng WLAN sử dụng sóng điện từ truyền thông tin từ điểm này sang điểm
khác. Các sóng vô tuyến là các sóng mang vô tuyến. Thực hiện chức năng phân
phát năng lượng đơn giản tới máy thu ở xa.
Dữ liệu truyền được chồng lên trên sóng mang vô tuyến để nó được nhận lại
đúng ở máy thu. Đó là sự điều biến sóng mang theo thông tin được truyền.
Một khi dữ liệu được chồng lên trên sóng mang vô tuyến. Thì tín hiệu vô
tuyến chiếm nhiều hơn một tần số đơn. Vì tần số hoặc tốc độ truyền theo bit của
thông tin biến điệu được thêm vào sóng mang.
Nhiều sóng mang vô tuyến tồn tại trong cùng không gian tại cùng một thời
điểm. Để nhận dữ liệu, máy thu vô tuyến bắt sóng một tần số vô tuyến xác định.
Trong một cấu hình mạng WLAN tiêu biểu. Một thiết bị thu phát, được gọi
một điểm truy cập nối tới mạng nối dây từ một vị trí cố định. Sử dụng cáp Ethernet
chuẩn. Điểm truy cập nhận, lưu vào bộ nhớ đệm. Truyền dữ liệu giữa mạng
WLAN và cơ sở hạn tầng mạng nối dây.
Một điểm truy cập đơn hỗ trợ một nhóm nhỏ người sử dụng. Vận hành bên
trong một phạm vi vài mét tới hàng chục mét.
Điểm truy cập thông thường được gắn trên cao. Thực tế được gắn bất cứ nơi
đâu miễn là khoảng vô tuyến cần thu được.
Các người dùng đầu cuối truy cập mạng WLAN thông qua các card giao tiếp
mạng WLAN mà được thực hiện như các card PC trong các máy tính để bàn, các
thiết bị tích hợp hoàn toàn bên trong các máy tính cầm tay.
Các card giao tiếp mạng WLAN cung cấp một giao diện giữa hệ điều hành
mạng (NOS) và sóng trời (qua một anten).
Bản chất của kết nối không dây là trong suốt với NOS.
Ưu điểm của mạng không dây

5
 Độ tin tưởng caotrong kết nối mạng của các doanh nghiệp. Sự tăng
trưởng mạnh mẻ internet, dịch vụ trực tuyến.
 Truy cập thông tin mà không cần kiếm chổ để cắm, các nhà quản lý
mạng thiết lập. Bổ sung mạng mà không cần lắp đặt, di chuyển dây
nối.
 Khả năng lưu động cải thiện hiệu suất và dịch vụ.
 Đơn giản, linh hoạt và tốc độ nhanh trong cài đặt.
 Giảm bớt giá thành sở hữu.
 Phục vụ tốt hơn, tiện nghi và có lợi thế về chi phí hơn
 Khả năng lưu động hỗ trợ các cơ hội về hiệu suất và dịch vụ mà mạng
có dây không thể thực hiện được
 Cài đặt hệ thống mạng khá nhanh và dễ dàng, giảm bớt việc phải kéo
dây qua các vị trí khó khăn
 Cấu hình mạng của hệ thống mạng không dây dễ thay đổi từ các mạng
độc lập phù hợp với số nhỏ người
 dùng đến các mạng cơ sở hạ tầng với hàng nghìn người sử dụng trong
một vùng rộng lớn.
 Tính mở rộng dễ dàng có thể đáp ứng tức thì khi có sự gia tăng lớn về
số lượng truy cập
 Độ tin tưởng cao trong việc chia sẻ dữ liệu và tài nguyên; người dùng
truy cập thông tin dùng chung mà không tìm kiếm chỗ để cắm vào, và
các nhà quản lý mạng thiết lập hoặc bổ sung mạng mà không lắp đặt
hoặc di chuyển dây nối
 Phục vụ tốt hơn, tiện nghi và có lợi thế về chi phí hơn
 Khả năng lưu động hỗ trợ các cơ hội về hiệu suất và dịch vụ mà mạng
có dây không thể thực hiện được
 Cài đặt hệ thống mạng khá nhanh và dễ dàng, giảm bớt việc phải kéo
dây qua các vị trí khó khăn

6
 Cấu hình mạng của hệ thống mạng không dây dễ thay đổi từ các mạng
độc lập phù hợp với số nhỏ người
 dùng đến các mạng cơ sở hạ tầng với hàng nghìn người sử dụng trong
một vùng rộng lớn.
 Tính mở rộng dễ dàng có thể đáp ứng tức thì khi có sự gia tăng lớn về
số lượng truy cập
Nhược điểm của mạng không dây
 Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị
tấn công rất cao.
 Phạm vi: Trong phạm vi nhất định (vài chục mét).
 Độ tin cậy: Dễ bị nhiễu, tín hiệu giảm do tác dộng của các thiết bị
khác.
 Tốc độ: Tốc độ mạng không dây rất chậm so với mạng dùng cáp.
 Vấn đề bảo mật:
 Tốc độ mạng. Có thể lên tới 600Mbps nhưng vẫn chậm hơn nhiều so
với các mạng cáp thông thường.
 Bị tác động rất lớn bởi yếu tố thời tiết, các vật chắn và bị tác động bởi
ảnh hưởng của các thiết bị khác
 Phạm vi hoạt động còn hạn chế, thườngcó thể hoạt động ở phạm vi tối
đa 150m.
 Bị nhiễu hay suy giảm..

II. Điều chế


1. Khái niệm
Khi muốn truyền đi xa, cần phải chuyển đổi phổ tần của tín hiệu cần truyền
đến một vùng phổ tần khác bằng cách dùng một sóng mang để chuyên chở tín hiệu
cần truyền đi và quá trình này gọi là điều chế; mục đích của việc làm này là chọn
một phổ tần thích hợp cho việc truyền thông tin, với các tần số sóng mang khác

7
nhau người ta có thể truyền nhiều tín hiệu có cùng phổ tần trên các kênh truyền
khác nhau của cùng một đường truyền. Quá trình biến đổi dữ liệu số thành tín hiệu
tương tự nhờ các phương pháp điều chế thích hợp sẽ được xem xét trong mục này.
Điều chế được thực hiện bằng cách gắn tin tức lên một tải tin (sóng mang)
có tần số phù hợp với môi trường truyền. Tải tin (sóng mang) là sóng hình sin với
3 tham số có thể thay đổi được theo quy luật của tín hiệu là biên độ, tần số và góc
pha.
Có các phương pháp điều chế cơ bản khác nhau là:
 Điều chế dịch pha (Phase Shift Keying-PSK)
 Điều chế dịch biên (Amplitude Shift Keying – ASK)
 Điều chế dịch tần (Frequency Shift Keying-FSK)
 Điều chế kết hợp của các tham số đó (Quard Amplitude Modulation –
QAM)

2. Phương pháp điều chế dịch pha PSK


Trong phương thức PSK, tham số của sóng mang bị điều chế là pha. Tương
ứng với các logic khác nhau là các pha khác nhau.

Với điều chế hai pha (BPSK), các pha này sẽ khác nhau một lượng là 2π/2 =
π, nếu một góc là 0 thì góc kia sẽ là π. Tín hiệu như vậy được biểu diễn một cách
thuận lợi hơn qua giá trị biên độ và góc pha trong tọa độ cực hình sau.

8
Về biểu thức,tín hiệu điều chế pha nhị phân BPSK được biểu diễn:
fPSK(t) = A.Cos[ω0t + s(t).π] = ± A.Cos(ω0t) (s(t) nhận giá trị 0 hay 1)
Mạch điều chế được thực hiện bằng cách nhân sóng mang A.Cos(ω0t) với
tín hiệu số dạng lưỡng cực s(t). Bộ điều chế mạch vòng là một ví dụ cho mạch
nhân như vậy.
Việc tách sóng ở đầu thu tưởng chừng đơn giản, tín hiệu thu sau khi nhân
với sóng mang được hồi phục
± A. Cos (ω0t).Cos (ω0t) = ±A.(1/2 +1/2.Cos2ω0t)
sẽ đi qua mạch lọc tần số thấp để loại bỏ thành phần tần số cao 2ω0t, vì vậy
đưa ra tín hiệu số dạng lưỡng cực ± thích hợp.
Song khó khăn ở đây là đòi hỏi sự đồng bộ chặt chẽ, đầu thu phải có sóng
mang ω0t đúng như bên phát. Nếu có sự sai lạc so với sóng mang gốc, ví dụ là (ω0
+ Δω), thì:
± A.Cos (ω0t).Cos (ω0t + Δω)t = ±A.[CosΔωt + Cos(2ω0t + Δωt)]/2
Khi này đầu thu sẽ đưa ra tín hiệu = ± A/2.CosΔωt thay đổi trong dải từ -1
đến +1, thậm chí có lúc triệt tiêu, không theo quy luật của tín hiệu số lưỡng cực
bên phát.
Bộ tách sóng bên thu đòi hỏi có sóng mang đồng bộ hoàn toàn với bên phát
như vậy gọi là tách sóng Coherent (tách sóng hợp nhất). Đây là nhược điểm chủ
yếu của điều chế dịch pha PSK.
Bù lại, PSK cho ta hiệu quả cao, tính chống nhiễu tốt vì vậy có thể truyền số
liệu với tốc độ cao. Như quan sát trên hình trên, phần trái của mặt phẳng tương ứng
với logic 1, phần phải ứng với logic 0. Tạp âm và nhiễu loạn trên đường truyền dù
có xẩy ra, nhưng chừng nào chưa đủ lớn để dời điểm thu từ nửa mặt phẳng này
sang mặt phẳng khác, thì chưa gây được sai lỗi cho hệ thống PSK 2 pha.

9
Ngoài ra, nhằm loại bỏ sự phức tạp khi phải tách sóng, người ta còn thường
dùng phương thức điều chế pha tương đối DPSK.
Dữ liệu vào không trực tiếp đưa đi điều chế, mà được biến đổi (mã hóa)
bằng cách so sánh với bít vừa mã hóa trước đó nhờ mạch hoặc tuyệt đối âm và
khối trễ với thời gian giữ chậm đúng bằng thời gian tồn tại của 1 bít. Dẫy sau mã
hóa được đưa đi điều chế PSK. Tại đầu thu, ta chỉ cần dùng bộ so pha thông
thường, do góc lệch pha của mỗi chu kỳ tín hiệu của tải tin là góc pha tương đối so
với chu kỳ ngay sát trước, chứ không phải là độ lệch pha tuyệt đối so với một pha
sóng mang chuẩn như trường hợp PSK.
DPSK không cần đồng bộ như PSK, vì vậy, modem DPSK là một giải pháp
tốt, hiệu qủa và kinh tế cho việc truyền dữ liệu trên đường thoại analog với tốc độ
trung bình. Trong thực tế, tốc độ phổ biến cho modem DPSK là 2400, 1200 bit/s.
Các loại PSK:

 BPSK - Khóa dịch chuyển pha nhị phân


 QPSK - Phím dịch chuyển pha vuông góc
 Một số dạng PSK khác:
- Pha-Shift-Keying (PSK)
- Binary-Phase-Shift-Keying (BPSK)
- Cầu phương-Pha-Shift-Keying (QPSK)
- Chênh lệch-Cầu phương-Pha-Shift-Keying (O-QPSK)
- 8 Point-Phase-Shift-Keying (8 PSK)
- 16 Point-Phase-Shift-Keying (16 PSK)

10
CHƯƠNG 2: CODE MÔ PHỎNG BẰNG MATLAB

1. Cơ sở lý thuyết

11

Вам также может понравиться